Phú Phong (thị trấn)

Phú Phong
Thị trấn
Thị trấn Phú Phong
Tượng đài vua Quang Trung ở thị trấn Phú Phong
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngDuyên hải Nam Trung Bộ
TỉnhBình Định
HuyệnTây Sơn
Trụ sở UBNDĐường Trần Quang Diệu
Thành lập1979[1]
Loại đô thịLoại IV
Năm công nhận2015[2]
Địa lý
Tọa độ: 13°54′37″B 108°55′22″Đ / 13,910295°B 108,922656°Đ / 13.910295; 108.922656
Phú Phong trên bản đồ Việt Nam
Phú Phong
Phú Phong
Vị trí thị trấn Phú Phong trên bản đồ Việt Nam
Diện tích11,57 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng45.812 người
Mật độ3.960 người/km²
Khác
Mã hành chính21808[3]

Phú Phongthị trấn huyện lỵ của huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Khu vực thị trấn Phú Phong nhìn từ trên cao

Thị trấn Phú Phong nằm ở trung tâm huyện Tây Sơn, cách thành phố Quy Nhơn 42 km về phía tây bắc, có vị trí địa lý:

Thị trấn có diện tích 11,57 km², dân số năm 2019 là 45.812 người[4], mật độ dân số đạt 3.960 người/km².

Thị trấn Phú Phong nằm ở ngã ba sông Kôn và sông Phú Phong (còn được gọi là sông Kút), có Quốc lộ 19 và Quốc lộ 19B chạy qua trên địa bàn.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, Phú Phong là tên một thôn thuộc xã Bình Phú, huyện Tây Sơn (nay là hai xã Tây Phú và Tây Xuân).

Thị trấn Phú Phong được thành lập vào ngày 24 tháng 3 năm 1979 trên cơ sở tách thôn Phú Phong thuộc xã Bình Phú và thôn Kiên Mỹ thuộc xã Bình Thành.[1][5]

Ngày 15 tháng 11 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 143/2005/NĐ-CP[4]. Theo đó, sáp nhập 41,3 ha diện tích tự nhiên và 2.185 người của xã Tây Phú; 126,87 ha diện tích tự nhiên và 450 người của xã Tây Xuân; 161,25 ha diện tích tự nhiên và 1.662 người của xã Bình Thành; 449 ha diện tích tự nhiên và 2.871 người của xã Bình T­ường vào thị trấn Phú Phong.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị trấn Phú Phong có 1.157,42 ha diện tích tự nhiên và 20.812 người.

Ngày 25 tháng 6 năm 2015, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 748/QĐ-BXD công nhận thị trấn Phú Phong là đô thị loại IV.[2]

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Phú Phong được chia thành 10 khu phố: 1, 1A, 2, 3, 4, 5, Hòa Lạc, Phú Văn, Phú Xuân, Thuận Nghĩa.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]
Tập tin:PhuPhong downtown.jpg
Khu vực trung tâm thị trấn Phú Phong. Dưới ảnh là bệnh viện đa khoa, sân vận động, trung tâm thương mại, công viên, trụ sở UBND thị trấn và sông Kôn ở mạn phải.
Một con phố ở thị trấn Phú Phong

Hiện nay, khu vực nội ô của thị trấn Phú Phong có nhiều con đường được mở ra và mang tên các danh nhân của nhà Tây Sơn và của Việt Nam qua các thời kỳ như: Nguyễn Huệ, Bùi Thị Xuân, Mai Xuân Thưởng, Võ Văn Dõng, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Trần Quang Diệu, Võ Xán, Đống Đa, Ngọc Hồi, Phan Đình Phùng, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Lê Văn Duyệt, Đô Đốc Long, Đô Đốc Bảo, Trần Trọng Kim...

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]
Tượng đài Quang Trung nằm trong Bảo tàng Quang Trung

Trên địa bàn thị trấn và một số khu vực lân cận ngày nay sở hữu những địa danh du lịch nổi tiếng của Bình Định nhưng chưa được khai thác đúng tiềm năng như Bảo tàng Quang Trung, Đập Văn Phong, khu du lịch sinh thái Hầm Hô (thượng nguồn của sông Phú Phong hay sông Kút), Bảo Sơn Thiên Ấn (Đàn Kính thiên), Tháp chăm Dương Long...

Thị trấn Phú Phong có trường THPT Quang Trung là trường trung học lâu đời ở tỉnh Bình Định. Có bệnh viên đa khoa cấp khu vực Phú Phong.

Tương lai khi huyện Tây Sơn được nâng cấp thành thị xã, thì thị trấn phú phong sẽ là phường trung tâm, tiếp tục giữ vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của khu vực Tây Nam tỉnh Bình Định.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Quyết định 127-CP năm 1979 về việc điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn thuộc tỉnh Nghĩa Bình”.
  2. ^ a b “Quyết định số 748/QĐ-BXD năm 2015 về việc công nhận thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định là đô thị loại IV do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành”.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ a b “Nghị định số 143/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Vĩnh Thạnh, mở rộng thị trấn Phú Phong thuộc huyện Tây Sơn và mở rộng thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”.
  5. ^ “Thị trấn Phú Phong trên đường đổi mới”. Báo điện tử Bình Định. 22 tháng 12 năm 2004.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Rien (Từ điển, Bính âm: Lián), còn được gọi là biệt danh Fugen Jōtei (Từ điển, Nghĩa đen: Shangdi Samantabhadra), là một Sennin cấp Tensen, người từng là người cai trị thực sự của Kotaku, tổ tiên của Tensens, và là người lãnh đạo của Lord Tensen.
Phân tích: có nên build Xiangling hay không?
Phân tích: có nên build Xiangling hay không?
Ai cũng biết rằng những ngày đầu ghi game ra mắt, banner đầu tiên là banner Venti có rate up nhân vật Xiangling
Yuki Tsukumo có thể đấm bay thực tại?
Yuki Tsukumo có thể đấm bay thực tại?
Tìm hiểu về “sunyata” hay “Hư không” dựa trên khái niệm cơ bản nhất thay vì khai thác những yếu tố ngoại cảnh khác ( ví dụ như hiện tượng, tôn giáo, tâm thần học và thiền định)
Nhân vật Lộng Ngọc - Thiên Hành Cửu Ca
Nhân vật Lộng Ngọc - Thiên Hành Cửu Ca
Nàng, tên gọi Lộng Ngọc, là đệ nhất cầm cơ của Hàn quốc, thanh lệ thoát tục, hoa dung thướt tha, thu thủy gợi tình