Tây Sơn
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Tây Sơn | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Duyên hải Nam Trung Bộ | ||
Tỉnh | Bình Định | ||
Huyện lỵ | thị trấn Phú Phong | ||
Trụ sở UBND | 59 Phan Đình Phùng, thị trấn Phú Phong | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 14 xã | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Phan Chí Hùng | ||
Chủ tịch HĐND | Nguyễn Văn Danh | ||
Bí thư Huyện ủy | Lê Bình Thanh | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 13°54′36″B 108°55′21″Đ / 13,910135°B 108,922555°Đ | |||
| |||
Diện tích | 692,96 km² | ||
Dân số | |||
Tổng cộng | 176.600 người | ||
Mật độ | 255 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, Bana... | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 547[1] | ||
Biển số xe | 77-H1 | ||
Số điện thoại | 0256 388 0761 | ||
Số fax | 0256 388 0993 | ||
Website | tayson | ||
Tây Sơn là một huyện nằm ở phía tây nam tỉnh Bình Định, Việt Nam.
Đây là một vùng địa lý quan trọng ở khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, nơi tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển miền trung có cảng Quy Nhơn và QL19 với khu vực Tây Nguyên rộng lớn, nhiều tiềm năng. Là một huyện phát triển năng động và là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội phía Tây tỉnh Bình Định. Tây Sơn (Bình Khê) ngày xưa là nơi phát tích cuộc khởi nghĩa nông dân của 3 anh em nhà Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) đã góp phần trong công cuộc thống nhất đất nước sau gần 200 năm chia cắt dưới thời Trịnh - Nguyễn, cũng như chống lại quân xâm lược Xiêm La ở phía Nam và quân Mãn Thanh ở phương Bắc.
Huyện Tây Sơn nằm ở phía tây của tỉnh Bình Định, là nơi bắt đầu của một khu vực đồng bằng rộng lớn trên lưu vực sông Kôn và sông Hà Thanh, không giáp biển, có vị trí địa lý:
Huyện Tây Sơn có diện tích tự nhiên là 692,96 km², dân số 176.600 người.
Khí hậu của huyện thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa chủ đạo là mùa khô từ tháng 3 đến tháng 10 và mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 2. Mùa mưa ở đây thường kèm theo thời tiết lạnh và độ ẩm cao, ngược lại mùa khô thường có nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp kỷ lục ở đây từng được ghi nhận là 13 °C và cao nhất là 39 °C.
Sông Côn chảy qua địa bàn huyện theo hướng Đông Nam, từ huyện Vĩnh Thạnh tới thị xã An Nhơn. Huyện lỵ là thị trấn Phú Phong, nằm trên bờ sông Kôn, cách thành phố Quy Nhơn 40 km, cách sân bay Phù Cát 20 km, và có quốc lộ 19 đi qua. Đèo An Khê, trên quốc lộ 19 cũng là ranh giới giữa Tây Sơn với thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.
Huyện Tây Sơn có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phú Phong (huyện lỵ) và 14 xã: Bình Hòa, Bình Nghi, Bình Thành, Bình Tường, Bình Tân, Bình Thuận, Tây An, Tây Bình, Tây Giang, Tây Phú, Tây Thuận, Tây Vinh, Tây Xuân, Vĩnh An.
Tây Sơn xưa kia là vùng đất thuộc huyện Tượng Lâm, địa bàn cư trú của người Chăm, thuộc vương quốc Chămpa cổ. Năm 1471, sau các cuộc chinh phạt Chăm Pa dưới sự dẫn dắt của vua Lê Thánh Tông vào đến khu vực đèo Cù Mông bây giờ, nhà Lê lập phủ Hoài Nhân (tức Hoài Nhơn) gồm ba huyện Bồng Sơn, Phù Ly, Tuy Viễn thuộc Thừa tuyên Quảng Nam. Bình Khê thuộc huyện Tuy Viễn.
Năm 1602, Chúa Nguyễn Hoàng đổi tên phủ Hoài Nhân thành phủ Quy Nhân (Quy Nhơn). Sau nhiều lần đổi tên, năm 1832 nhà Nguyễn đổi tên phủ Hoài Nhơn (cũng là phủ Quy Nhơn) thành tỉnh Bình Định. Qua các lần đổi tên này (phủ, dinh, trấn, tỉnh) Bình Khê vẫn thuộc huyện Tuy Viễn. Tháng 5 năm 1877, sau khi di dân khai phá, lập thêm 28 làng phía tây và đông sông Ba, Nhà Nguyễn thành lập ba tổng Thuận Đức, Tân Phong và An Khê thuộc Nha Kinh lý An Khê.
Tháng 9 năm 1888, Nhà Nguyễn cắt 18 làng thuộc hai tổng Phú Phong và Mỹ Thuận (thuộc Tuy Viễn) nhập vào nha Kinh lý An Khê thành lập huyện Bình Khê gồm 3 tổng: Phú Phong, Mỹ Thuận, Vĩnh Thạnh. Khoảng năm 1937 lập tổng Trường Định. Từ đó Bình Khê có 4 tổng: Vĩnh Thạnh, Phú Phong, Trường Định và Thuận Truyền với 47 làng. Đầu năm 1946 do có sự điều chỉnh địa giới giữa An Nhơn và Bình Khê nên có thêm 3 làng: Bính Đức, Mỹ Đức, Nhơn Thuận, tổng cộng Bình Khê có 50 làng.
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, tổng Phú Phong được gọi là tổng Tây Sơn, tổng Trường Định gọi là tổng Hương Sơn, tổng Thuận Truyền gọi là tổng Võ Cự Công, tổng Vĩnh Thạnh giữ nguyên tên. Cuối năm 1945, bỏ cấp tổng, thành lập cấp làng.
Tháng 3 năm 1946, Bình Định nhập xã lần thứ nhất. Huyện Bình Khê từ 50 làng hợp thành 21 xã.
Tháng 4 năm 1947, Bình Định lập 4 huyện miền núi: An Lão, Kim Sơn, Vĩnh Thạnh, Vân Canh. Đầu năm 1948, Bình Khê nhập xã lần thứ hai, còn 10 xã.
Từ cuối năm 1955 đến đầu 1958, Việt Nam Cộng Hòa lập Nha hành chính ở các huyện miền núi, đổi tên xã Bình Quang (nguyên thuộc huyện Bình Khê) thành xã Vĩnh Quang nhập vào Nha Vĩnh Thạnh; tháng 5 năm 1958 cải biến nha hành chính Vĩnh Thạnh thành quận Vĩnh Thạnh.
Tháng 7 năm 1963, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lập xã Phùng Thiện thuộc quận Vĩnh Thạnh gồm các thôn Tiên Thuận, Thượng Sơn (nguyên thuộc xã Bình Giang, quận Bình Khê), một phần xã Vĩnh An (thuộc quận Vĩnh Thạnh), 2 thôn Định Quang, Định Bình (thuộc xã Vĩnh Quang, quận Vĩnh Thạnh), phần còn lại của xã Vĩnh An nhập vào xã Bình Giang (thuộc Bình Khê); xã Vĩnh Bình (nguyên thuộc quận Vĩnh Thạnh) nhập vào xã Bình Tường (thuộc quận Bình Khê).
Từ tháng 4 năm 1965 đến tháng 6 năm 1970, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa chuyển quận Vĩnh Thạnh thành cơ sở phái viên hành chính Vĩnh Thạnh trực thuộc quận Bình Khê, rồi bãi bỏ, lại tái lập rồi bãi bỏ cơ sở phái viên hành chính, đặt các xã của quận Vĩnh Thạnh trực thuộc quận Bình Khê.
Sau năm 1975, quận Bình Khê sáp nhập với quận Vĩnh Thạnh thành huyện Tây Sơn thuộc tỉnh Nghĩa Bình, ban đầu gồm 15 xã: Bình An, Bình Giang, Bình Hiệp, Bình Hòa, Bình Nghi, Bình Phú, Bình Quang, Bình Thành, Bình Tường, Vĩnh An, Vĩnh Hảo, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hòa, Vĩnh Kim và Vĩnh Sơn.
Ngày 24 tháng 3 năm 1979, thành lập thị trấn Phú Phong trên cơ sở tách thôn Phú Phong thuộc xã Bình Phú và thôn Kiên Mỹ thuộc xã Bình Thành.[2][3]
Ngày 24 tháng 8 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 41-HĐBT[4]. Theo đó, tách 6 xã: Vĩnh Sơn, Vĩnh Hòa, Vĩnh Kim, Vĩnh Hảo, Vĩnh Hiệp và Bình Quang để tái lập huyện Vĩnh Thạnh.
Huyện Tây Sơn còn lại thị trấn Phú Phong và 9 xã: Bình An, Bình Giang, Bình Hiệp, Bình Hòa, Bình Nghi, Bình Phú, Bình Thành, Bình Tường, Vĩnh An.
Ngày 19 tháng 2 năm 1986, chia xã Bình Hiệp thành 2 xã: Bình Tân và Bình Thuận.[5]
Ngày 14 tháng 2 năm 1987[6]:
Năm 1989, huyện Tây Sơn thuộc tỉnh Bình Định vừa tái lập, bao gồm 1 thị trấn và 14 xã như hiện nay.[7]
Ngày 15 tháng 11 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 143/2005/NĐ-CP[8]. Theo đó:
Sau khi điều chỉnh, huyện Tây Sơn còn lại 68.794,42 ha diện tích tự nhiên và 137.407 người.
Ngày 25 tháng 6 năm 2015, thị trấn Phú Phong được công nhận là đô thị loại IV.[9]
Tây Sơn được nhiều người biết đến, là quê hương của ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, với những chiến thắng vĩ đại chống quân xâm lược Xiêm La (Thái Lan) và nhà Thanh (Trung Quốc), chống lại chế độ chúa Nguyễn và chúa Trịnh, thiết lập nên nhà Tây Sơn. Trong đó kiệt xuất nhất là người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, sau trở thành vua Quang Trung.
Từ thời nhà Tây Sơn đến thời Pháp thuộc, Tây Sơn đã có nhiều anh hùng dân tộc như: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Mai Xuân Thưởng, Võ Văn Dũng,...
Các địa điểm du lịch - tham quan nằm trong huyện Tây Sơn:
Tháng 12 năm 2021, phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tự Công Hoàng ký quyết định Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Tây Sơn đến năm 2035. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng định hướng phát triển không gian đô thị theo quy hoạch chung xây dựng đô thị Tây Sơn đến năm 2035. Từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng đô thị phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cụ thể hóa mục tiêu phấn đấu xây dựng huyện Tây Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV trước năm 2025; trở thành thị xã thuộc tỉnh Bình Định trước năm 2030.
Cụ thể, kế hoạch đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa đô thị Tây Sơn đạt 57,6%, hệ thống đô thị phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và có cấp quản lý hành chính đô thị đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển và có 7 đơn vị hành chính đạt tiêu chuẩn phường. Đến năm 2035, tỷ lệ đô thị hóa đô thị Tây Sơn đạt 73,3%, và có 9 đơn vị hành chính đạt tiêu chuẩn phường (bao gồm Phú Phong, Bình Thành, Bình Tường, Bình Hòa, Bình Nghi, Tây Xuân, Tây Phú, Tây Bình, Tây Giang). Quyết định cũng xác định 9 khu vực phát triển đô thị giai đoạn đến năm 2035 gồm Khu vực trung tâm của đô thị tại thị trấn Phú Phong hiện nay, Khu vực đô thị gắn liền với khu vực công nghiệp phía Nam Quốc lộ 19 và các khu vực trung tâm tại các cụm xã trên địa bàn, khu vực rừng cảnh quan phía Nam huyện...Trước mắt, Khu vực phát triển đô thị ưu tiên đầu tư giai đoạn đến năm 2025 sẽ tập trung đầu tư khu vực nội thị tại 7 địa phương gồm thị trấn Phú Phong, xã Bình Tường, xã Tây Phú, xã Tây Xuân, xã Bình Nghi, xã Bình Thành, xã Bình Hòa.