Phúc Long An

Phúc Long An
福隆安
Tranh vẽ Phúc Long An được treo trong Tử Quang các
Binh bộ Mãn Thượng thư
Tại vị6 tháng 3, 1776 –
20 tháng 4, 1784
Tiền nhiệmPhong Thăng Ngạch
Kế nhiệmPhúc Khang An
Công bộ Mãn Thượng thư
Tại vị5 tháng 6, 1768 –
6 tháng 3, 1776
Tiền nhiệmThác Dong
Kế nhiệmXước Khắc Thác
Binh bộ Mãn Thượng thư
Tại vị14 tháng 4, 1768 –
5 tháng 6, 1768
Tiền nhiệmMinh Thụy
Kế nhiệmA Quế
Thông tin chung
Sinh1746
Phủ Thuận Thiên, Bắc Kinh
Mất24 tháng 3, 1784(1784-03-24) (37–38 tuổi)
Bắc Kinh
Thê thiếpHòa Thạc Hòa Gia Công chúa
Tên đầy đủ
Phú Sát Phúc Long An
Tên tự
San Lâm
Tên đầy đủ
Thụy hiệu
Nhất đẳng Trung Dũng Cần Khác công

Phúc Long An (tiếng Trung: 福隆安; bính âm: Fú lōng ān; 174624 tháng 3 năm 1784), họ Phú Sát, tự San Lâm (珊林),[1] người Mãn Châu Tương Hoàng kỳ,[2] là một quan viên đồng thời là ngoại thích dưới triều Càn Long của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Phúc Long An sinh vào năm Càn Long thứ 11 (1746), là con trai của Đại học sĩ Phó Hằng, cháu trai của Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu. Năm Càn Long thứ 23 (1758), Phúc Long An được phong làm Ngự tiền Thị vệ, đến tháng 3 năm thứ 25 (1760) thì nghênh cưới Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa, con gái thứ tư của Càn Long, trở thành Hòa Thạc Ngạch phò.[3] Một năm sau, ông kiêm quản Quang lộc tự, Phụng thần uyển và sự vụ Loan nghi vệ. Năm thứ 33, ông thay thế Thác Ân Đa đảm nhiệm Binh bộ Thượng thư và Cửu môn Đề đốc, đứng vào hàng ngũ Quân cơ Đại thần kiêm Nghị chính đại thần. Một năm sau, ông trở thành Ngự tiền Đại thần, thay quyền Tổng quản Nội vụ phủThượng thư Lý phiên viện, được phép cưỡi ngựa trong Tử Cấm Thành.[3]

Năm thứ 35, ông kiêm thay quyền Bộ quân Thống lĩnh, nhậm chức Lĩnh thị vệ Nội đại thần. Tháng 7 cùng năm, cha ông là Phó Hằng qua đời, vì anh trai Phúc Linh An cũng không còn, nên ông được thừa kế tước vị Nhất đẳng Trung Dũng công. Trong 2 năm tiếp theo, ông kiêm quản sự vụ Binh bộ và nhậm chức Tổng tài chịu trách nhiệm biên soạn Tứ khố toàn thư.[4] Đến tháng 4 năm thứ 38 (1773), ông được ban thêm hàm Thái tử Thái bảo. Cùng năm thì nhậm chức Đô thống Mãn Châu Chính Bạch kỳ. Năm thứ 41, ông chính thức trở thành Bộ quân Thống lĩnh kiêm Binh bộ Thượng thư, quản lý sự vụ Công bộ, Tổng tài của Quốc sử quán. Năm sau, ông thay quyền Lại bộ Thượng thư. Ông mất vào ngày 24 tháng 3 năm Càn Long thứ 49 (1784), ở tuổi 39, được truy thụy Cần Khác.

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim chuyển thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong loạt phim Hoàn Châu cách cách nổi tiếng của Quỳnh Dao có một nhân vật là Phúc Nhĩ Khang được xây dựng trên nguyên mẫu Phúc Long An và em trai ông là Phúc Khang An. Còn nhân vật Tử Vi lại có điểm tương tự với Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lương Chương Cự (1984). 樞垣記略. Quyển 15. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101017434.
  2. ^ Bản chép tay của Gia Nghiệp Đường (1993), tr. 253-255, Quyển 7
  3. ^ a b Hummel (2018), tr. 162
  4. ^ Quốc sử quán (1986), tr. 5810, Quyển 191
  5. ^ Hummel (2018), tr. 163
  6. ^ Lý Hoàn (2007), tr. 4377 - 4381, Tập 8
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Rien (Từ điển, Bính âm: Lián), còn được gọi là biệt danh Fugen Jōtei (Từ điển, Nghĩa đen: Shangdi Samantabhadra), là một Sennin cấp Tensen, người từng là người cai trị thực sự của Kotaku, tổ tiên của Tensens, và là người lãnh đạo của Lord Tensen.
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp là một thuật thức di truyền của gia tộc Zen’in. Có hai người trong gia tộc được xác nhận sở hữu thuật thức này
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Vì sao có thể khẳng định rằng xu hướng chuyển dịch năng lượng luôn là tất yếu trong quá trình phát triển của loài người
5 băng đảng bất lương mạnh nhất Tokyo Revengers
5 băng đảng bất lương mạnh nhất Tokyo Revengers
Là manga/anime về cuộc chiến giữa các băng đảng học đường, Tokyo Revengers có sự góp mặt của rất nhiều băng đảng hùng mạnh