Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu

Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu
孝賢純皇后
Càn Long Đế Hoàng hậu
Hoàng hậu Đại Thanh
Tại vị3 tháng 9 năm 1735
11 tháng 3 năm 1748
Đăng quang4 tháng 12 năm 1737
Tiền nhiệmHiếu Kính Hiến Hoàng hậu
Kế nhiệmThanh Cao Tông Kế Hoàng hậu
Thông tin chung
Sinh(1712-03-28)28 tháng 3, 1712
Mất8 tháng 4, 1748(1748-04-08) (36 tuổi)
Đức Châu, Sơn Đông
An táng27 tháng 10 năm 1752
Địa cung của Thanh Dụ lăng
Phối ngẫuThanh Cao Tông
Càn Long hoàng đế
Hậu duệ
Thụy hiệu
Hiếu Hiền Thành Chính Đôn Mục Nhân Huệ Huy Cung Khang Thuận Phụ Thiên Xương Thánh Thuần Hoàng hậu
(孝賢誠正敦穆仁惠徽恭康順輔天昌聖純皇后)
Thân phụLý Vinh Bảo
Thân mẫuGiác La thị

Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu (chữ Hán: 孝賢纯皇后, tiếng Mãn: ᡥᡳᠶᠣᠣᡧᡠᠩᡤᠠ
ᡝᡵᡩᡝᠮᡠᠩᡤᡝ
ᠶᠣᠩᡴᡳᠶᠠᠩᡤᠠ
ᡥᡡᠸᠠᠩᡥᡝᠣ
; 28 tháng 3, năm 1712 - 8 tháng 4, năm 1748), là nguyên phối Hoàng hậu của Thanh Cao Tông Càn Long Đế.

Xuất thân vọng tộc Sa Tế Phú Sát thị, Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu từ vị trí Đích Phúc tấn của Càn Long Đế, được chỉ định trở thành Hoàng hậu. Trong suốt thời gian tại vị Hoàng hậu, bà được ghi nhận là một người hiền hậu, thi hành tiết kiệm hợp lý, lại có tiếng khoản đãi hậu cung rộng lượng và ôn hòa, giúp đỡ Càn Long Đế chuyện nội đình, được hậu thế tán dương. Bà hạ sinh 4 người con; con trai cả của bà, Hoàng nhị tử Vĩnh Liễn, là Hoàng thái tử được Càn Long Đế bí mật chỉ định ngay từ khi lên ngôi, và cũng là vị Hoàng thái tử duy nhất của triều Thanh có riêng thụy hiệu cùng lăng mộ.

Liên tiếp mất đi con trai, Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu khi chu du Đông tuần cùng Càn Long Đế đã qua đời tại Đức Châu. Cái chết của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu là một đả kích đối với Càn Long Đế, ông dùng cả đời truy điệu, tổ chức một đại tang long trọng, lại từ lễ tang ấy trách cứ hàng loạt tông thân cùng đại thần, gây nên một nỗi kinh hoàng chưa từng có trong triều đình thời Càn Long. Mức tiêu hao của đại tang của bà rất là lớn, lên đến con số hàng vạn lượng bạc. Càn Long Đế còn sáng tác cho bà một bài phú với tên gọi [Thuật bi phú; 述悲賦] - một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất trong suốt cuộc đời của ông. Bên cạnh tiêu hao trong đại tang, Càn Long Đế còn trọng dụng các nam duệ trong gia tộc của bà, nổi tiếng nhất là em trai út của bà, Đại học sĩ Phó Hằng cùng con trai ông ta, Phúc Khang An. Trong suốt thời Càn Long, đại thần đạt được ân sủng ngoại trừ vị trứ danh Hòa Thân, thì chỉ có Phúc Khang An có thể so sánh tương đồng.[cần dẫn nguồn]

Sự tiếc thương cùng trân trọng bà của Càn Long Đế được ghi vào sử sách, trở thành câu chuyện được truyền tụng mãi về sau. Mặc dù Càn Long Đế nổi tiếng phóng túng, lưu lại rất nhiều tin đồn, trong đó có tin đồn liên quan đến việc ông đã sủng hạnh em dâu của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, vợ của Đại học sĩ Phó Hằng, tuy nhiên tin đồn này chỉ là dã sử lưu truyền. Bởi lẽ, người được đồn là con riêng của Càn Long và vợ Đại học sĩ Phó Hằng chính là Phúc Khang An, trong khi Phúc Khang An sinh ra vào năm Càn Long thứ 19, còn Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu qua đời vào năm Càn Long thứ 13. Tương tự, cũng còn những truyền thuyết dã sử khác được cho là không đáng tin cậy như truyền thuyết vùng Giang Nam cho rằng, Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu đã bị Càn Long Đế đẩy xuống sông chết đuối (hoặc là Hoàng hậu tự nhảy xuống để tự sát), nên Hoàng đế mới tổ chức tang lễ long trọng như vậy. Tuy nhiên truyền thuyết nổi tiếng này của Giang Nam được cho là phóng tác từ cái chết của Thành tần.[cần dẫn nguồn]

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Dòng dõi

[sửa | sửa mã nguồn]
Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu Phú Sát thị

Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu sinh ngày 22 tháng 2 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 51, xuất thân từ danh tộc Phú Sát thịSa Tế (沙济), thuộc Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ. Thời điểm ấy, gia tộc chân chính xuất thân Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ, không kể truy phong do là ngoại thích, cũng không gọi là nhiều. Có hiểu lầm cho rằng, Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu và Triết Mẫn Hoàng quý phi Phú Sát thị của Càn Long Đế là cùng tộc. Nhưng thực tế trái ngược, vì gia tộc của Triết Mẫn Hoàng quý phi là tiểu tộc nhập kỳ bị phân vào Bao y. Mà [Sa Tế Phú Sát thị] của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, từ trước khi nhà Thanh nhập quan đã có tiếng là một đại tộc danh môn.

Căn cứ 《Sa Tế Phú Sát thị gia phả - 沙济富察氏宗谱》, tổ tiên là Đàn Đô (檀都), vốn thuộc Kiến Châu Hữu vệ (建州右卫) thời nhà Minh, sau thành lập thành Sa Tế (nay là khu vực Tân Tân, tỉnh Liêu Ninh), từ đó lấy tên gọi [Sa Tế Phú Sát thị]. Hậu duệ của ông rất nhiều, phân bố chủ yếu ở Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, Mãn Châu Chính Hoàng kỳ, hay Bao y Tương Hoàng kỳ, lại có phân ra ở các thành xa mà đóng giữ, ví dụ như là thành Tuy Sa (綏遠), thành Tây An và thành Ô Lỗ Mộc Tề. Hậu duệ gia tộc Đàn Đô phân ra rất nhiều hệ phòng, trong đó phòng thứ nhất, có thủy tổ tên gọi Cát Ha Thiện (噶哈善), trước khi nhà Thanh nhập quan thì dòng dõi hệ phòng này có vị trí xã hội cực kì cao. Phú Sát Cổn Đại, Kế phi của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, cùng Trắc Phúc tấn của em trai ông, Thư Nhĩ Cáp Tề, đều xuất thân từ hệ phòng này. Gia tộc của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu là từ hệ phòng thứ ba, thủy tổ là Đức Vân Châu (德云珠)[1].

Con trai của Đức Vân Châu tên gọi Vượng Cát Nỗ (旺吉努), một đại thần thời sơ khai Hậu Kim, đối với chiến trận Đông Bắc cùng việc thiết lập Đại Thanh có công trạng cực kỳ lớn lao, nên trao cho [Thế quản Tá lĩnh; 世管佐领], tức hậu duệ của Vượng Cát Nỗ về sau kế thừa chức Tá lĩnh vĩnh viễn. Sau khi Vượng Cát Nỗ chết, chức vị này được kế thừa bởi con trai Vạn Tế Ha (万济哈), cháu Ha Tích Truân (哈锡屯) cứ tiếp tục kế thừa chức vị, bên cạnh đó Ha Tích Truân lại lấy quân công có thưởng, thừa tước [Nhất đẳng Nam; 一等男], kiêm [Nhất Vân kỵ úy; 一云骑尉], rồi tiếp nhậm chức Tổng quản của Nội vụ phủ, gia thêm hàm "Thái tử Thái bảo" (太子太保). Con gái Ha Tích Truân là Phú Sát thị, được gả cho cháu nội của Thanh Thái Tổ là Phụng ân Phụ quốc công Ban Mục Bố Nhĩ Thiện (班穆布尔善). Tuy rằng Ban Mục Bố Nhĩ Thiện về sau do liên lụy tới Ngao Bái mà bị xử tử, nhưng có thể kết hôn với dòng dõi tông thất, cho thấy gia thế của gia tộc Sa Tế Phú Sát thị chi họ của Ha Tích Truân lúc đó đã tương đối cao.

Thực tế, dù xuất thân tương đối cao thế nhưng một chi Sa Tế Phú Sát thị ở hai triều Khang-Ung vẫn chưa được xem là "Đệ nhất Thế gia" như nhiều người lầm tưởng. Trong Khiếu đình tạp lục có nhắc tới danh sách gọi là Mãn Châu Bát đại gia không hề đề cập tới chi Sa Tế Phú Sát thị, có lẽ cũng chính là vì nguyên nhân này. Thay vào đó, Khiếu đình tạp lục lại có nhắc đến:「"Huy Phát thị, hậu duệ Văn Thanh công A Lan Thái"[note 1], là nói đến Mãn Châu Tương Lam kỳ Phú Sát thị của nhà Đại học sĩ A Lan Thái.

Con trai Ha Tích Truân là Mễ Tư Hàn, là Thượng thư bộ Hộ thời Khang Hi, lại đảm nhậm Nghị chính đại thần, vị Mễ Tư Hàn này chính là tổ phụ của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu. Hơn 7 năm chưởng quản tài chính quốc gia, Mễ Tư Hàn đã từng mạnh mẽ duy trì chính sách triệt phiên của Khang Hi Đế, do vậy rất được Hoàng đế coi trọng. Về sau, cả Ha Tích Truân và Mễ Tư Hàn đều được Càn Long Đế truy tặng [Nhất đẳng Thừa Ân công; 一等承恩公] - tước vị dành cho ngoại thích triều Thanh[1].

Cha bà là con trai thứ tư của Mễ Tư Hàn, Sát Cáp Nhĩ tổng quản Lý Vinh Bảo, bá phụ là Đại học sĩ Mã Tề (馬齊), là 「"Lịch tương tam triều, năm du đại điệt, trừ trung tuyên lực, đoan cẩn lão thành"[note 2]. Một vị bá phụ khác tên Mã Vũ (马武) làm đến Đô thống, lãnh Thị vệ Nội đại thần, quan chức đến hàm Nhất phẩm, địa vị hơn hẳn người khác, nhiều năm cật lực làm việc, được Ung Chính Đế gọi là Thánh quyến tối ác chi nhân (聖眷最渥之人)[note 3]. Người đương thời có nói:「" Minh (Nạp Lan Minh Châu), Sách (Sách Ngạch Đồ) sau khi lụi bại, Công (Mã Tề) cùng em trai Thái úy công (Mã Võ) quyền khuynh nhất thời. Hai con ngựa (Mã) ăn hết cỏ của thiên hạ"[note 4].

Bên cạnh đó, trong nhà bà còn có: anh cả Quảng Thành (廣成), anh thứ Phó Thanh (傅清), Phó Ninh (傅寧), Phó Văn (傅文), Phó Khoan (傅宽), Phó Tân (傅新), Phó Ngọc (傅玉), Phó Khiêm (傅謙) và cuối cùng chính Phó Hằng. Phó Hằng, là tương lai một vị Đại học sĩ tài năng, một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc có tiếng triều Thanh thời Càn Long, càng làm cho vinh quang của Phú Sát thị thêm vững chắc. Bà có một em gái, được gả cho Phó đô thống Tát Lạt Thiện (萨喇善) - trưởng tôn của Thao Tắc, con trai thứ 10 của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực. Nhìn chung, có thể thấy gia thế hiển hách của gia tộc Phú Sát thị khi ấy trong xã hội Mãn Thanh. Xuất thân dòng dõi danh môn, tổ tiên làm quan bao đời, có thể thấy ngay từ nhỏ Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu đã có một gia thế hoàn hảo của một tiểu thư khuê các, đủ tiêu chuẩn trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ[1].

Điển cố

[sửa | sửa mã nguồn]

Hậu nhân của Phú Sát thị là Huyền Hải (玄海), người tu sửa lại Tộc phổ của gia tộc mình vào triều Đạo Quang, đã từng ghi trong "Hồi ức lục" của mình một câu chuyện về Hoàng hậu Phú Sát thị như sau[2]:

Hoàng hậu Đại Thanh

[sửa | sửa mã nguồn]

Phong Phi lập Hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Ung Chính thứ 5 (1727), mùa xuân, Phú Sát thị 16 tuổi tham gia Bát Kỳ tuyển tú, được chỉ định làm Đích Phúc tấn của Hoàng tứ tử Hoằng Lịch.

Cuộc Bát Kỳ tuyển tú thời nhà Thanh, là chọn các Tú nữ thuộc Kỳ phân Tá lĩnh trong Bát kỳ của Mãn Châu, Mông Cổ cùng Hán Quân dự tuyển, cuộc tuyển chọn này nhằm lựa chọn hôn phối cho thành viên hoàng thất, thứ đến là làm hậu cung tần phi. Sau khi quan sát tỉ mỉ quá trình tuyển chọn Bát Kỳ tú nữ trong nhiều tháng, cuối cùng Ung Chính Đế nhìn ra Phú Sát thị để chỉ hôn cho Tứ a ca Hoằng Lịch. Ngày 18 tháng 7 (âm lịch) cùng năm, tại Tây Nhị sở của Tử Cấm Thành (về sau Càn Long Đế đổi gọi Trùng Hoa cung), Ung Chính Đế đã tổ chức một hôn lễ gả Phú Sát thị cho Tứ a ca Hoằng Lịch, nghiễm nhiên bà có được vị trí Đích Phúc tấn của Hoàng tứ tử. Năm Ung Chính thứ 6 (1728), ngày 2 tháng 10, bà sinh hạ con gái trưởng cho Hoằng Lịch. Năm thứ 8 (1730), ngày 26 tháng 6, giờ Thân, Phú Sát thị hạ sinh con trai đặt tên là Vĩnh Liễn. Cùng năm ấy, ngày 27 tháng 12, con gái đầu lòng của bà qua đời. Năm thứ 9 (1731), ngày 24 tháng 5, Phú Sát thị sinh hạ một con gái nữa, tức Cố Luân Hòa Kính công chúa sau này.

Năm Ung Chính thứ 13 (1735), 23 tháng 8 (âm lịch), Ung Chính Đế băng hà. Ngày 3 tháng 9 (âm lịch), Bảo Thân vương Hoằng Lịch nối ngôi, tức [Càn Long Đế]. Cùng ngày hôm đó, Hoàng đế tấn tôn Hi phi Nữu Hỗ Lộc thị làm Hoàng thái hậu, và sách lập Đích phúc tấn Phú Sát thị làm Hoàng hậu[3]. Tuy nhiên lúc đó Càn Long Đế đang thủ tang, phải đợi khi mãn tang Tiên đế thì mới cử hành đại lễ Sách lập. Sang ngày 8 tháng 12 (âm lịch) cùng năm, chỉ dụ chuẩn bị làm đại điển tấn lập Hoàng hậu[4]. Chỉ dụ nói:

  • [谕礼部、钦奉皇太后懿旨。伦常攸重。肇始坤元。风化由基。恒资内辅。礼昭王制。聿隆褕翟之仪。诗首关睢。爰启肃雝之治。典至钜也。皇帝嫡妃富察氏、恭淑性成。柔嘉素著。宫廷视膳。笃敬顺以承欢。壸掖传徽。昭俭勤而宣教。动符礼度。化洽贤慈。宜正位于中宫。用光襄夫宸极。应立为皇后。以崇内治。以裕嘉祥。钦此。朕祇遵慈命。立嫡妃富察氏为皇后。应行典礼。尔部详察具奏。]
  • Dụ Lễ bộ. Khâm phụng Hoàng thái hậu ý chỉ. Luân thường tối trọng, căn cơ nền tảng là nguyên lý của quẻ Khôn. Phong hóa căn bản của sự vật, tất đều liên hệ đến nội phụ. Lễ làm sáng ngời Vương chế, ấy là làm vẻ vang khuôn mẫu của người mặc Du Địch. Bài thơ Quan thư ở đầu Kinh Thi, ấy là ca ngợi vẻ chỉnh tề hài hòa của bậc hiền phụ. Điển chí to lớn qua trọng như thế đấy. Nay, Đích phi Phú Sát thị của Hoàng đế, bổn tính cung thục, nhu gia rạng rỡ, khắp cung đình đều noi theo gương tốt, kiên trì kính thuận để ta vui lòng. Đức tốt lưu truyền, khiêm hòa tuyên giáo. Thường luôn lễ độ, hành sự hiền từ. Xét đáng chính vị Trung cung, để làm rường cột chốn nội đình. Ứng lập làm Hoàng hậu, để bao trọn nội trị, cũng để đức khoan dung làm biểu suất gia tường. Khâm thử. Trẫm nay tuân theo từ mệnh, lập Đích phi phú Sát thị làm Hoàng hậu. Các điển lễ nên thi hành, các khanh bàn bạc rồi báo lại cho Trẫm nghe.

Năm Càn Long thứ 2 (1737), ngày 4 tháng 12, lấy Bảo Hòa điện Đại học sĩ Ngạc Nhĩ Thái làm Chính sứ, Hộ bộ Thượng thư Hải Vọng (海望) làm Phó sứ, cầm cờ tiết, sách bảo, tiến hành nghi thức đại điển tấn lập Hoàng hậu.[5] Chiếu cáo thiên hạ.[6]

Hoàng hậu Phú Sát thị.

Gia ân khoản đãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Hậu cung nhà Thanh, Hậu phi có thể ở các cung điện khác nhau không cố định[note 5], nơi mà Hoàng hậu Phú Sát thị thường cư ngụ và được nhiều người biết đến nhất, chính là một trong Tây lục cung: Trường Xuân cung. Khi còn là Hoàng tử, Càn Long Đế từng được Ung Chính Đế ban cho phong hiệu "Trường Xuân cư sĩ" (長春居士), về sau khi lên ngôi, Càn Long Đế lại ban Trường Xuân cung cho Hoàng hậu Phú Sát thị, khi cả hoàng gia đến Viên Minh Viên thì Càn Long Đế lại ban Trường Xuân tiên quán (長春仙馆) cho bà làm chỗ trường trú. Đem vị hiệu khi còn trẻ của chính mình làm nơi ở cho vợ, nhiều người[cần dẫn nguồn] lấy đó làm biểu hiện cho thấy tình cảm của Càn Long đối với bà.

Suốt thời tại vị, Hoàng hậu Phú Sát thị được biết đến là người thục đức có uy tín và luôn hoàn thành tốt cương vị Hoàng hậu của mình. Bên cạnh đó, sử sách ghi lại bà hành xử đoan trang và giản dị, chi tiêu trong cung đều giản lược, thích cài trang sức được gọi là Thông thảo Nhung hoa (通草絨花)[note 6] thay cho các trang sức đắt tiền như châu thúy[7]. Như trang sức "Hà bao" (荷包) mà Càn Long Đế dùng bên mình, Phú Sát thị chủ động làm ra mà không dùng kim ngân ti tuyến, mà lại dùng da hươu để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, Hoàng hậu Phú Sát thị còn nổi tiếng đối xử hòa nhã với các phi tần trong hậu cung. Trong khi đó, gia đình của bà liên tiếp được trọng dụng, cha là Lý Vinh Bảo được truy tặng tước vị [Nhất đẳng Thừa Ân công; 一等承恩公]. Anh em con cháu trong họ Phú Sát thị được cất nhắc đặc biệt, đặc biệt là em trai út của bà, Đại học sĩ Phó Hằng cùng người con trai của ông là Phúc Khang An, đã khiến gia tộc Phú Sát thị đạt đến vinh quang trong suốt thời đại Càn Long. Gia ân hậu đãi, không thể không gia ân tước vị. Gia đình bà có được 8 tước thế chức truyền đời, dành cho hậu duệ của Lý Vinh Bảo. Từ triều Gia Khánh bắt đầu, hậu duệ Lý Vinh Bảo có 8 thế gia phân nhánh, phân biệt là:

  • [Thừa Ân công; 承恩公]: sau khi Lý Vinh Bảo chết, truyền cho con thứ 4 Phó Văn, rồi lại dành cho con trai thứ 6 là Phó Ngọc;
  • [Gia Dũng Trung Duệ công; 嘉勇忠锐公]: tước vị con cháu Phúc Khang An;
  • [Thành Gia Nghị Dũng công; 诚嘉毅勇公]: dành cho Minh Thụy - con trai của Phó Văn;
  • [Trung Dũng công; 忠勇公]: dành cho Phúc Long An (福隆安), chồng của Hòa Thạc Hòa Gia công chúa và là con trai thứ hai của Phó Hằng;
  • [Tương Dũng hầu; 襄勇侯]: dành cho Minh Lượng (明亮) - con trai của Quảng Thành, anh cả của Phú Sát Hoàng hậu;
  • [Nhất đẳng Tử; 一等子]: dành cho hậu duệ của Phó Thanh;
  • [Nhất đẳng Nam; 一等男]: dành cho Khuê Lâm (奎林) - con cả của Phó Văn;
  • [Vân Kỵ úy; 云骑尉]: dành cho Phúc Linh An (福灵安) - con cả của Phó Hằng.

Như vậy, một chi gia tộc Phú Sát thị của Lý Vinh Bảo về sau cũng chia ra từ các tước thế tập này mà hình thành thêm 8 chi đại gia khác nữa, sự vinh diệu này, dù là do Hoàng hậu Phú Sát thị được sủng ái, cũng chưa từng thấy qua trong các dòng dõi ngoại thích khác của triều Thanh. Ngay cả em rể của Hoàng hậu là Tát Lạt Thiện (薩喇善), từ một Tông thất Thị vệ nhỏ nhoi, do là anh em cột chèo với Hoàng đế mà nâng lên làm quan to, Phó đô thống, Cát Lâm Tướng quân, lại còn gia thêm thế chức [Vân kỵ úy] cho hậu duệ. Ngoài ra, hai cháu gái của bà, con gái của Thừa Ân công Phó Văn, lần lượt gả cho Dự Lương Thân vương Tu Linh và Thuận Thừa Cung Quận vương Thái Phỉ Anh A làm Đích Phúc tấn, cả hai vị này đều là Thiết mạo tử vương. Một cháu gái, con của Phó Khiêm, về sau làm Đích Phúc tấn của Vĩnh Dung - con trai thứ 6 của Càn Long Đế.

Nỗi đau mất con

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Càn Long thứ 3 (1738), ngày 12 tháng 10, giờ Tỵ, Hoàng nhị tử Vĩnh Liễn qua đời khi mới 8 tuổi. Đế - Hậu bi thương vô hạn, đặc biệt là Hiếu Hiền Hoàng hậu đã chịu đả kích lớn[cần dẫn nguồn]. Càn Long Đế 5 ngày không thiết triều. Càn Long Đế cử hành lễ tang Vĩnh Liễn, phong làm Hoàng thái tử, thụy Đoan Tuệ Thái tử (端慧太子), lại ra chỉ kị húy chữ Liễn trong tên của Hoàng tử.

Năm Càn Long thứ 11 (1746), ngày 27 tháng 5, tức ngày Phật đản (8 tháng 4 âm lịch), bà sinh ra con trai thứ 7 của Càn Long Đế, tức Vĩnh Tông. Trước đó, nghe tin bà mang thai, Càn Long Đế phá bỏ lệ thường hay du ngoạn Viên Minh Viên đón tết Nguyên tiêu, mà ở lại Tử Cấm Thành bầu bạn với mẹ con bà. Hoàng hậu sinh hạ Hoàng thất tử, cùng ngày gặp mưa sau nhiều tháng hạn hán kéo dài, Càn Long Đế vốn hết lòng tin theo Phật giáo đã thập phần vui sướng, lần cảm thán thiên ân chiếu cố. Hoàng thất tử nhỏ tuổi mà đĩnh ngộ xuất chúng khiến Càn Long Đế yêu thương tha thiết, tên [Vĩnh Tông] của Hoàng tử chính là ngầm ý là người trở thành Trữ quân tương lai[cần dẫn nguồn]. Tuy rằng lúc này Càn Long Đế đã có vài đứa con trai, nhưng ông đối với Hoàng thất tử vẫn cứ yêu như trân bảo, cảm thấy đứa nhỏ này là đứa con xinh đẹp và đáng yêu, 「"Tính thành túc tuệ, kỳ nghi biểu dị, xuất từ chính đích, thông minh thù thường"; 性成夙慧,歧嶷表异,出自正嫡,聪颖殊常」. Thế nhưng Hoàng tử không may yểu mệnh vào năm thứ 12, ngày 29 tháng 12 (âm lịch) khi chưa đầy 1 tuổi. Ban thụy Điệu Mẫn (悼敏)[8][9].

Cái chết lần lượt của hai người con gây tổn thương nghiêm trọng cho Hoàng hậu, dù Càn Long Đế đã hết sức thông cảm và an ủi bà. Từ khi đó, Hoàng hậu luôn thường có bệnh, Càn Long Đế thường đến điện án cầu phúc, cầu xin Liệt tổ liệt tông phù hộ Hoàng hậu sớm khỏi bệnh, lại sinh hạ Đích tử. Không lâu sau cái chết của Thất hoàng tử, Hoàng hậu qua đời để lại niềm tiếc thương vô hạn cho Càn Long Đế. Sách Kim Xuyên kỉ lược (金川纪略), ghi lại rằng lời đồn trong cung, từ khi hoàng hậu mất đi Hoàng thất tử, thương tiếc thành tật, bà nói cho Càn Long Đế rằng đêm nào cũng mơ thấy Bích Hà Nguyên quân triệu hoán bà, bà đã ưng thuận tâm nguyện, sau khi khỏi bệnh sẽ hướng đến Thái Sơn tạ thần. Hoàng đế học thức uyên bác, biết Bích Hà Nguyên quân vốn là Thần nữ ở núi Thái Sơn, bèn đáp ứng yêu cầu của Hoàng hậu.

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Đông tuần băng thệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Càn Long thứ 13 (1748), tháng giêng, Càn Long Đế cùng Hiếu Hiền Hoàng hậu bồi giá Thái hậu, cùng chúng tần phi đại giá tuần du Đông tuần. Cuộc Đông tuần quy mô lớn đi về phía Đông, có yết Khổng Miếu (miếu thờ Khổng Tử), lại lên núi Thái Sơn.

Ngày 24 tháng 2, đoàn Đông tuần của hoàng gia đi vào Sơn Đông, du lãm trứ danh Khổng miếu. Ngày hôm sau, ở Khổng miếu cử hành long trọng thích điện điển lễ, ngày này còn yết kiến Khổng Lâm. Ngày 29 tháng 2, đội tuần du bước lên núi Thái Sơn, tham quan thắng cảnh. Ngày 4 tháng 3, đến Tế Nam du lãm suối Bác Đột. Ngày 8 tháng 3, Càn Long Đế phụng Hoàng thái hậu hồi loan, bước lên lộ trình hồi kinh. Ngày 11 tháng 3 ấy (tức 8 tháng 4 dương lịch), đoàn Đông tuần của Hoàng gia bỏ xe lên thuyền, nương theo kênh đào thủy lộ để hồi kinh. Ngay đêm đó, giờ Hợi, Hoàng hậu Phú Sát thị qua đời trong khi hồi loan bằng thuyền "Chu thứ" (舟次) của Đức Châu, hưởng niên 37 tuổi.

Càn Long Đế lập tức đem tin Hoàng hậu băng (mất) lên Thái hậu, sau đó Thái hậu đến thuyền xem Hoàng hậu, cả hai mẹ con thương tiếc Hoàng hậu rất lâu. Sau đó, Hoàng đế lệnh Trang Thân vương Dận Lộc, Hòa Thân vương Hoằng Trú cung phụng Hoàng Thái hậu ngự thuyền hoãn trình hồi kinh, còn mình tự ở Đức Châu lo liệu tang sự của bà. Ngày 14 tháng 3, Càn Long Đế hộ tống Hoàng hậu tử cung đến Thiên Tân, Hoàng trưởng tử Vĩnh Hoàng tại đây nghênh giá.

Ngày thứ 16 tháng 3, tử cung của Hoàng hậu tới Thông Châu, tạm an tại điện bên, lại mệnh từ Thân vương xuống, đến Tam phẩm quan viên trở lên tụ tập đầy đủ tại Thông Châu, các Hoàng tử ở trước Hoàng hậu tử cung tế tửu, khóc tang hành lễ. Cùng ngày giờ Tuất, tử cung của Hoàng hậu được đưa về đến kinh. Văn võ quan viên cùng Công chúa, Hoàng tử Phúc tấn trở xuống; Đại thần quan viên, Mệnh phụ, Nội phủ Tá lãnh Nội quản lãnh phân ban tụ tập đầy đủ, lụa trắng phục quỳ nghênh. Từ Đông Hoa môn nhập Thương Chấn môn, phụng an tử cung Hoàng hậu tới sinh thời cư trú Trường Xuân cung. Càn Long Đế từ đó vận phục trắng 12 ngày, thân đến trước tử cung tế rượu, từ đó thẳng đến khi tử cung nhập địa cung, đầy 2 năm tế lễ cuối cùng, đều do Càn Long Đế đích thân tự mình đến trí tế, mà không phái bất kì ai thay thế.

Thân định thụy hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 3 (âm lịch) năm ấy, Càn Long Đế đích thân đặt thụy hiệu cho Hoàng hậu Phú Sát thị là Hiếu Hiền Hoàng hậu (孝賢皇后), nói về bà như sau:「"Lịch quan cổ chi Hiền hậu. Cái thật vô dĩ gia tư"; 历观古之贤后。盖实无以加兹」[10]. Từ trước đến nay, cách đặt thụy hiệu của triều Thanh là đầu tiên Hoàng đế có muốn hay không muốn "Cấp thụy" cho người ấy không, gọi là [Lệ cấp thụy]. Khi quyết định cấp thụy, thì các Hoàng đế đều dụ bộ Lễ soạn sẵn thụy hiệu vào giấy, thường là một lúc 3 tờ, ghi rõ thụy pháp (ý nghĩa của chữ thụy), phiên bản Mãn văn đầy đủ rồi dâng lên cho Hoàng đế ngự chọn. Vào lúc Hoàng đế ngự chọn cũng có thể đặt bút phê bình, phê duyệt, sửa chữa ý nghĩa của chữ,... cho đến khi có thụy hiệu ưng ý rồi quyết định chọn chữ ấy.[cần dẫn nguồn] Về cơ bản, việc đặt thụy hiệu của triều đình không phải trực tiếp Hoàng đế nghĩ ra, nhưng Càn Long Đế cuối cùng lại tự chính mình đặt ra thụy hiệu cho Phú Sát Hoàng hậu.

Căn cứ theo 《Thanh thực lục》 đời Càn Long, Hoàng đế ra chỉ dụ nói[11]:

Bên cạnh đó, có một thuyết xuất xứ thụy hiệu của Hoàng hậu, là theo 《Thanh sử cảo》:「"Ngày trước, Hoàng quý phi Cao Giai thị mất (tức Tuệ Hiền Hoàng quý phi), Thượng thân đặt thụy chữ Tuệ Hiền 慧賢, Hoàng hậu ở bên cạnh nói rằng: "Thiếp ngày nào đó băng ngự quy thiên, có thể lấy 2 chữ Hiếu Hiền 孝賢 làm thụy hiệu chăng?", đến đây Thượng mới dùng chữ đó làm thụy"」.

Hiếu Hiền Hoàng hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 25 tháng 3, tử cung của Đại Hành Hoàng hậu được phụng di đến Quan Đức điện (观德殿) ở núi Cảnh Sơn. Ngày 21 tháng 5, Càn Long Đế thân ngự Thái Hòa môn, lấy Trang Thân vương Dận Lộc làm Chính sứ, Bình Quận vương Phúc Bành (福彭) làm Phó sứ, chính thức tiến hành sách thụy lễ[10]. Chiếu cáo thiên hạ[12].

Hiếu Hiền Hoàng hậu triều phục

Năm Càn Long thứ 17 (1752), ngày 13 tháng 10, giờ Thần, phụng di kim quan của Hiếu Hiền hoàng hậu đến Thanh Đông lăng, là Thắng Thủy Dục địa cung (胜水峪地宫). Ngày 27 tháng 10, Hiếu Hiền Hoàng hậu chính thức được an táng trong địa cung của Thắng Thủy Dục địa cung, tức Dụ lăng. Sau khi đó, Càn Long Đế tự mình thiết lập Tổng quản nha môn cho lăng của bà, trong đó có Tổng quản, Phó tổng quản, Chương kinh, Bút thiếp thức, tổng cộng 23 quan viên, thêm lính trông coi lăng mộ 80 người. Trông coi lăng tẩm, chỉ này hạng nhất chi tiêu, mỗi năm liền cần bạc 10.000 lượng trở lên.

Việc bà qua đời để lại cho Càn Long Đế nhiều sự tiếc nuối. Từ khi Hiếu Hiền Hoàng hậu qua đời, Trường Xuân cung nơi bà ở cũng để nguyên trạng như vậy, Càn Long Đế không cho tần phi nào vào ở nữa, mãi cho đến những năm cuối cùng trị vì, do thoái vị mà chấp nhận tân phi vào đó cư trú. Sau khi mãn tang 100 ngày, Hoàng đế dụ rằng:"Trẫm với Hiếu Hiền Hoàng hậu tình nghĩa long trọng, thiên hạ thần dân khắp nơi đều biết, mà quản lý tang nghi, cũng không chịu lấy một hào tư ý, hơi vẫn điển thường".

Năm Gia Khánh thứ 4 (1799), tháng 9, sau khi Càn Long Đế qua đời và được dâng Đế thụy [Thuần], thì Gia Khánh Đế theo ý Đại học sĩ Vương Kiệt, soạn dâng thêm thụy hiệu cho Hiếu Hiền Hoàng hậu để hợp quy tắc, là Hiếu Hiền Thành Chính Đôn Mục Nhân Huệ Phụ Thiên Xương Thánh Thuần Hoàng hậu (孝賢誠正敦穆仁惠輔天昌聖純皇后)[13]. Ngày Tân Dậu cùng tháng, tiến hành lễ sách thụy của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu cùng với sinh mẫu của Tân Hoàng đế là Hiếu Nghi Thuần hoàng hậu[14]. Ngày 19 tháng 9 (âm lịch), tiến hành lễ dâng thần vị Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu, Hiếu Nghi Thuần hoàng hậu vào Thái Miếu. Chiếu cáo thiên hạ[15]. Từ đó về sau, Hoàng hậu Phú Sát thị không còn gọi là [Hiếu Hiền Hoàng hậu] nữa, mà được gọi là 「Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu」.

Về sau, qua các đời Hoàng đế, bà được dâng thụy hiệu đầy đủ là: Hiếu Hiền Thành Chính Đôn Mục Nhân Huệ Huy Cung Khang Thuận Phụ Thiên Xương Thánh Thuần Hoàng hậu (孝賢誠正敦穆仁惠徽恭康順輔天昌聖純皇后).

Câu chuyện sau cái chết

[sửa | sửa mã nguồn]

Khiển trách quan viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu Phú Sát thị

Sau cái chết của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, Càn Long Đế rất tiếc hận và đau buồn, bên cạnh đó còn yêu cầu "Thiên tự nhất hào mô phạm phu phụ", "Thiên tự nhất hào mô phạm gia đình", Càn Long Đế đối với đại tang của Hoàng hậu rất mẫn cảm với bất kì sai phạm nào, vì vậy đã dẫn đến hàng loạt Hoàng tử, Hoàng thân và cả Quan viên cấp cao bị khiển trách.

Đầu tiên là Hoàng trưởng tử Vĩnh Hoàng, cùng Hoàng tam tử Vĩnh Chương trong tang nghi của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu đã biểu hiện không đủ bi thương, liền bị Hoàng đế trách mắng, thậm chí đến độ:「"Hai kẻ bất hiếu này không thể kế thừa đại thống"[16]. Điều này khiến Hoàng tử Vĩnh Hoàng mắc bệnh do lo sợ, và qua đời không lâu sau đó. Sư phụ Am Đạt của Hoàng tử bị phạt trượng, rồi phạt bổng 1 năm, những vị liên quan như Hòa Thân vương Hoằng Trú, Đại học sĩ Lai Bảo cũng bị phạt bổng 3 năm.

Thứ đến là hàng loạt quan viên trong triều bị xét là Thất lễ đối với Hoàng hậu. Như danh thần Tống đốc Lưỡng GiangDoãn Kế Thiện bị phê bình là: 「"Đối với đại tang của Hiếu Hiền Hoàng hậu, chỉ lấy sức làm qua loa, không thật tâm ai kính đối với Hoàng hậu. Y là thân cận của Trẫm, há có thể có đạo lý thờ ơ như vậy?"[17]. Hàn Lâm viện soạn thảo và dâng lên sách văn Hoàng hậu, Càn Long Đế khi xem xét thì thấy 2 chữ "Hoàng tỉ" (皇妣) lại bị viết thành "Tiên Thái hậu" (先太后), mạo phạm Hoàng thái hậu nên khiến ông giận tím mặt, bèn ra chỉ dụ bắt Hình bộ Thượng thư A Khắc Đôn (阿克敦), giao cho Hình bộ trị tội[18].

Các quan viên của Hình bộ thấy Hoàng đế thịnh nộ, tăng thêm xử phạt, nghĩ chỉ giam mà chờ vậy thôi. Không ngờ, Càn Long Đế đang trong kì thịnh nộ không hài lòng, trách cứ Hình bộ "Đảng cùng tuẫn tí", cố ý "Buông thả", toàn bộ đem cả Hình bộ quan viên trên dưới vấn tội, bao gồm: Mãn Thượng thư Thịnh An (盛安), Hán thượng thư Uông Từ Đôn (汪由敦), Thị lang Lặc Nhĩ Sâm (勒尔森), Tiền A Đàn (钱阿群), Triệu Huệ, Ngụy Định Quốc. Riêng A Khắc Đôn bị kết tội "Đại bất kính" với Hoàng thái hậu, trảm chết. Quang Lộc tự Tự khanh mua sắm các vật dùng trong buổi nghi thức tế lễ Hoàng hậu lại bị Hoàng đế định tội: "Không hề sạch sẽ", cho nên Quang Lộc Tự khanh bị giáng cấp thuyên chuyển. Công bộ do chuẩn bị sách bảo thô lậu, toàn bộ bị xử phạt, Thị lang Tác Trụ bị giáng 3 cấp, Đồ Phùng Chấn (涂逢震) bị giáng 4 cấp, vẫn giữ lại làm. Lễ bộ do chưa nghị Vương công hành lễ khi làm sách thụy cho Hoàng hậu, Thượng thư Hải Vọng, Vương An Quốc hàng giáng 2 cấp, vẫn giữ lại làm. Khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu băng thệ, Đốc phủ Đại thần, Đề đốc, Tổng binh các nơi địa phương đều đệ đơn "Quỳ thỉnh thánh an", cũng có "Khấu yết Đại hành Hoàng hậu tử cung", "Quỳ sát đất ai khóc, nước mắt chảy ra không dứt". Càn Long Đế đối với những tấu chương này cũng chỉ xem qua loa, không hề để ý. Nhưng các Mãn tộc Đốc phủ, Tướng quân, Đề đốc, Đô thống, Tổng binh ở các tỉnh, hễ rằng không có tấu thỉnh vào kinh thành, đều hàng giáng 2 cấp, hoặc là bị điều đi quân công ký lục. Như vậy, những quan viên đã chịu xử phạt có: Lưỡng Giang Tổng đốc Doãn Kế Thiện, Mân Chiết Tổng đốc Khách Nhĩ Cát Thiện (喀尔吉善), Hồ Quảng Tổng đốc Tắc Lăng Ngạch, Chiết Giang Tuần phủ Cố Tông (顾琮), Giang Tây Tuần phủ Khai Thái (开泰), Hà Nam Tuần phủ Thạc Sắc (硕色), An Huy Tuần phủ Nạp Mẫn (纳敏),... cộng ra là hơn 50 danh thần Mãn tộc văn võ đại quan. Đặc biệt trong đợt trách phạt này còn có danh thần Trương Đình Ngọc, trong bài tế văn Đông chí cho Hiếu Hiền Hoàng hậu, đã có dùng 2 chữ "Tuyền đài 泉台", Càn Long Đế răn trách:"Hai chữ này dùng cho thường nhân còn tạm được, dùng cho Vương công đại thần đã quá khiên cưỡng, há có thể dùng cho Hoàng hậu?". Trương Đình Ngọc là người chủ yếu phụ trách, liên lụy một loạt quan viên phụ giúp phạt bổng 1 năm.

Tháng 6, khi cử hành tế điện Hiếu Hiền Hoàng hậu điển lễ, đại thần tới không đến một nửa, các Tỉnh Đốc phủ yêu cầu vào kinh tham gia lễ tang cũng quá ít, cái này làm cho Càn Long Đế đặc biệt khó chịu. Vừa lúc, cơ hội tới. Theo tục lệ người Mãn, tang lễ Đế - Hậu, quan viên bọn họ trong 100 ngày không thể cạo tóc, ý nghĩa là tỏ vẻ chuyên tâm bi thống, không rảnh lo cầu kì ngoại hình. Phong tục này vốn không có ghi lại, đến khi Ung Chính Đế băng hà cũng không phải toàn bộ bọn họ noi theo, triều đình cũng không có truy cứu trách nhiệm. Bởi vậy, khi đại tang của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu diễn ra, rất nhiều người đều cạo đầu. Tháng đó, có Tri phủ Cẩm ChâuKim Văn Thuần (金文醇), ở trăm ngày cạo đầu, bị người tố cáo, giao cho Hình bộ, Hình bộ định tội rồi trảm giam. Càn Long Đế đang nổi nóng, vừa vặn gặp được cơ hội giết người này, lại thấy Hình bộ phán quyết, lập tức đem Hình bộ thượng thư Thịnh An gọi tới mắng to một trận, nói hắn làm việc thiên tư, đem hắn nhốt lại. Không lâu lại phát hiện đại quan liêu Tổng đốc của Giang Nam, Hà ĐạoChu Học Kiện (周学健), cùng Tổng đốc Hồ QuảngTắc Lăng Ngạch (塞楞额) đều vi phạm lệnh cấm cạo tóc, do Tắc Lăng Ngạch là người Mãn Châu Bát kỳ, nên hình phạt rất nặng, bị buộc phải tự sát[19]. Những tỉnh như Thịnh Kinh, Hàng Châu, Ninh Hạ, đều bắt quan viên hơn trăm ngày cạo đầu, nhưng không đề cập đến lính tráng, Càn Long Đế liền chỉ ra: "Lính tuy nghèo hèn, nhưng cũng đều là nô bộc Mãn Châu, đáng lý nên cùng quan viên đồng loạt truyền hành. Vì chưa truyền hành, lính tráng bắt đầu từ trong trăm ngày cạo đầu. Các ngươi quên quy tắc cũ Mãn Châu, có thể nói không biết nặng nhẹ. Này chưa kinh qua xử lý, quả thật hồ đồ", như vậy hàng loạt quan viên địa phương bị bắt định tội.

Chi hao thiện đãi

[sửa | sửa mã nguồn]
Một bản Ngự chân của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu.

Số tiền Càn Long Đế bỏ ra để lo tang lễ cho Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu cực kì lớn. Năm đó, ngày 25 tháng 3, Hộ bộ tổng tính tiền là 300.000 lượng bạc trắng, khi đưa tử cung của Hoàng hậu đến Quan Đức điện, Càn Long Đế yêu cầu tu sửa. Quan Đức điện là nơi đặt tử cung của Đế - Hậu sau khi lần đầu ra khỏi cung, công trình bao gồm tân kiến cửa cung, thêm cái tịnh phòng, phô mạn dũng lộ, thềm ngăn nước, xây thêm ngói viện, động viên thợ thủ công 8242 người, làm tráng phu 9593 người, hao phí bạc trắng 9.600 lượng hơn. Tĩnh An trang là nơi tạm đặt tử cung Đế - Hậu sau khi rời Quan Đức điện, vốn có điện phủ, nhưng Càn Long Đế cho rằng quy mô quá nhỏ nên hạ lệnh xây dựng thêm. Từ tháng 4 năm đó khởi công, bao gồm Đại điện, Cửa cung, Điện thờ phụ và các Gian phòng nghỉ (cộng lại 338 gian), công tác xây dựng đã hao phí bạc trắng hơn 90.000 lượng.

Sau khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu qua đời, gia đình của bà vẫn được trọng dụng, thậm chí phá lệ hậu đãi. Em út Phó Hằng, hơn 20 năm, làm Tể làm Tướng, vị trí không hề nhỏ trong vũ đài chính trị dù là phương diện văn học hay quân sự, do vậy phá lệ phong Nhất đẳng Trung Dũng công (一等忠勇公), sau khi mất lại tặng làm Quận vương, là một trong số ít Vương gia không cùng họ của triều Thanh. Cháu của Hoàng hậu là Phúc Khang An, từ nhỏ được Càn Long Đế đưa vào cung dạy dỗ[20], sinh thời phong làm Bối tử, sau khi mất tặng "Quận vương", sủng thần không kém gì Hòa Thân.

Truyền thuyết về cái chết

[sửa | sửa mã nguồn]

Cái chết đột ngột của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu vẫn đi vào truyền thuyết dân gian với những câu chuyện li kỳ. Bên cạnh phỏng đoán vì bà mệt mỏi với cương vị của một Hoàng hậu mà áp lực đến suy kiệt, một thuyết khác đồn đoán cái chết của bà là liên quan đến việc Càn Long Đế đã ngoại tình lén lút với em dâu của bà, vợ của em trai út Phó Hằng.

Theo truyền thuyết, mà cuốn Thanh đại ngoại sử (清代外史) có nói đến, vợ của Phó Hằng rất được Càn Long Đế ưu ái nên thường hay ra vào cung điện thăm hỏi Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu. Trên đường về, vợ của Phó Hằng bị Càn Long Đế bức đến chỗ riêng, cưỡng dâm, vợ của Phó Hằng không cách nào khác bèn im lặng. Người ta đồn rằng, Phúc Khang An, con trai thứ ba của Phó Hằng chính là con ruột của Càn Long Đế, và việc Phúc Khang An cả đời cực kì vinh hiển do Càn Long Đế bảo hộ, là sự thật luôn khiến nhiều người tò mò hoài nghi. Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu biết được việc này, trong lòng oán hận Càn Long Đế, nhưng Hoàng đế không thể biện bạch, nên đành nhẫn nhịn xuống nước. Thế rồi chuyến Nam tuần, Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu cùng Hoàng đế đến Trực Lệ, bước lên du thuyền, tại đây Hoàng hậu lại nhắc đến chuyện gian dâm đê tiện trên, trách mắng Hoàng đế thậm tệ, Càn Long Đế nhẫn nhịn không nổi đã đẩy Hoàng hậu chết đuối.

Lại có cách nói Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu một là tự đập đầu vào cột thuyền, khác thì lại nói bà tự nhảy xuống sông. Những chi tiết sống động như thật. Và lễ tang long trọng mà Càn Long Đế dành cho bà chính là để che giấu chân tướng. Cũng có thuyết nói rằng, khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu tổ chức sinh nhật, mời toàn bộ họ hàng vào chung vui, trong đó có vợ của Phó Hằng. Mọi người vui vẻ nên có quá chén, vợ của Phó Hằng uống quá nhiều, nên được Hoàng hậu sai cung nữ dìu đến chỗ khác nghỉ ngơi. Càn Long Đế khi đó cũng say, vô tình đi theo vợ của Phó Hằng, và rồi cả hai truy hoan, sinh ra Phúc Khang An. Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu về sau biết được, khóc lóc thống khổ, đòi sống đòi chết. Sau đó, Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu cùng Hoàng đế Nam tuần, thế nhưng Hoàng đế lại tham hoa tươi diệp liễu, cải trang lên thành tìm gái ca kỹ, Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu không nhịn được nữa mà nhảy sông tự sát.[cần dẫn nguồn]

Cả đời truy điệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu qua đời, bắt đầu một thời gian tiếc thương vợ cả đời của Càn Long Đế. Quá trình lần lượt khi hết đầy tháng, 2 tháng, trăm ngày, di phụng,... mỗi lần đều có thơ của Hoàng đế đích thân viết. Sự truy điệu của hoàng đế dành cho vị đích thê này được thể hiện bằng số lượng thơ đáng kinh ngạc.

Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu luôn được Càn Long Đế tiếc thương.

Bài đầu tiên là 《Mậu Thần Đại Hành hoàng hậu vãn thi - 戊辰大行皇后挽诗》, tổng kết tự thuật phu thê sinh hoạt 22 năm cảm tình sâu nặng, nỗi đau thống khổ. Ngoài ra, đáng kể nhất là Thuật bi phú (述悲赋), sáng tác sau khi mãn tang trăm ngày của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu.

Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu thân tàm đồ.

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà sinh cho Càn Long Đế được hai Hoàng tử và hai Hoàng nữ:

Trong văn hoá đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim ảnh truyền hình Diễn viên Nhân vật
2002 Giang sơn vi trọng Trần Nghệ Phú Sát thị
2002 Càn Long du Giang Nam Xa Thi Mạn Phú Sát hoàng hậu
2005 Ngự dụng nhàn nhân Đằng Lệ Danh Phú Sát hoàng hậu
2005 Thiếu niên Bảo thân vương Trương Bội Bội Phú Sát·Vinh Nhi (富察·荣儿)
2008 Thượng thư phòng Dương Mịch Phú Sát·Đôn Nhi (富察·敦儿)
2010 Chân Hoàn truyện Viên Nghệ Phú Sát thị
2018 Diên Hi công lược Tần Lam Phú Sát·Dung Âm (富察·容音)
2018 Như Ý truyện Đổng Khiết Phú Sát·Lang Hoa (富察·琅嬅)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nguyên văn: 辉发氏文清公阿兰泰之后
  2. ^ Nguyên văn: "历相三朝,年逾大耋,抒忠宣力,端谨老成,领袖班联,名望夙重,举朝未有若此之久者"
  3. ^ Chữ "Thánh quyến" tức là ơn Vua, câu này là nói người được hưởng ơn lộc lớn từ Vua.
  4. ^ Nguyên văn:"明(明珠)、索(索额图)既败后,公(马齐)同其弟太尉公武(马武),权重一时,时谚云'二马吃尽天下草'。
  5. ^ Ví dụ cho chuyện này Du Quý phi Hải thị, nơi bà ở khi sinh Vĩnh Kỳ và vào lúc cuối đời đều có khác nhau.
  6. ^ Nhung hoa là một dạng hoa giả được làm bằng vải nhung, vì đồng âm với vinh hoa của tiếng Hán nên phụ nữ Mãn Thanh rất ưa chuộng.
  1. ^ a b c Quất Huyền Nhã (11 tháng 5 năm 2017). “清后妃系列·孝贤纯皇后” [Hệ liệt hậu phi nhà Thanh - Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu]. Kknews. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.[liên kết hỏng]
  2. ^ Thiếu Độc Hồng Lâu (14 tháng 8 năm 2020). “历史上真实的富察皇后,乾隆帝心底永远的白月光” [Chuyện chân thật về Phú Sát hoàng hậu trong lịch sử]. Sohu.
  3. ^ Từ Quảng Nguyên 2015, tr. 219.
  4. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), Quyển 58:癸未。上诣皇太后宫问安。立嫡妃富察氏为皇后。谕礼部、钦奉皇太后懿旨。伦常攸重。肇始坤元。风化由基。恒资内辅。礼昭王制。聿隆褕翟之仪。诗首关睢。爰启肃雝之治。典至钜也。皇帝嫡妃富察氏、恭淑性成。柔嘉素著。宫廷视膳。笃敬顺以承欢。壸掖传徽。昭俭勤而宣教。动符礼度。化洽贤慈。宜正位于中宫。用光襄夫宸极。应立为皇后。以崇内治。以裕嘉祥。钦此。朕祇遵慈命。立嫡妃富察氏为皇后。应行典礼。尔部详察具奏。
  5. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), Quyển 58:丁亥。上礼服。御太和殿。宣制。命保和殿大学士鄂尔泰为正使。户部尚书海望为副使。持节。赍册宝。册立嫡妃富察氏为皇后。册文曰。朕闻乾坤定位。爰成覆载之能。日月得天。聿衍升恒之象。惟内治乃人伦之本。而徽音实王化所基。茂典式循。彝章斯举。咨尔嫡妃富察氏、钟祥勋族。秉教名宗。当亲迎之初年。礼成渭涘。膺嫡妃之正选。誉蔼河洲。温恭娴图史之规。敬顺协珩璜之度。承欢致孝。问安交儆于鸡鸣。逮下流恩。毓庆茂昭于麟趾。允赖宜家之助。当隆正位之仪。兹奉崇庆皇太后慈命。以金册金宝。立尔为皇后。尔其祗承懿训。表正壸仪。奉长乐之春晖。勖夏凊冬温之节。布坤宁之雅化。赞宵衣旰食之勤。恭俭以率六宫。仁惠以膺多福。螽斯樛木。和风溥被于闺闱。茧馆鞠衣。德教覃敷于海宇。永绥天禄。懋迓鸿禧。钦哉。
  6. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), Quyển 58: ○戊子。皇太后礼服。御慈宁宫。升座。仪驾全设。中和韶乐作。上礼服。率诸王大臣行庆贺礼。众官俱于午门外。随班行礼毕。皇太后还宫。上御太和殿。王公大臣文武官员。进表。行庆贺礼。是日、以册立皇后礼成。颁诏天下。诏曰。朕惟位昭天地。乾行与坤顺同功。治洽家邦。壸政与朝章并肃。诗纪睢麟之盛。礼隆褕翟之荣。所以秩彝伦而承禋祀也。灿乎钜典。炳有成规。朕缵绍丕图。统绥群服。御极之初。恭奉圣母崇庆皇太后懿旨。以嫡妃富察氏、秀毓华门。礼娴内则。柔慎秉于粹性。温恭著乎令仪。殚诚敬以事庭闱。孝同孺慕。抒恪勤而持禁掖。德懋纯修。和平敷芣苢之仁。浣濯比葛覃之俭。淑仪咸备。景福维新。允宜册立为皇后。时值永怀方切。大礼有稽。兹当即吉之辰。用定中宫之位。祗遵慈谕。载考鸿章。谨告天、地、宗庙、社、稷。于乾隆二年十二月初四日。册立嫡妃富察氏为皇后。俾得敬承玺绂。并佐清宁。璇宫之庆典斯彰。寰宇之恩施宜沛。所有事宜。开列于后。一、岳镇四渎庙宇。该地方官。查有栋椽倾损、藻饰未完者。奏明完葺。以致敬诚。一、王公以下。至奉恩将军。及闲散宗室等。俱加恩赐。一、民公侯伯以下。二品大臣以上命妇。著加恩赐。一、八旗满洲、蒙古、汉军、四十以上从小夫妇者。该部议加恩典。一、从前恩诏后官员。有升职解任。及加级改衔者。准照其职衔。给与封典。一、除十恶及谋杀故杀不赦外。犯法妇人。查与赦免。于戏。日明月俪。祥徵泰祉之符。巷舞衢歌。喜协敉宁之瑞。布告天下。咸使闻知。
  7. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1927): 高宗孝賢純皇后,富察氏,察哈爾總管李榮保女。高宗為皇子,雍正五年,世宗冊后為嫡福晉。乾隆二年,冊為皇后。后恭儉,平居以通草絨花為飾,不御珠翠。
  8. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), Quyển 305:○谕王大臣等、皇七子永琮。毓粹中宫。性成夙慧。甫及两周。岐嶷表异。圣母皇太后因其出自正嫡。聪颖殊常。钟爱最笃。朕亦深望教养成立。可属承祧。今不意以出痘薨逝。深为轸悼。建储之意。虽朕衷默定。而未似端慧皇太子之书旨封贮。又尚在襁褓。非其兄可比。且中宫所出。于古亦无遭殇追赠。概称储贰之礼。但念皇后名门淑质。在皇考时。虽未得久承孝养。而十余年来。侍奉皇太后。承欢致孝。备极恭顺。作配朕躬。恭俭宽仁。可称贤后。乃诞育佳儿。再遭夭折。殊难为怀。皇七子丧仪。应视皇子从优。著该衙门遵旨办理。送入朱华山园寝。复念朕即位以来。敬天勤民。心殷继述。未敢稍有得罪天地祖宗。而嫡嗣再殇。推求其故。得非本朝自世祖章皇帝以至朕躬。皆未有以元后正嫡。绍承大统者。岂心有所不愿。亦遭遇使然耳。似此竟成家法。乃朕立意私庆。必欲以嫡子承统。行先人所未曾行之事。邀先人所不能获之福。此乃朕过耶。此朕悲悼之余。寻思所及。一并谕王大臣等知之。
  9. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), Quyển 306: 赐皇七子谥曰悼敏皇子。于曹八里屯暂安。
  10. ^ a b Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), Quyển 315: ○上素服御太和门。遣正使庄亲王允禄、副使平郡王福彭、赍册宝。诣观德殿册谥大行皇后。册文曰、内治丕昭。夙播周南之雅化。坤仪懋著。宜扬妫汭之芳声。稽茂典于容台。易名綦重。备鸿章于閟寝。命册攸崇。琬刻初呈。瑶缄永焕。惟皇后祥钟勋族。教秉名宗。柔嘉协图史之规。淑慎表珩璜之度。荷皇考之慈命。作配朕躬。蒙皇妣之褒称。深嘉至性。肃自坤宁正位。每宵旰之相资。常偕萱殿承欢。实凊温之是代。奉神灵之统。克嗣徽音。端宫府之型。宏宣令问。礼修茧馆。俭勤则躬曳练衣。恩洽椒涂。仁恕则泽均樛木。综平生之懿行。莫罄揄扬。荐壹惠之鸿名。用垂久远。式循彝典。爰布明纶。在昔黔娄。谥定于其妻。亦越展禽。诔传于乃妇。盖由伉俪之笃。匪朝伊夕以相从。斯能纤悉无遗。有美而文之备至。追思皇后之淑德。惟朕知之为最深。畴咨谥典之隆称。自朕衡之而允协。惟贤与孝。实乃兼优。曰孝且贤。词无溢美。兹以册宝。谥曰孝贤皇后。于戏。阐扬至行。寸心可信于千秋。约举大端。两字实该夫众善。金章龙纽兰宫之宝器犹新。香检鸾书黼帐之琅函肇设。祇膺宠贲。默鉴追思。哀哉。
  11. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), Quyển 311: 乾隆十三年。戊辰。三月。庚子。驻跸河西务。: 丙午。谕礼部。皇后富察氏。德钟勋族。教秉名宗。作配朕躬。二十二年。正位中宫。一十三载。逮事皇考。克尽孝忱。上奉圣母。深蒙慈爱。问安兰殿。极愉婉以承欢。敷化椒涂。佐忧勤而出治。性符坤顺。宫廷肃敬慎之仪。德懋恒贞。图史协贤明之颂。覃宽仁以逮下。崇节俭以禔躬。此宫中府中所习知。亦亿人兆人所共仰者。兹于乾隆十三年三月十一日崩逝。眷惟内佐。久藉赞襄。追念懿规。良深痛悼。宜加称谥。昭茂典于千秋。永著徽音。播遗芬于奕禩。从来知臣者莫如君。知子者莫如父。则知妻者莫如夫。朕昨赋皇后挽诗。有圣慈深忆孝。宫壸尽称贤之句。思惟孝贤二字之嘉名。实该皇后一生之淑德。应谥为孝贤皇后。所有应行典礼。尔部照例奏闻。
  12. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), Quyển 315:○乙巳。以册谥孝贤皇后。颁诏天下。诏曰、朕惟德协安贞。式著顺承之义。化成久道。方资俪照之辉。佐内治于椒庭。芳型遽邈。表徽音于瑶牒。茂典宜昭。皇后富察氏。庆毓仙源。瑞钟月极。贞仁夙赋。秉礼教于勋门。淑慎性成。卜嘉祥于世族。当伣天而作配。壸政聿修。迨应地以承庥。坤仪益懋。逮事皇考世宗宪皇帝。皇妣孝敬宪皇后。克励诚心。永符孝则。问安之礼。早著于当年。追远之忱。常如夫一日。上奉圣母崇庆慈宣皇太后。敬体欢心。深蒙慈爱。萱帏愉色。非徒视膳之文。兰殿和风。允洽承颜之喜。二十二年之内。敬顺无违。一十三载以来。温恭合度。统六宫而敷化。佐宵旰以忧勤。总九御以垂型。翊修和之治理。宽仁逮下。则樛木恩融。节俭禔躬。则葛覃风古。每相咨于内殿。无非下轸民依。即交儆于行宫。犹恐上烦懿念。历观古之贤后。盖实无以加兹。今乾隆十三年三月十一日崩逝。眷惟孝行。圣慈之悼惜方深。缅厥贤声。宫壸之悲思曷已。夫典隆议谥。即朕意不得而私。而德足称名。实众心之所共协。爰诏所司。详稽彝宪。祗告太庙。以本年五月二十一日。册谥为孝贤皇后于戏。播媺称于万国。礼备哀荣。扬淑范于千秋。道光图史颁示天下。咸使闻知。
  13. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1824, Quyển 39: 大学士王杰等遵旨谨拟。恭上孝贤皇后尊谥曰。孝贤诚正敦穆仁惠辅天昌圣纯皇后。恭上孝仪皇后尊谥曰。孝仪恭顺康裕慈仁翼天毓圣纯皇后。得旨、是。依议。
  14. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1824, Quyển 51: 辛酉。命成亲王永瑆、恭代行朝奠礼。上御素服。冠缀缨纬。先诣东陵恭谒昭西陵。孝陵。孝东陵。景陵。行礼毕。至裕陵更衣幄次。御礼服。诣隆恩殿。孝贤纯皇后孝仪纯皇后神位前。行礼。恭奉册。宝上孝贤纯皇后尊谥。册文曰。德协坤仪。仰慈型之配极。化均曦曜。追粹范之齐宸。正位以统六宫。聿宣内教。垂庥而传万嗣。载缅前徽。爰纪彝章。用崇显号。钦惟皇妣孝贤皇后厚应含章。庆符履福。嗣音奉圣。襄孝养于宫庭。佐治承天。赞勤劳于宵旰。持躬笃挚。秉性端庄。式彰敦厚之风。用播穆宣之政。推恩辑睦。仁声悉播于椒涂。逮下慈和。惠泽周敷于兰掖。溯年丁未。重华庆俪日之祥。越岁戊辰。德水怆春风之变。称贤忆孝。大名实本于挽章。幻喜成悲。笃念久彰于词句。母仪共仰。未伸逮事之忱。天则同符。宜上追尊之典。舀禄方钟于未艾。尊亲并戴于无疆。镌华玉以扬芬。镂赤文而焕彩。谨奉册、宝、恭上尊谥。曰孝贤诚正敦穆仁惠辅天昌圣纯皇后。于戏。昭垂默鉴。蕃厘之佑启方长。懋著崇称。懿德之留贻宛在。愧显扬之莫报、祈灵爽之来歆。谨言。
  15. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1824, Quyển 52: 以升祔太庙礼成。颁诏天下。诏曰。朕惟诗颂思成。受命笃溥将之庆。易称殷荐。系爻稽萃涣之占。世德作求。虔奉上仪而登祔。思皇多祜。允敷大泽以颁纶。载考徽章。丕昭懿榘。钦惟皇考高宗纯皇帝乾符广运。鼎祚炽昌。乎帝载以钦崇。笃皇穹之眷佑。继述炳馨香之治。敷贲訏谟。经纶兼创守之勋。宣昭茂绪。日孜月矻。绎政典以求宁。堂儆廉箴。勖官常而赞治。议道自己。庶绩其凝。用中于民。彝伦攸叙。思周禹服。农题递进于枫墀。屏揭幽图。时纪遥谙于蔀屋。惠心勿问。其益元方。简孚有稽。维良折狱。抚辰观化。绚景庆于天文。迪道敷言。阐典谟于圣诲。鸿成耆定。逾三万以开疆。骏烈布昭。蒇十全而赢绩。道洽政治。允升于大猷。纲举目张。以庥于前政。惇大成裕。至诚徵行健之原。悠久无疆。醲化际纯熙之会。绥万邦而怙冒。莫不尊亲。崇九庙之烝尝。是用孝享。皇妣孝贤纯皇后仪天立极。炳月垂光。穆雍章彤史之型。宫廷佐养。祗敬翊丹宸之治。壸掖宣慈。皇妣孝仪纯皇后厚载同符。思齐俪德。扬庥内政。殚诚敬以承襄。毓庆中闱。笃恩勤于顾复。本仁祖义。肇禋允叶夫同尊。假庙飨亲。举典聿隆夫合祔。谨率诸王贝勒。文武群臣。于嘉庆四年九月十九日。恭奉高宗法天隆运至诚先觉体元立极敷文奋武孝慈神圣纯皇帝神位。孝贤诚正敦穆仁惠辅天昌圣纯皇后神位。孝仪恭顺康裕慈仁翼天毓圣纯皇后神位。合祔于太庙。延禧姬箓。卜年世而弥增。景范尧门。升几筵而有恪。既襄盛典。宜沛鸿施。所有事宜。开列于后。一、内外大小各官。于从前恩诏后。升职加衔补官者。悉照现在职衔。给与封典。一、试职各官。俱准实授。一。贡生监生。仍派大臣官员。考定职衔。照旧例送吏部注册。一、各省儒学。以正贡作恩贡。次贡作岁贡。一、贡生监生在监肄业者。免坐监一月。一、军民年七十以上者。许一丁侍养。免其杂派差使。一、穷民无力营葬。并无亲族收瘗者。该地方官择隙地多设义冢。随时掩埋。无使抛露。于戏。缵昌图而右序。燕及皇天。跻太室以升香。昭兹来许。追养继孝。敬维光训以钦承。锡类推恩。仰溯馨闻而普被。布告天下。咸使闻知。
  16. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1799, Quyển 317: 至观德殿孝贤皇后梓宫前奠酒。谕诸王满洲大臣等、今皇后大事。百日已满。朕如不降旨晓谕。尔等亦不能明晰朕意。皇后之事。朕甚哀痛者。非惟皇后与朕、二十二载伉俪相得之意而已实惟宗庙社稷神器之重。付畀不得其人。每一念及深为心悸。试看大阿哥、年已二十一岁。此次于皇后大事。伊一切举动。尚堪入目乎。父母同幸山东。惟父一人回銮至京。稍具人心之子。当如何哀痛。乃大阿哥、全不介意。祇如照常当差。并无哀慕之忱。朕彼时降旨。谓大阿哥昏庸者。特以不孝之罪甚大。伊不能当。故委婉施恩将伊开脱。以全其生路。若将伊不孝之处表白于外伊尚可忝生人世乎。今事虽已过朕如不显然开示。以彼愚昧之见。必谓母后崩逝。弟兄之内惟我居长。日后除我之外。谁克肩承重器。遂致妄生觊觎。或伊之师傅谙达哈哈珠色太监等。亦谓伊有可望因起僭越之意。均未可定。此位所关重大仰承祖宗统绪垂及子孙。孟子曰以天下与人易为天下得人难。实为至论。从前以大阿哥断不可立之处。朕已洞鉴。屡降旨于讷亲、傅恒矣。至三阿哥、朕先以为尚有可望。亦曾降旨于讷亲等。今看三阿哥、亦不满人意。年已十四岁全无知识。此次皇后之事。伊于人子之道毫不能尽。若谓伊年齿尚幼。皇祖大事之时。朕甫十二岁。朕如何克尽孝道之处。朕之诸叔。及大臣内旧人。皆所亲见。亦曾如伊等今日乎。朕并非责备伊等。伊等俱系朕所生之子。似此不识大体。朕但深引愧而已。尚有何说。此二人断不可承继大统。
  17. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1799, Quyển 321: ○庚午。谕军机大臣等、安宁解任来京候旨。苏州巡抚印务。著尹继善兼理。安宁此番系获罪来京。非寻常陛见可比。伊于孝贤皇后大事。仅饰浮文。全无哀敬实意。伊系亲近旧仆。岂有如此漠不关心之理。且闻有罔顾官箴。置办本处女子为妾之事。负朕深恩。殊非意料所及。因伊随侍有年。故未明降谕旨。伊一切任内所办事务。有无未清。及关税有无染指。来京时、任所赀财。作何布置安顿。并伊一路情状若何。著交总督尹继善、一一详悉确查。据实具奏。若稍为瞻顾。丝毫徇隐。将来别经发觉。惟尹继善是问。
  18. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1799, Quyển 333: ○又谕、今日翰林院奏大行皇后册文内。有皇妣字。清文繙为先太后。从来繙译。有是理乎。此非无心之过。文意不通所可比。且此文留中、欲细览交出。及看出大不敬背谬之处。欲传旨询问。则阿克敦等、皆已散去。此又从来所无者。岂有呈览之本留中、未降谕旨。而请旨之大臣。弃而他往之理。大学士张廷玉、年老尚可。阿克敦亦老迈乎。此皆阿克敦、因前日解其协办大学士之故。心怀怨望。见于辞色耳。伊于皇考时。获罪后复起用。朕用伊至尚书。数年来实无出众宣猷之处。而每以文学老成自命。不得升用。辄怀怏怏。人臣无将。此之谓也。阿克敦著革职。交刑部问罪。德通等、著交部严察议奏。
  19. ^ Hoàng Hồng Thọ 1915, Quyển 3: 閏月殺湖廣總督塞楞額知府金文醇革江南總河周學健湖廣廵撫彭樹葵楊錫紱職罰修直隸城工皆坐皇后喪中剃頭也刑部尙書盛安因議文醇罪案從輕論死。
  20. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1799, Quyển 1296:福康安由垂髫豢养。经朕多年训诲。至于成人。

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một vài thông tin về Joy Boy  - One Piece
Một vài thông tin về Joy Boy - One Piece
Ông chính là người đã để lại một báu vật tại hòn đảo cuối cùng của Grand Line, sau này báu vật ấy được gọi là One Piece, và hòn đảo đó được Roger đặt tên Laugh Tale
Giải nghĩa 9 cổ ngữ dưới Vực Đá Sâu
Giải nghĩa 9 cổ ngữ dưới Vực Đá Sâu
Tìm hiểu những cổ ngữ được ẩn dấu dưới Vực Đá Sâu
Paimon không phải là Unknown God
Paimon không phải là Unknown God
Ngụy thiên và ánh trăng dĩ khuất
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Oreki Hōtarō (折木 奉太郎, おれき・ほうたろう, Oreki Hōtarō) là nhân vật chính của Hyouka