Phạm Đăng Lân

Phạm Đăng Lân
Chức vụ
Giám đốc Tân cảng Sài Gòn
Nhiệm kỳ11/1966 – 12/1967
Cấp bậc-Chuẩn tướng (10/1964)
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Cục trưởng Cục Công Binh
Nhiệm kỳ1/1965 – 11/1966
Cấp bậc-Chuẩn tướng
Kế nhiệm-Đại tá Nguyễn Chấn
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Công Binh
Nhiệm kỳ11/1963 – 1/1965
Cấp bậc-Đại tá (11/1963)
-Chuẩn tướng
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Quyền Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Công Binh
Nhiệm kỳ12/1962 – 11/1963
Cấp bậc-Trung tá (12/1955)
Tiền nhiệm-Trung tá Trần Ngọc Thức
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Liên Đoàn trưởng Liên đoàn 4 Công binh
kiêm Chỉ huy phó Bộ chỉ huy Công binh
Nhiệm kỳ6/1957 – 12/1962
Cấp bậc-Trung tá
Vị tríQuân khu Thủ đô
Chỉ huy trưởng Trường Công binh
Nhiệm kỳ3/1955 – 6/1957
Cấp bậc-Thiếu tá (3/1955)
-Trung tá
Vị tríQuân khu Thủ đô
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Pháp
 Việt Nam Cộng hòa
SinhTháng 3 năm 1927
Sài Gòn, Việt Nam
Mất30 tháng 3 năm 2017
Montpellier, Pháp
Nơi ởMontpellier, Pháp
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
Họ hàngCác em:
Phạm Kim Quy
Phạm Thị Phụng
Phạm Kim Tấn
Phạm Kim Tài
Phạm Thị Loan
Phạm Thị Kim Anh
Phạm Kim Luông
Học vấnTú tài bán phần
Alma mater-Trường Trung học chương trình Pháp tại Sài Gòn
-Trường võ bị Viễn Đông Nước Ngọt, Vũng Tàu
-Trường Quân sự Saint Cyr (Coetquidan), Pháp
-Trường đào tạo chuyên môn ngành Công Binh tại Angers, Pháp
-Trường Chỉ huy Tham mưu Fort Leavenworth, Hoa Kỳ
Quê quánNam Kỳ
Phục vụ trong quân đội
Thuộc Quân lực VNCH
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1947-1967
Cấp bậc Chuẩn tướng
Đơn vị Cục Công binh
Tổng cục Tiếp vận
Chỉ huy QĐ Liên hiệp Pháp
Quân đội Quốc gia
Quân lực VNCH
Tham chiến-Chiến tranh Đông Dương
-Chiến tranh Việt Nam

Phạm Đăng Lân (1927-2017), nguyên là cựu tướng lĩnh thuộc ngành Tiếp vận của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ khóa 2 trường Võ bị Viễn Đông do Chính quyền thuộc địa Pháp mở ra tại một tỉnh thuộc Duyên hải miền Đông Nam phần Việt Nam với mục đích đào tạo sĩ quan người Việt phục vụ cho Quân đội Liên hiệp Pháp. Trong thời gian tại ngũ, ông chỉ phục vụ trong ngành chuyên môn của mình.

Tiểu sử & Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh vào tháng 3 năm 1927 tại Sài Gòn trong một gia đình thương nhân. Năm 1946, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp tại Sài Gòn với văn bằng Tú tài bán phần (Part I).

Quân đội Liên hiệp Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa thu năm 1947, ông tình nguyện nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp, mang số quân: 47/101.388. Theo học khóa Đỗ Hữu Vị trường Sĩ quan Nước Ngọt Vũng Tàu,[1] khai giảng vào tháng 8 năm 1947. Tháng 6 năm 1948, tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Sau khi đậu cuộc thi tuyển ông được cử đi du học tai Pháp tại Học viện Quân sự Coetquidan Saint Cyr, Pháp, khóa Promotion Général Leclerc, khai giảng tháng 10/1948, mãn khóa tháng 8/1949. Sau đó ông theo dự khóa tu nghiệp chuyên môn về ngành công binh tại Angers, Pháp, khai giảng tháng 10/1949, mãn khóa tháng 8/1950. Ra trường, ông được tuyển chọn vào ngành Công binh với chức vụ Trung đội trưởng của Đại đội 2 Công binh chiến đấu thuộc Đệ nhị Quân khu.

Quân đội Quốc gia Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1950, chuyển sang phục vụ cho Quân đội Quốc gia ông được thăng cấp Trung úy tại nhiệm, sau đó được cử làm Đại đội trưởng Đại đội 2 Công binh chiến đấu. Đầu năm 1953, ông được thăng cấp Đại úy và được cử làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Công binh chiến đấu.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối tháng 3 năm 1955, ông được thăng cấp Thiếu tá và được cử vào chức vụ Chỉ huy trưởng Trường Công binh. Cuối tháng 10 cùng năm, nền Đệ nhất Cộng hòa ra đời, đồng thời Quân đội Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tháng 12 cuối năm, ông được thăng cấp Trung tá tại nhiệm.

Giữa năm 1957, ông được giữ chức vụ Liên đoàn trưởng Liên đoàn 4 Công binh kiêm Chỉ huy phó Bộ chỉ huy Công binh. Đến cuối năm 1962 Ông được chỉ định vào chức vụ quyền Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Công binh. Đầu năm 1963, ông được cử đi du học khóa Chỉ huy Tham mưu cao cấp tại trường Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, Tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ (mãn khóa Tháng12 Năm1962). Sau khi mãn khóa về nước ông tiếp tục giữ chức vụ quyền Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Công Binh.

Cuối năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm (1 tháng 11). Ngày 5 tháng 11, ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm và chính thức được bổ nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Công binh.[2]

Tháng 10 năm 1964, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm. Qua đầu năm 1965, ngành Công binh được đổi tên thành Cục Công binh và ông trở thành Cục trưởng đầu tiên.

Tháng 11 năm 1966 đến cuối năm 1967 ông được cử làm Giám đốc Tân Cảng Sài Gòn

Tháng 12 năm 1967, ông được giải ngũ (hồi hưu). Khi trở về đời sông dân sự, ông tiếp tục học lên Đại học Dược khoa. Tốt nghiệp trở thành Dược sĩ (Dec 1970)

Ngày 30 tháng 4, ông cùng gia đình di tản khỏi Việt Nam. Sau đó được đi định cư ở Paris, Pháp. Ông đi làm tại bệnh viện Quân đội Pháp ở Bercy, Paris và học lại bằng Dược Sĩ tại Đại học Paris, tốt nghiệp vào tháng 6 năm 1987.

Ngày 30 tháng 3 năm 2017 ông từ trần tại nơi định cư cuối cùng Montpellier, Pháp, hưởng thọ 90 tuổi.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bào đệ: Phạm Kim Quy, Phạm Kim Tấn, Phạm Kim Tài, Phạm Kim Luông.
  • Bào muội: Phạm Thị Phụng, Phạm Thị Loan, Phạm Thị Kim Anh.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Khóa Đỗ Hữu Vị còn gọi là khóa 2 của trường Võ bị Liên quân Viễn Đông. Khóa 1 Nguyễn Văn Thinh được mở và đào tạo sĩ quan tại Đà Lạt, sau nhường cơ sở lại cho trường Võ bị Quốc gia từ Huế chuyển về. Trường Liên quân Viễn Đông dời về Vũng Tàu và đổi tên thành trường Sĩ quan Nước Ngọt.
    -Tốt nghiệp khóa Đỗ Hữu Vị cùng với tướng Phạm Đăng Lân, về sau lên tướng còn có Cố Đại tướng Đỗ Cao Trí và Thiếu tướng Nguyễn Xuân Trang.
  2. ^ Tướng Phạm Đăng Lân là chỉ huy thứ hai của ngành Công binh thay thế Trung tá Trần Ngọc Thức (Tốt nghiệp khóa 2 Võ bị Huế) bị kỷ luật và giải ngũ vì liên can đến vụ vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt át xít vào ngày 17 tháng 7 năm 1963.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan