Phạm Thanh Hà | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Phạm Thanh Hà |
Ngày sinh | 22 tháng 7, 1959 |
Nơi sinh | Hà Nội, Việt Nam |
Quê hương | Tứ Kỳ, Hải Dương |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | Quay phim |
Học vị | Thạc sĩ |
Sự nghiệp nghệ thuật | |
Đào tạo | Viện Điện ảnh Quốc gia S. A. Gerasimov |
Giải thưởng | |
Giải Cánh diều 2011 Quay phim xuất sắc | |
Website | |
Phạm Thanh Hà trên IMDb | |
Phạm Thanh Hà (sinh năm 1959) là nhà quay phim điện ảnh, nhiếp ảnh gia Việt Nam,[1] ông được biết đến qua bộ phim Mùi cỏ cháy do Nguyễn Hữu Mười đạo diễn.[2]
Phạm Thanh Hà sinh ngày 22 tháng 07 năm 1959[1] tại Hà Nội, quê nhà của Thanh Hà ở xã Đông Kỳ,[3] huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, tên của ông được đặt theo tên một huyện của địa phương.[3]
Trong thời gian thực hiện nghĩa vũ quân sự, năm 1983, lần đầu tiên một bức ảnh do ông chụp được đăng báo. Năm 1985, Phạm Thanh Hà không ra quân mà chuyển Điện ảnh Bộ đội Biên phòng. Tại đây, ông may mắn được phụ máy cho Nghệ sĩ Ưu tú Phùng Bá Gia.[3]
Năm 1986, Phạm Thanh Hà theo học lớp quay phim tại trường Điện ảnh quốc tế - VGIK - Liên Xô. Năm 1992, ông tốt nghiệp về nước, làm việc tại Hãng phim truyện I; năm 1995, ông được làm quay phim chính tại Hãng.[3] Từ năm 2002,[3] Phạm Thanh Hà tham gia quay phim tại các Hãng phim và các Đài Truyền hình, đồng thời đào tạo các khóa quay phim. Năm 2011, ông chính thức chuyển về trường Đại học Sân khấu & Điện ảnh Hà Nội làm công tác giảng dạy quay phim.[3] Phạm Thanh Hà sau này từng giữ chức vị trưởng khoa Nghệ thuật Nhiếp ảnh, Chủ nhiệm bộ môn Quay phim Truyền hình[4][3] và là thành viên Ban Giám khảo phim truyện Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18 và một số giải thưởng điện ảnh khác.[5] Ngoài chuyên môn quay phim, ông còn là một nhiếp ảnh gia.[6][7]
Năm 2011, với bộ phim Mùi cỏ cháy, Phạm Thanh Hà đã giành đươc giải Quay phim xuất sắc hạng mục phim điện ảnh tại Giải Cánh diều 2011. Ông đã viết và dịch nhiều cuốn sách chuyên ngành. Gần đây nhất, cuốn sách Quay phim Điện ảnh và Truyền hình của ông đã được trao giải thưởng Cánh diều bạc năm 2016. Năm 2017, Viện Phim Việt Nam đã tổ chức tôn vinh những đóng góp của Phạm Thanh Hà qua chương trình giao lưu chuyên đề Góc nhìn điện ảnh qua ống kính – Nhiếp ảnh gia, NSƯT, nhà Quay phim Phạm Thanh Hà.[8]
Năm | Tác phẩm | Đạo diễn | ĐỊnh dạng | Chú thích |
---|---|---|---|---|
Lời ru muộn màng | Phim tài liệu | [4] | ||
1993 | Platon - Thành | |||
1994 | Đường mòn trên biển Đông | Lê Thi | ||
1995 | Trăng tỏ thềm lan | Lê Đức Tiến | Video | |
1996 | Trung du | Trần Phương | Truyền hình | [9] |
1996 | Hoa muống biển | Điện ảnh | [4] | |
1996 | Con sẽ là cô chủ | Hà Lê Sơn | Truyền hình | [4] |
1996 | Quá khứ không dịu êm | Lê Đức Tiến | [4] | |
1997 | Hoàng hôn dang dở | [4] | ||
1997 | Giọt nước mắt giữa hai thế kỷ | Trần Phương | [9] | |
1998 | Tiếng sáo ly hương | Điện ảnh | [9] | |
1998 | Đôi vòng ngọc | Nguyễn Quang | [4] | |
1999 | Ngã ba thời gian | Trần Phương | Truyền hình | [9] |
Hạnh phúc qua đám mây mầu | Hà Văn Trọng
Nguyễn Huy Hoàng |
Điện ảnh | ||
Dưới tán rừng lặng lẽ | Nguyễn Quang | |||
2003 | Lưới trời | Phi Tiến Sơn | [4] | |
2003 | Trò đùa của Thiên Lôi | Nguyễn Quang | ||
2003 | Đứa con vùng đồi | Trần Trung Dũng | Truyền hình | [4] |
2005 | Điệp vụ thứ nhất | Nguyễn Quang | ||
2005 | Cầu ông tượng | Phi Tiến Sơn | Điện ảnh | [4] |
2006 | Sinh mệnh | Đào Duy Phúc | [4] | |
2009 | Chớp mắt cùng số phận | Lê Ngọc Linh | [10] | |
2010 | Hoa đào | Nguyễn Thế Vinh | [4] | |
2011 | Mùi cỏ cháy | Hữu Mười | [4] | |
2015 | Trên đỉnh bình yên |
Năm | Giải thưởng | Hạng mục | Tác phẩm | Chú thích |
---|---|---|---|---|
2004 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13 | Kỹ thuật xuất sắc | Trò đùa của Thiên Lôi | [11] |
2012 | Giải Cánh diều 2011 | Quay phim xuất sắc | Mùi cỏ cháy | [12] |
2017 | Giải Cánh diều 2016 | Công trình nghiên cứu, lý luận phê bình | Quay phim điện ảnh và truyền hình | [13] |