Lý Thái Dũng

Nghệ sĩ nhân dân
Lý Thái Dũng
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Lý Thái Dũng
Ngày sinh
14 tháng 2, 1964 (60 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNhà quay phim
Gia đình
Bố
Lý Thái Bảo
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (2015)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1985 – nay
Đào tạoTrường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội
Trường Đại học Điện ảnh La Femis
Trường Đại học Điện ảnh HFF
StudioHãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (trước 1994)
Hãng phim truyện Việt Nam (1994 - 2016)
Giải thưởngGiải Cánh diều
2009 Quay phim xuất sắc
2014 Quay phim xuất sắc
2017 Quay phim xuất sắc
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 2001
Quay phim xuất sắc
Liên hoan phim Việt Nam 2004
Kỹ thuật xuất sắc
Liên hoan phim Việt Nam 2007
Quay phim xuất sắc
Liên hoan phim Việt Nam 2009
Quay phim xuất sắc
Liên hoan phim Việt Nam 2017
Quay phim xuất sắc
Website

Lý Thái Dũng (sinh năm 1964) là nhà quay phim, đạo diễn hình ảnh Việt Nam. Ông từng giành 4 giải Quay phim xuất sắc tại các kỳ Liên hoan phim Việt Nam và 3 giải cùng hạng mục này tại các Giải Cánh diều.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lý Thái Dũng sinh ngày 14 tháng 2 năm 1964[1] tại Hà Nội, bố ông là đạo diễn điện ảnh Lý Thái Bảo (1929–1992). Thái Dũng và các anh chị em từng đi sơ tán ở xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây sau đó chuyển về sinh sống tại khu tập thể Kim Liên.[2] Được tiếp xúc với các nghệ sĩ điện ảnh cùng với việc bố ông là một đạo diễn, Lý Thái Dũng cũng muốn trở thành đạo diễn điện ảnh nhưng theo lời khuyên của bố, ông đã theo học ngành quay phim.[3]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1981, Lý Thái Dũng là sinh viên lớp quay phim khóa đầu tiên của trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội,[4] ông tốt nghiệp năm 1986 cùng với Nguyễn Đức Việt, Vũ Đức Tùng, Vi Linh và Vũ Quốc Tuấn.[5][6] Bộ phim tốt nghiệp mà Thái Dũng thực hiện cũng được ghi hình tại cùng địa điểm nơi bố ông từng làm phim tốt nghiệp.[2] Sau khi ra trường, ông nhận công tác tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương rồi Công ty Dịch vụ và hợp tác sản xuất phim – Secofilm.[5][7] Năm 1991 và 1992, ông tham gia hai đoàn làm phim của PhápÚc khi họ thực hiện hai bộ phim điện ảnh về Việt Nam là Điện Biên PhủCạm bẫy.[2] Từ năm 1993, Lý Thái Dũng làm việc tại Hãng phim truyện Việt Nam; năm 1995, ông thực hiện bộ phim truyện đầu tay Sự huyền diệu của tình yêu.[4][7] Bộ phim Dã tràng se cát Biển Đông của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư được xem là thành công đầu tiên với Lý Thái Dũng khi bộ này giành được giải B của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 1995.[3][8] Năm 1998, ông Thực tập tại trường Đại học Điện ảnh La Femis – Pháp và trường Đại học Điện ảnh HFF – Postdam, Đức.[5] Năm 2000, phim ngắn và cũng là đề án tốt nghiệp của Bùi Thạc ChuyênCuốc xe đêm do Lý Thái Dũng là quay phim chính, giành được giải 3 tại hạng mục Cinéfondation của Liên hoan phim Cannes.[9][10] Ngay sau đó, Lý Thái Dũng có được giải Quay phim xuất sắc đầu tiên trong sự nghiệp với bộ phim Thung lũng hoang vắng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13. Ông tiếp tục giành được giải Kỹ thuật xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14 với phim Hàng xóm,[11][12] và có được giải Quay phim xuất sắc thứ hai tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 15 với Vũ điệu tử thần.[13]

Tốt nghiệp khóa học ngắn về làm phim Kỹ thuật số tại Đại học Nam California năm 2004.[5] Lý Thái Dũng là nhà quay phim Việt Nam đầu tiên quay phim cho kênh National Geographic, với Chợ tình ở thung lũng mây.[2][7] Năm 2008, Bùi Thạc Chuyên và Lý Thái Dũng tiếp tục hợp tác với bộ phim điện ảnh Chơi vơi, với bộ phim này Bùi Thạc Chuyên nhận được giải Đạo diễn xuất sắc còn Lý Thái Dũng nhận được giải Quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16.[14] Lý Thái Dũng cũng giành thêm giải Quay phim xuất sắc tại Giải Cánh diều 2009 cùng với đề Đạo diễn hình ảnh xuất sắc tại The 4 Asian Film Awards tại Hồng Kông năm 2010.[2][15] Năm 2010, Lý Thái Dũng làm Phó đạo diễn bộ phim Cánh đồng bất tận do Nguyễn Phan Quang Bình đạo diễn chính, bộ phim thu hái được một số giải thưởng trong nước.[16]

Năm 2013, ông là thành viên Ban Giám khảo Liên hoan phim Việt toàn cầu San Francisco.[17] Năm 2016, Lý Thái Dũng bỏ cương vị Phó Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam về làm giảng viên tại trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.[7][18] Trước đấy, ông đã có kinh nghiệm giảng dạy hơn 20 năm.[4][7][9] Ông hiện tại là Phó Trưởng khoa Nghệ thuật Điện ảnh của trường.

Năm 2016, Lý Thái Dũng tham gia quay hai bộ phim điện ảnh Đảo của dân ngụ cưCha cõng con. Năm 2017 với bộ phim Đảo của dân ngụ cư, Lý Thái Dũng giành giải Quay phim xuất sắc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20Giải Cánh diều 2017,[5] cùng giải Đạo diễn hình ảnh xuất sắc tại Liên hoan phim quốc tế ASEAN 2017.[2] Dù không gặt hái được giải thưởng trong nước nhưng Cha cõng con đã giúp Lý Thái Dũng có được ba giải cho Quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim quốc tế Barcelona Planet và Liên hoan phim quốc tế Arizona lần thứ 26, Liên hoan phim quốc tế Milano, Liên hoan phim độc lập Hoa Kỳ lần thứ 6.[19][20][21][22]

Năm 2016, Lý Thái Dũng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.[23] Năm 2017, ông cùng hai đạo diễn hình ảnh Bob NguyễnK'Linh thành lập Sài Gòn Cinematographers, một hiệp hội dành riêng cho các nhà quay phim.[24] Năm 2018, Lý Thái Dũng là thành viên Ban giám khảo hạng mục Phim ngắn tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 5.[5] Tính đền năm 2022 này, ông đã thực hiện được 22 phim điện ảnh cùng hơn 300 tập phim tài liệu và phim truyền hình.[2] Năm 2023, Lý Thái Dũng là thành viên Ban giám khảo Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 41.[25]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tác phẩm Hình thức Chú thích
2000 Cuốc xe đêm Phim ngắn [4][9]
2002 Mưa mùa hạ
2004 Đêm cuối MV [26]
2018 Chàng vinh quy [27]
Năm Tác phẩm Hình thức Vai trò Đồng quay phim Chú thích
1985 Việt Nam - Hồ Chí Minh Phim tài liệu Quay phim Lưu Hà, Lê Mạnh Thích [28]
1995 Dã tràng se cát Biển Đông Điện ảnh [3][8]
1996 Giải hạn [12]
Cha tôi và hai người đàn bà Phim video Quay phim
1997 Ngã ba Đồng Lộc Nguyễn Hữu Tuấn [9]
2001 Không phải chuyện đùa Truyền hình
Tết này ai đến xông nhà Điện ảnh [9]
Thung lũng hoang vắng [9]
2004 Hàng xóm [9]
Chợ tình ở thung lũng mây Phim tài liệu [9]
2006 Đi trong giấc ngủ Điện ảnh [9]
2007 Vũ điệu tử thần [9]
Linh Lan trắng Truyền hình [29]
2009 40 năm thực hiện di chúc Bác Hồ Phim tài liệu [9]
2009 Đừng đốt Điện ảnh Quay phim Vũ Đức Tùng, Richard Connors [9]
2010 Cánh đồng bất tận Trợ lý đạo diễn [16]
2011 Tâm hồn mẹ Đạo diễn hình ảnh [3]
2012 Lời nguyền huyết ngải Quay phim
Đam mê
2013 Những người viết huyền thoại
5S Online Sitcom [30]
2014 Đường lên Điện Biên Truyền hình [3]
Sống cùng lịch sử Điện ảnh
2017 Đảo của dân ngụ cư
Cha cõng con
2022 Lính chiến

Giải thưởng và đề cử

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Hạng mục Tác phẩm Kết quả Chú thích
2001 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13 Quay phim xuất sắc Thung lũng hoang vắng Đoạt giải [13]
2004 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14 Kỹ thuật xuất sắc Hàng xóm Đoạt giải
2007 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 15 Quay phim xuất sắc Vũ điệu tử thần Đoạt giải
2009 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 Chơi vơi Đoạt giải [31]
2010 Giải Cánh diều 2009 Quay phim xuất sắc Đoạt giải [15]
2015 Giải Cánh diều 2014 Sống cùng lịch sửThầu Chín ở Xiêm Đoạt giải [32]
2017 Liên hoan phim quốc tế ASEAN 2017 Đạo diễn hình ảnh xuất sắc Đảo của dân ngụ cư Đoạt giải [7]
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20 Quay phim xuất sắc Đoạt giải
Liên hoan phim quốc tế ReelHeart Quay phim xuất sắc Cha cõng con Đề cử [22]
Liên hoan phim quốc tế Arizona lần thứ 26 Quay phim ấn tượng nhất[a] Đoạt giải [19]
Liên hoan phim quốc tế Barcelona Planet Quay phim xuất sắc Đoạt giải [20]
Liên hoan phim độc lập Hoa Kỳ lần thứ 6 Đoạt giải [22]
Liên hoan phim Milano lần thứ 17 Đoạt giải [21]
2018 Giải Cánh diều 2017 Quay phim xuất sắc Đảo của dân ngụ cư Đoạt giải
  1. ^ Giải thưởng đặc biệt của Ban giám khảo dành cho quay phim xuất sắc.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Theo tài liệu của trường Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội : [1] Lưu trữ 2017-01-25 tại Wayback Machine[2] Lưu trữ 2024-02-18 tại Wayback Machine
  2. ^ a b c d e f g Việt Quỳnh (16 tháng 3 năm 2022). “Tay máy vàng và 40 năm hành trình điện ảnh”. Báo Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  3. ^ a b c d e cand.com.vn. “NSƯT Lý Thái Dũng: Mỗi bộ phim là một thách thức”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  4. ^ a b c d theo báo Tiền Phong (25 tháng 5 năm 2004). “Nhà quay phim Lý Thái Dũng và thành công đến sớm”. VnExpress. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  5. ^ a b c d e f Minh Khang (12 tháng 10 năm 2018). “Lộ diện các Ban giám khảo Chương trình Phim dự thi của LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ V”. Báo Công Lý. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  6. ^ Lưu Gia Khánh (18 tháng 2 năm 2010). “Nhà quay phim – NSUT Vũ Quốc Tuấn: Lặng lẽ và tỏa sáng”. Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
  7. ^ a b c d e f Ngọc Diệp (8 tháng 10 năm 2017). “Sự cực đoan và dịu dàng của tay máy vàng Lý Thái Dũng”. Tuổi trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  8. ^ a b Tường Phạm (1 tháng 10 năm 2017). “Phim chiếu rạp chuyển thể từ truyện cổ tích:”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  9. ^ a b c d e f g h i j k l Hà Giang (16 tháng 8 năm 2009). “NSƯT Lý Thái Dũng: "Cái tôi của nhà quay phim càng ít càng tốt...". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  10. ^ Việt Hoài (19 tháng 3 năm 2006). “Bùi Thạc Chuyên: từ A đến Z”. Tuổi trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2023.
  11. ^ Quỳnh Anh (23 tháng 10 năm 2024). “NSND, nhà quay phim Lý Thái Dũng: 'Cụ Lý' giờ ra sao?”. Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2024.
  12. ^ a b Quân Trần (20 tháng 11 năm 2011). “Nhà quay phim Lý Thái Dũng yêu nghề thày giáo”. Báo điện tử An ninh Thủ đô. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  13. ^ a b “Giải thưởng Bông sen vàng qua 16 kỳ LHPVN”. Thế giới điện ảnh. 5 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2024.
  14. ^ BH (12 tháng 12 năm 2009). “Bế mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  15. ^ a b Tuyết Minh (15 tháng 3 năm 2010). "Đừng Đốt" tiếp tục thắng lớn với 6 Cánh Diều Vàng”. Hà Nội mới. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  16. ^ a b Hạ Chinh (1 tháng 12 năm 2010). “Ảnh poster "Cánh đồng bất tận" - Tác giả ảnh bị thay tên người khác”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  17. ^ Phan Anh (28 tháng 4 năm 2013). “Liên hoan phim ngắn Việt tại Mỹ”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  18. ^ Cát Khuê (9 tháng 12 năm 2013). “10 triệu đồng quảng bá phim là rất bất thường!”. TUOI TRE ONLINE. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  19. ^ a b Thiên Lam (8 tháng 5 năm 2017). “Thêm những thành tích mới cho "Cha cõng con" tại Liên hoan phim quốc tế”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  20. ^ a b Theo Thanh Niên Online (19 tháng 1 năm 2017). “Phim Việt Nam "Cha cõng con" đoạt giải tại LHP quốc tế Barcelona Planet”. Báo Bình Định. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  21. ^ a b M.Khuê (8 tháng 5 năm 2017). “Phim "Cha cõng con" lại đoạt giải tại nước ngoài”. Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  22. ^ a b c Mai An (22 tháng 6 năm 2017). "Cha cõng con" tiếp tục tham dự nhiều LHP quốc tế lớn”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  23. ^ Phương Hà (21 tháng 2 năm 2018). “NSND Lý Thái Dũng: 'Sự nỗ lực luôn luôn được ghi nhận'. Thế giới điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  24. ^ Tiến Vũ (22 tháng 4 năm 2018). “D.o.P K'Linh, Bob Nguyễn chia sẻ nghề quay với bạn trẻ Sài Gòn”. Tuổi trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2024.
  25. ^ (Ban tổ chức) (15 tháng 3 năm 2023). “Danh sách Ban giám khảo Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 41”. Liên Hoan Truyền Hình Toàn Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  26. ^ “Kết quả giải VTV - Bài hát tôi yêu lần III”. Báo Bình Định. 7 tháng 3 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2023.
  27. ^ Ngọc Diệp (9 tháng 5 năm 2018). “Đạo diễn Khải Hưng lần đầu làm MV cho ca sĩ Phương Thảo”. TUOI TRE ONLINE. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  28. ^ “Danh Mục Phim Tư Liệu”. Bảo Tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh tp Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  29. ^ “Theo Lã Thanh Huyền ra phim trường”. Báo điện tử Tiền Phong. 23 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  30. ^ T.Minh (27 tháng 8 năm 2013). “Phim sitcom "5S online" - món ngon dành cho tuổi teen”. Báo Hà Nội mới. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  31. ^ Nguyễn Xuân Hải. “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16: Tản mạn về việc chấm giải phim truyện nhựa”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  32. ^ Hồng Minh (14 tháng 3 năm 2010). “Cánh diều vàng 2009: Sáu giải thưởng dành cho phim "Đừng đốt". Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan