Prunus virginiana

Prunus virginiana
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Rosaceae
Chi (genus)Prunus
Loài (species)P. virginiana

Prunus virginiana, hay còn gọi là anh đào đắng, anh đào chim Virginia, chokecherry[1], là một loại cây bụi thuộc chi Mận mơ, mọc nhiều ở Bắc Mỹ. Loài này được tìm thấy ở phần lớn Canada (không bao gồm Yukon, NunavutLabrador), hầu hết các bang Hoa Kỳ (tính cả Alaska nhưng không tính các tiểu bang ở đông nam) và một phần phía bắc của Mexico (bao gồm Sonora, Chihuahua, Baja California, Durango, Zacatecas, CoahuilaNuevo León)[2][3].

Quả của Prunus virginiana

P. virginiana là một loại cây bụi rụng lá, cao đến 5 mét. Lá hình bầu dục, dài từ 3 đến 10 cm, có răng cưa 2 bên mép. Hoa mọc thành chùm, cuống dài khoảng 40–76 cm, nở vào cuối xuân. Hoa có mùi thơm khá gắt làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu. Quả hình cầu, đường kính khoảng 1 cm, có màu đỏ sậm hoặc đen, có vị chua xen lẫn vị đắng khi chưa chín, quả chín màu đỏ sậm thường ngọt hơn. Quả của P. virginiana chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, chẳng hạn như anthocyanins[4].

P. virginiana có nhiều nét tương đồng với anh đào đen (loài Prunus serotina) ở khu vực miền đông Bắc Mỹ nên dễ gây nhầm lẫn. Anh đào đen P. serotina có thân cao hơn và lá dài hơn, quả chín lại có màu đỏ tươi; thứ hai, răng cưa ở mép lá của P. serotina cùn hơn so với P. virginiana[4][5].

P. virginiana trong hoang dã là vật chủ của loài sâu bướm lều, là loài phá hoại các loại cây ăn quả khác. Các phân loài của P. virginiana[1][6]:

  • Prunus virginiana var. virginiana
  • Prunus virginiana var. demissa
  • Prunus virginiana var. melanocarpa

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
Prunus virginiana

Đối với nhiều bộ tộc người Mỹ bản địa, quả của P. virginiana là nguồn thực phẩm quan trọng nhất trong các bữa ăn của họ. Lớp vỏ rễ của P. virginiana được sử dụng để ngăn ngừa, điều trị cảm lạnh, sốt và các chứng bệnh liên quan đến dạ dày[7]. Vỏ thân của nó cũng được thêm vào hỗn hợp các thảo dược để làm thuốc hút của người bản địa[8]. Quả của nó được dùng làm mứt hoặc siro, nhưng vì vị đắng của nó nên cần nhiều đường để làm ngọt[9].

Lá của P. virginiana có thể giết chết các động vật móng guốc nếu ăn phải vì chúng có chứa xyanua kịch độc[10]. Tuy nhiên, sâu bướm lại ăn được loại lá này. P. virginiana cũng được dùng để chế biến rượu vang ở miền tây Hoa Kỳ (chủ yếu ở hai bang Dakota và Utah) và bang Manitoba của Canada[10].

Năm 2007, P. virginiana được xem là loài bản địa của bang North Dakota, thông qua một dự luật được ký bởi thống đốc bang John Hoeven, bởi vì những bằng chứng khảo cổ của nó được tìm thấy nhiều nhất tại đây[10][11].

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b "Prunus virginiana". Germplasm Resources Information Network (GRIN). Agricultural Research Service (ARS), United States Department of Agriculture (USDA)
  2. ^ “Biota of North America Program 25014 state-level distribution map”.
  3. ^ “SEINet, Southwestern Biodiversity, Arizona chapter”.
  4. ^ a b "Prunus virginiana". Flora of North America (FNA). Missouri Botanical Garden – via eFloras.org
  5. ^ Thomas S. Elias, Peter A. Dykeman (1990), Edible Wild Plants A North American Field Guide, Sterling Publishing Company Inc., New York, NY ISBN 0-8069-7488-5
  6. ^ The Plant List, Prunus virginiana L.
  7. ^ Norman F. Smith (2002), Trees of Michigan and the Upper Great Lakes (tái bản lần 6), Thunder Bay Press, tr.81 ISBN 978-1882376087
  8. ^ Staff (2009), "Bearberry Lưu trữ 2010-12-18 tại Wayback Machine", Discovering Lewis and Clark The Lewis and Clark Fort Mandan Foundation
  9. ^ Gibbons, Euell. (1962). Stalking the Wild Asparagus. David McKay, New York ISBN 978-0911469035
  10. ^ a b c “Michigan State University Extension Information Management Program”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2001. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2018.
  11. ^ Kindscher, K. (1987). Edible Wild Plants of the Prairie: An Ethnobotanical Guide ISBN 978-0700603251
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan