Sáng kiến Chiang Mai (tiếng Anh: Chiang Mai Initiative, viết tắt: CMI) là một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ đa phương giữa mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông), Nhật Bản và Hàn Quốc. Sáng kiến này được trích từ dự trữ ngoại hối nhà nước 120 tỷ đô la Mỹ và được khởi động vào ngày 24 tháng 3 năm 2010. Quỹ đó đã được mở rộng lên 240 tỷ đô la Mỹ vào năm 2012.[1]
Sáng kiến bắt đầu như một loạt các thỏa thuận hoán đổi song phương sau khi các nước ASEAN+3 gặp nhau tại một cuộc họp thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Á, vào ngày 6 tháng 5 năm 2000 tại Chiang Mai, Thái Lan. Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997, các nước thành viên khởi động sáng kiến này nhằm quản lý các vấn đề thanh khoản ngắn hạn trong khu vực và tránh phụ thuộc vào Quỹ Tiền tệ Quốc tế.[2]
Bloomberg ước tính rằng các thành viên Sáng kiến Chiang Mai đã nắm giữ hơn 4,1 nghìn tỷ đô la Mỹ dự trữ ngoại hối trong năm 2009.[3][4]
|journal=
(trợ giúp)