Sông Bến Đang | |
Sông Mới, Sông Nhà Lê | |
Sông | |
Quốc gia | Việt Nam |
---|---|
Tỉnh | Ninh Bình |
Nguồn | |
- Vị trí | Đồi Khoai, xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan |
Chiều dài | 35 km (22 mi) |
Sông Bến Đang là 1 phân lưu rút nước từ hệ thống sông Chim - sông Hoàng Long và trở thành là 1 phụ lưu đổ nước vào hệ thống sông Bút – sông Vạc – sông Đáy. Sông Bến Đang với chiều dài khoảng 35 km chảy dọc qua địa bàn các huyện Nho Quan, thành phố Tam Điệp và huyện Yên Mô của tỉnh Ninh Bình. Thượng nguồn sông cùng với sông Chim là ranh giới tự nhiên bao bọc tứ giác nước Hoa Lư, nơi làm nên quần thể di sản thế giới Tràng An đồng thời cũng là ranh giới giữa 2 dãy núi Tam Điệp và dãy núi Tràng An - Tam Cốc.
Sông Bến Đang đôi khi cũng có tên gọi trùng với một số dòng sông ở Ninh Bình như là sông Mới hay sông Nhà Lê do sông mới được đào rộng và có nhiều di tích liên quan đến thời Tiền Lê như Âu Lê, cầu Bến Nhảy, bến thuyền Nhà Lê,...
Sông Bến Đang có điểm đầu tại Đồi Khoai, xã Quỳnh Lưu, Nho Quan. Sông Bến Đang rút nước từ hệ thống sông Rịa - sông Chim để giảm lưu lượng của hệ thống này trước khi đổ vào sông Hoàng Long. Sông chảy qua các xã: Quỳnh Lưu, Sơn Hà, Yên Sơn, Tân Bình, Yên Bình rồi đổ vào huyện Yên Mô làm ranh giới tự nhiên giữa các xã Yên Thắng và Mai Sơn, Yên Hòa và Khánh Thượng, Yên Hưng và Yên Phú, Yên Mỹ và Yên Phong, Yên Nhân và Yên Từ.
Khi bắt đầu vào địa phận Yên Mô tại xã Yên Thắng và Mai Sơn thì sông có tên gọi địa phương khác là sông Ghềnh hay sông Trà Tu với chiều dài gần 5 km, tiếp tục được gọi là sông Yên Thổ và chia thành 2 nhánh mang tên làng sông Trinh Nữ và sông Lồng.
Sông Bến Đang là 1 con sông thoát lũ, úng được mở rộng từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX nên nó còn được gọi là sông Mới, đoạn hạ lưu của nó là sông Trinh Nữ nổi tiếng trong sử sách. Đoạn đầu sông Bến Đang có nhiệm vụ tiêu thoát lũ núi và nhận nước tiêu úng từ các khu vực sản xuất nông nghiệp thuộc 1 phần diện tích 9 xã (Văn Phương, Văn Phú, Phú Lộc, Thượng Hòa, Thanh Lạc, Sơn Thành, Phú Long, Quỳnh Lưu, Sơn Lai) thuộc huyện Nho Quan và 4 xã (Gia Phong, Gia Minh, Gia Sinh, Gia Lạc) thuộc huyện Gia Viễn chảy xuống phía Nam, qua sông Ghềnh gặp sông Bút rồi chia ngả đổ vào sông Vạc, sông Càn ra biển Đông. Khi thoát nước sông có thể ngược theo sông Rịa chảy lên phía Đông Bắc đổ ra sông Hoàng Long thông qua Âu Lê cuối sông Rịa trên địa phận huyện Gia Viễn.
Đây là dòng sông có tác dụng bổ trợ góp phần phát huy hết hiệu quả của việc đầu tư xây dựng, tiêu thoát lũ cho vùng hữu sông Hoàng Long thuộc huyện Gia Viễn, Nho Quan và hệ thống sông, ngòi kết hợp đảm bảo giao thông thủy, giao thông nông thôn; thoát lũ nội địa cho 18 xã thuộc 4 huyện, thị là Nho Quan, thành phố Tam Điệp, Hoa Lư, Yên Mô; cấp nước ngọt cho 38.839 ha đất canh tác của khu vực phía Nam tỉnh.
Dự án nâng cấp sông Bến Đang chia làm 2 gói thầu: Nạo vét, mở rộng nâng cấp đê sông Bến Đang đoạn từ sông Rịa đến cầu Bến Nhảy huyện Nho Quan - tỉnh Ninh Bình dài gần 5 km và đoạn từ từ cầu Bến Nhảy thuộc xã Sơn Hà đến sông Vạc trên địa phận huyện Yên Mô dài 29,6 km.
Theo quy mô thiết kế, dự án nạo vét, mở rộng kết hợp nâng cấp đê sông Bến Đang của gói thứ 2 chia thành 3 đoạn. Đoạn từ cầu Bến Nhảy đến cầu Ghềnh được tập trung nạo vét dài 13,4 km sông, với chiều rộng đáy sông 30 m, nâng cấp 2,7 km đê tả, gần 12 km đê hữu, với bề rộng mặt đê là 5 m. Đoạn từ cầu Ghềnh đến sông Bút nạo vét trên 12,6 km sông, chiều rộng đáy sông 35 m, nâng cấp 9,6 km đê tả, trên 12 km đê hữu, với bề rộng mặt đê là 5m. Đoạn từ cầu Yên Thổ đến sông Vạc nạo vét trên 3,5 km sông, chiều rộng đáy sông 20 m, nâng cấp trên 3 km đê tả, trên 4 km đê hữu. Ngoài ra, trong dự án còn đắp 7 nhánh bờ bao dài trên 8 km, với cao trình từ 3,8 – 4 m, bề rộng mặt đê là 5 m.
Là ranh giới phía Tây của quần thể danh thắng Tràng An, sông Bến Đang là tuyến đường thủy dẫn tới nhiều điểm du lịch như:
Nhà thơ Bùi Thị Bình có bài thơ "Trở lại bến sông" mô tả tình cảm của tác giả khi về thăm quê hương bên dòng sông Bến Đang như sau:
“ |
|
” |
Nhà thơ Đồng Bác Kế trong bài "Về lại Nho Quan" có đoạn mô tả cảnh sông Bến Đang:
“ | Con sông Bến Đang nước trong vẫn chảy
Cây cầu Bến Nhảy còn đó đợi chờ |
” |