Súng trường tấn công Type 56

Súng trường tự động kiểu 56
56式自動步槍
Súng trường tự động Kiểu 56 (56式自動步槍)
LoạiSúng trường tấn công
Nơi chế tạo Trung Quốc
 Việt Nam
Lược sử hoạt động
Phục vụ1956-nay
Sử dụng bởi Trung Quốc
 Việt Nam
 Lào
Cộng hòa Nhân dân Campuchia (Được Việt Nam viện trợ và tịch thu rất nhiều từ trong tay quân (Khmer Đỏ)
 Campuchia
 Afghanistan
 Iran
 Iraq
 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
 Algeria
 Pakistan
 Ấn Độ
 Bangladesh
   Nepal
 Gambia
 Angola
 Cuba
Lược sử chế tạo
Năm thiết kế1947-1955
Nhà sản xuấtNorinco
Giai đoạn sản xuất1956-nay
Các biến thểSúng trường tấn công Kiểu 56-1, Kiểu 56-2, Kiểu 56-S, Kiểu 81, Kiểu 84, QBZ-56...
Thông số
Khối lượngKiểu 56: 4,03 kg

Kiểu 56-1: 3,70 kg Kiểu 56-2: 3,9 kg

QBZ-56C: 2,85 kg
Chiều dàiKiểu 56: 874 mm (34,4 in)

Kiểu 56-1/56-2: 874 mm (34,4 in) w / (có báng), 654 mm (25,7 in) w / gập báng

QBZ-56C: 764 mm (30,1 in) w / có báng, 557 mm (21,9 in) w / gập báng.

Đạn7,62×39mm
Cơ cấu hoạt độngTrích khí ngang, Khóa nòng lùi, Thoi móc đạn xoay
Tốc độ bắn600-650 viên/phút
Sơ tốc đầu nòngKiểu 56, Kiểu 56-I, Kiểu 56-II: 735 m / s (2.411 ft / s)
Tầm bắn xa nhất1.000 m
Chế độ nạpHộp tiếp đạn cong 20, 30 hoặc 40 viên
Ngắm bắnThước ngắm cố định

Súng trường tự động Kiểu 56 (QBZ-56; Tiếng Trung: 五六式自動步槍, Phiên âm Hán – Việt: Ngũ lục thức tự động bộ thương), ở Việt Nam thường được gọi tắt là K56 (hay K-56 - Kiểu 56) hay AK Trung Quốc (AK-TQ), là loại súng trường tấn công (hay súng tiểu liên) do Trung Quốc sản xuất dựa trên AK-47AKM. Súng được sản xuất từ năm 1956 tại Nhà máy sản xuất vũ khí số 66 của Trung Quốc, đến năm 1973, Norinco thay thế Nhà máy sản xuất vũ khí số 66 tiếp tục sản xuất loại súng này.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

K-56 được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia và nhiều chiến trường tại Châu Á, Châu Phi, Nam MĩĐông Âu. Một tài liệu không chính xác cho biết trên thế giới có đến 10-15 triệu khẩu K-56, chiếm 1/5 số súng AK đã được sản xuất trên thế giới. Đặc biệt trong Chiến tranh lạnh, Trung Quốc vừa xuất khẩu vừa viện trợ loại súng này cho nhiều nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.[cần dẫn nguồn]

Việt Nam, súng thường bị nhầm với phiên bản CKC của Trung Quốc cũng có tên là Kiểu 56 và cũng được sử dụng nhiều tại Việt Nam, vì vậy, để tránh nhầm lẫn, nhiều người gọi K-56 là AK Trung Quốc, còn mẫu CKC "Type 56" do Trung Quốc chế tạo vẫn được gọi là CKC như các phiên bản của Liên Xô.[cần dẫn nguồn]

Trong cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979, Kiểu 56 đã xuất hiện ở cả hai bên chiến tuyến. Trong Chiến tranh Iran-Iraq, cả Iran và Iraq cũng đều sử dụng K-56.

Kiểu 56 cũng xuất hiện trong Chiến tranh Kosovo.[cần dẫn nguồn]

Hiện nay, cũng giống với tình trạng của AK-47AKM, K-56 đang được nhiều lực lượng vũ trang, thậm chí các tổ chức khủng bố, ma túy hay mafia sử dụng điển hình như Taliban hay Al-Qaeda. K-56 vẫn được Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc giữ cho lực lượng dự bị và quân động viên, dù ít xuất hiện trong lực lượng chính quy của Trung Quốc. Trong quân đội chính quy, K-56 được thay bằng K-81K-84.[cần dẫn nguồn]

Mặc dù từ năm 2008 súng trường tiến công tiêu chuẩn là AKMAKMS nhưng K-56 vẫn còn trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bởi vì K-56 nặng hơn AK-47 và một số biến thể của AK-47, động lượng khi bắn lớn hơn dẫn tới độ chụm cao hơn AK-47, cộng thêm tiếp nhận các ưu điểm từ AKM nên Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn giữ K-56 lại trong biên chế.

Đặc tính cơ bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Về cơ bản, K-56 có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự AK-47, chỉ có vài khác biệt nhỏ như lưỡi lê ba cạnh gập dưới nòng súng thay vì sử dụng lưỡi lê kiểu lá lúa của AK-47, ngoài ra, đầu ruồi của súng còn được bảo vệ bằng một vòng tròn kín thay vì nửa vòng như AK-47. Dựa trên phiên bản gốc K-56, Trung Quốc phát triển các phiên bản cải tiến như K-56 I/II (báng xếp), K-56C (còn gọi là QBZ-56C, phiên bản cắt ngắn nòng, dùng hộp tiếp đạn 20 viên), K-84 (phiên bản dùng đạn 5,56mm tiêu chuẩn NATO).

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài Trung Quốc thì hiện nay vẫn còn 4 nước sản xuất súng trường K-56 bao gồm Sudan, Campuchia, Việt NamAlbania. Hiện nay, Việt Nam đang nâng cấp chế độ giảm giật cho K-56.[1]

Các quốc gia sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
Lần lượt từ trái qua phải K-56-1, K-84, K-56
K-56-II, bản báng gấp ngang kiểu Đông Âu
Một khẩu K-56 ở trên và 1 khẩu AKS-47 ở dưới

Thông số kỹ thuật cơ bản

[sửa | sửa mã nguồn]
Một chiến sĩ Hải quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đang cầm trên tay súng trường tấn công K-56
  • Loại: Súng trường tự động.
  • Nước chế tạo:  Trung Quốc,  Việt Nam
  • Trọng lượng: K-56: 3.8 kg (8.38 lb)

K-56-1: 3.70 kg (8.16 lb) K-56-2: 3.94 kg (8.69 lb)

  • Độ dài súng: Type 56: 874 mm (34.4 in)

K-56-1/56-2: 874 mm (34.4 in) có báng, 654 mm (25.7 in) gập báng.

  • Độ dài nòng: 414 mm (16.3 in)
  • Loại đạn: 7.62x39mm M43
  • Cơ chế hoạt động: Trích khí ngang, Khóa nòng lùi, Thoi móc đạn xoay
  • Tốc độ bắn: 600-650 viên/phút
  • Tốc độ đạn: 735 m/s (2,411 ft/s)
  • Tầm ảnh hưởng: 100–800m
  • Số đạn/băng: 30 viên

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Medialb.com”. Medialb.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
5 lọ kem chống nắng ngăn ánh sáng xanh
5 lọ kem chống nắng ngăn ánh sáng xanh
Bên cạnh tia UV, bác sĩ Kenneth Howe tại New York cảnh báo rằng ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, TV cũng góp phần gây lão hóa da
[Lôi Thần] Không về phe Thiên Lý và mục đích của
[Lôi Thần] Không về phe Thiên Lý và mục đích của "Lệnh truy nã Vision"
Chỉ cần dám ngăn cản tầm nhìn của vĩnh hằng, hay chỉ cần làm tổn thương người của Inazuma, thì sẽ trở thành kẻ thù của nàng
Chiến dịch Linebacker II từ góc nhìn Hoa Kỳ
Chiến dịch Linebacker II từ góc nhìn Hoa Kỳ
Những ngày cuối tháng 11 của 51 năm trước là thời điểm mà việc cuộc đàm phán cho hoà bình của Việt Nam đang diễn ra căng thẳng ở Paris, Pháp
Alpha-Beta Pruning - Thuật toán huyền thoại giúp đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới
Alpha-Beta Pruning - Thuật toán huyền thoại giúp đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới
Nếu bạn chơi cờ vua thua một con AI, đừng buồn vì nhà vô địch cờ vua thế giới -Garry Kasparov- cũng chấp nhận thất bại trước nó