Bài này viết về một số vô tỉ đặc biệt. Đối với các con số phân biệt loại nhựa để tái chế, xem mã số nhận diện nhựa cây.
Trong toán học, số nhựaρ (hay còn gọi là hằng số nhựa, tỷ lệ nhựa, số Pisot tối thiểu, số platin,[1]số của Siegel hoặc trong tiếng Pháp, le nombre radiant) là hằng số toán học là nghiệm thực duy nhất của phương trình bậc ba:
Các lũy thừa của số nhựa A(n) = ρn thỏa mãn công thức hồi quy tuyến tính bậc ba A(n) = A(n − 2) + A(n − 3) với n > 2. Do đó hằng số nhựa là tỷ lệ giới hạn giữa hai phần tử liên tiếp trong bất kỳ dãy số nguyên (khác không) thỏa mãn quan hệ hồi quy, chẳng hạn như dãy Padovan (hay còn gọi là các số Cordonnier), dãy số Perrin và dãy số Van der Laan,[4] và có mối quan hệ với các dãy này tương tự với quan hệ của tỷ lệ vàng với dãy số Fibonacci bậc hai và dãy số Lucas, và tương tự với quan hệ giữa tỷ lệ bạc và dãy số Pell.[5]
Bởi số nhựa có đa thức tối tiểux3 − x − 1 = 0, nó còn là nghiệm của phương trình đa thức p(x) = 0 với mọi đa thức p là bội của x3 − x − 1, nhưng không cho các đa thức có hệ số nguyên. Bởi định thức của đa thức tối tiểu là −23, trường phân rã của nó trên các số hữu tỉ là Trường này còn là trường lớp Hilbert của Bởi vậy, nó có thể viết bằng[6]hàm eta Dedekind với tham số ,
Có chính xác ba cách để phân hoạch hình vuông thành các hình chữ nhật đồng dạng:[7][8]
Cách dễ thấy đầu tiên là ba hình chữ nhật tương đẳng với nhau và cùng tỷ lệ 3:1.
Cách thứ hai là chia sao cho hai trong ba hình chữ nhật tương đẳng nhau và cái thứ ba có độ dài cạnh gấp đôi độ dài cạnh tương ứng của cái còn lại, các hình chữ nhật có cùng tỷ lệ 3:2.
Cách thứ ba chia thành ba hình chữ nhật có kích thước khác nhau và chúng đều có tỷ lệ ρ2. Tỷ lệ giữa kích thước các hình chữ nhật là: ρ (lớn:trung bình); ρ2 (trung bình:bé); và ρ3 (bé:lớn). Cạnh dài bên trong của hình chữ nhật lớn nhất cắt hai trong bốn cạnh của hình vuông trong đó mỗi cạnh thành hai đoạn có tỷ lệ ρ. Cạnh ngắn bên trong của hình chữ nhật trung bình (và cùng là cạnh dài bên trong của hình chữ nhật nhỏ) cắt một cạnh hình vuông thành hai đoạn có tỷ lệ ρ4.
Việc mà hình chữ nhật có tỷ lệ ρ2 có thể dùng để chia một hình vuông thành ba hình chữ nhật đồng dạng, tương đương với tính chất đại số của số ρ2 liên hệ với định lý Routh–Hurwitz: tất cả các liên hợp của nó đều có phần thực dương.[9][10]
Kiến trúc sư người Ha Lan và tu sĩ Benedictine Dom Hans van der Laan đưa cái tên số nhựa (tiếng Hà Lan: het plastische getal) cho số này vào năm 1928. Trong 1924, bốn năm trước khi van der Laan đặt tên, kỹ sư người Pháp Gérard Cordonnier [fr] đã phát hiện ra số này trước và gọi là số radiant (tiếng Pháp: le nombre radiant). Không như tên của tỷ lệ vàng và tỷ lệ bạc, từ "nhựa" dùng bởi van der Laan không phải để nhắc đến một chất cụ thể, mà để lấy theo nghĩa tính từ, nghĩa là một vật nào đó có thể cho vào một hình ba chiều.[11] Ở đây, dựa theo Richard Padovan, lý do là bởi tỷ lệ đặc trưng của con số 3/4 và 1/7 có liên hệ với giới hạn mà tri giác con ngưới có thể liên hệ một kích thước vật lý này so với một kích thước vật lý khác. Van der Laan đã thiết kế nhà thờ St. Benedictusberg Abbey năm 1967 theo tỷ lệ của số nhựa.[12]
Martin Gardner đề cập gọi là "phi cao", và Donald Knuth tạo mã typography đặc biệt riêng cho tên này, một phiên bản của chữ Hy Lạp phi ("φ") với hình tròn tâm của nó được nâng lên, giống với chữ Georgia pari ("Ⴔ").[16]
^Choulet, Richard (January–February 2010), “Alors argent ou pas ? Euh ... je serais assez platine”(PDF), Pour chercher et approfondir, Le Bulletin Vert, Association des Professeurs de Mathématiques de l'Enseignement Public (APMEP) Paris (486): 89–96, ISSN0240-5709, OCLC477016293, Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2017, truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2017
^Freiling, C.; Rinne, D. (1994), “Tiling a square with similar rectangles”, Mathematical Research Letters, 1 (5): 547–558, doi:10.4310/MRL.1994.v1.n5.a3, MR1295549
^Gazalé, Midhat J. (19 tháng 4 năm 1999), “Chapter VII: The Silver Number”, Gnomon: From Pharaohs to Fractals, Princeton, N.J.: Princeton University Press, tr. 135–150, ISBN9780691005140, OCLC40298400
^Martin Gardner, A Gardner's Workout (2001), Chapter 16, pp. 121–128.
Shannon, A. G.; Anderson, P. G.; Horadam, A. F. (2006), “Properties of Cordonnier, Perrin and Van der Laan numbers”, International Journal of Mathematical Education in Science and Technology, 37 (7): 825–831, doi:10.1080/00207390600712554, S2CID119808971.
Geto Suguru (夏げ油とう傑すぐる Getō Suguru?, Hạ Du Kiệt) là một phản diện trong bộ truyện Chú thuật hồi chiến và tiền truyện Chú thuật hồi chiến - Trường chuyên chú thuật Tokyo
Masumi Kamuro (神かむ室ろ 真ま澄すみ, Kamuro Masumi) là một học sinh của Lớp 1-A (Năm Nhất) và là thành viên của câu lạc bộ nghệ thuật. Cô là một người rất thật thà và trung thành, chưa hề làm gì gây tổn hại đến lớp mình.
Bối cảnh diễn ra vào năm 1984 thời điểm bùng nổ của truyền thông, của những bản nhạc disco bắt tai và môn thể dục nhịp điệu cùng phòng gym luôn đầy ắp những nam thanh nữ tú