Sittwe

Sittwe
စစ်တွေမြို့
—  Thành phố  —
Phố chính Sittwe
Sittwe trên bản đồ Myanmar
Sittwe
Sittwe
Vị trí ở Myanmar
Quốc gia Myanmar
Đơn vị hành chính Bang Rakhine
HuyệnSittwe
Sittwe
Dân số (Điều tra 2014)
 • Tổng cộng147,899[1]
 • Sắc tộcNgười Rakhine, người Miến, Chin, Kaman, Maramagyi
 • Tôn giáoPhật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo
Múi giờUTC+06:30
Khí hậuAm

Sittwe (Miến Điện: စစ်တွေမြို့; MLCTS: cac twe mrui.; Phát âm tiếng Miến Điện: [sɪʔtwè mjo̰]; tên cũ là Akyab) là thủ phủ của bang Rakhine, Myanmar. Sittwe nằm trên một hòn đảo được tạo ra bởi dòng chảy của các sông Kaladan, Mayu, Lay Mro đổ ra Vịnh Bengal. Thành phố có 181.000 dân (2006) và là thủ phủ của xã Sittwehuyện Sittwe.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sittwe ban đầu là một làng chài, tuy nhiên sau đó trở thành vị trí quan trọng đối với hàng hải. Đây là một trong các cảng xuất khẩu gạo sau khi Đế quốc Anh chiếm đóng Arakan, nay là bang Rakhine, sau Chiến tranh Anh-Miến thứ nhất.

Sittwe là nơi diễn ra một trong các trận chiến của cuộc chinh phục Arakan của vua Miến Bodawpaya. Vào năm 1784, lực lượng viễn chinh Miến Điện gồm khoảng 30.000 binh lính chạm trán với 3000 quân của Saite-ké Aung, tỉnh trưởng tỉnh U-rit-taung.[2] Mặc dù bị áp đảo về quân số, quân Arakan vẫn cố gắng chiến đấu với quân Miến Điện cả trên bộ và trên biển, tuy vậy cuối cùng vẫn thất bại. Thất bại này mở đường cho quân Miến Điện tiến vào thủ đô Mrauk-U, chấm dứt nền độc lập của Arakan.

Vào năm 1826, sau Chiến tranh Anh-Miến thứ nhất, người Anh đưa chính phủ về đóng ở Sittwe. Trong 40 năm thuộc Anh, nơi đây mở rộng thành một thị trấn gồm 15.536 dân, và tới năm 1901 trở thành cảng biển thứ ba của Miến Điện với dân số 31.687 người.[3] Vào thập niên 1860, Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Kolkata có một cơ quan tại Sittwe.[4]

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai hòn đảo này là một địa điểm của nhiều trận chiến quan trọng tại Mặt trận Miến Điện do sở hữu cảng nước sâu và một sân bay.

Sittwe là quê hương của nhiều nhà sư hoạt động chính trị ở Myanmar. Đây là nơi sinh của U Ottama, nhà sư đầu tiên biểu tình chống thực dân Anh ở Myanmar. Trong cuộc biểu tình chống chính phủ tại Myanmar 2007, các nhà sư Sittwe là những người khởi phát cuộc biểu tình chống chính phủ quân sự ở Myanmar. Sittwe là nơi đóng căn cứ hải quân Dhanyawadi.

Kể từ năm 2012, chính phủ Myanmar đưa hàng chục người Rohingya vào các trại tập trung ở Sittwe. Ngày nay có khoảng 140.000 người Rohingya sống trong các căn lều tạm mà không có đủ điện nước. Những người tị nạn Rohingya không được phép đi ra ngoài và làm việc bên ngoài trại.[5]

Nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm sắc tộc lớn nhất ở Sittwe là người Rakhine. Bên cạnh đó là người Rohingyangười Miến. Đa số người dân theo Phật giáo Thượng tọa bộ, Ấn Độ giáoHồi giáo.

Điểm tham quan

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Viewpoint, hay Point là một trong các địa điểm nổi tiếng nhất ở Sittwe. Nó nằm ở cuối đường Strand và nhìn ra Vịnh Bengal cũng như cửa sông Kaladan.
  • Tu viện Shwezedi của U Ottama, nhà sư chính trị đầu tiên ở Myanmar.
  • Sittwe Pharagri, trung tâm Phật giáo ở Sittwe bên cạnh Tu viện Shwezedi.
  • Ahkyaib-daw[6]
  • Bảo tàng Văn hóa Bang Rakhine
  • Chùa Lawkananda, chùa lớn nhất ở Sittwe, xây vào cuối thế kỷ 20.

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Sittwe có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa khô diễn ra từ tháng 12 tới tháng 4, mùa mưa diễn ra trong bảy tháng còn lại. Sittwe có lượng mưa trung bình 1 mét (40 in) một tháng vào tháng 6, 7 và 8. Thời tiết mát mẻ và khô ráo nhất vào tháng 12, 1 và 2.

Dữ liệu khí hậu của Sittwe (1981–2010, số liệu cao nhất 1954–nay)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 37.0
(98.6)
38.9
(102.0)
40.0
(104.0)
38.0
(100.4)
38.9
(102.0)
37.2
(99.0)
37.7
(99.9)
38.0
(100.4)
38.0
(100.4)
39.5
(103.1)
35.0
(95.0)
34.0
(93.2)
40.0
(104.0)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 28.3
(82.9)
29.9
(85.8)
31.7
(89.1)
33.0
(91.4)
32.5
(90.5)
29.7
(85.5)
28.9
(84.0)
29.3
(84.7)
30.3
(86.5)
31.3
(88.3)
30.6
(87.1)
28.9
(84.0)
30.4
(86.7)
Trung bình ngày °C (°F) 21.5
(70.7)
23.3
(73.9)
26.1
(79.0)
28.5
(83.3)
28.7
(83.7)
27.4
(81.3)
26.8
(80.2)
26.8
(80.2)
27.3
(81.1)
27.6
(81.7)
28.4
(83.1)
23.0
(73.4)
26.3
(79.3)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) 14.9
(58.8)
16.6
(61.9)
20.2
(68.4)
24.0
(75.2)
25.1
(77.2)
24.8
(76.6)
24.5
(76.1)
24.5
(76.1)
24.4
(75.9)
24.0
(75.2)
21.1
(70.0)
17.1
(62.8)
21.8
(71.2)
Thấp kỉ lục °C (°F) 6.0
(42.8)
9.0
(48.2)
10.0
(50.0)
16.2
(61.2)
19.5
(67.1)
18.0
(64.4)
21.0
(69.8)
18.0
(64.4)
20.0
(68.0)
16.8
(62.2)
11.0
(51.8)
8.9
(48.0)
6.0
(42.8)
Lượng mưa trung bình mm (inches) 0.9
(0.04)
13.3
(0.52)
8.4
(0.33)
35.6
(1.40)
307.5
(12.11)
1.168,1
(45.99)
1.280,5
(50.41)
965.2
(38.00)
549.0
(21.61)
288.7
(11.37)
116.3
(4.58)
15.1
(0.59)
4.748,6
(186.95)
Số ngày mưa trung bình (≥ 1.0 mm) 0 0 0 4 9 25 28 27 18 10 4 0 126
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 74 69 70 72 74 89 92 92 88 84 80 79 80
Nguồn 1: Viện Khí tượng Na Uy,[7] Deutscher Wetterdienst (nhiệt độ trung bình 1991–2010, số ngày mưa 1968–1990, độ ẩm 1951–1967)[8]
Nguồn 2: Meteo Climat (record highs and lows)[9]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]
Bờ biển tại Sittwe

Thể thao

[sửa | sửa mã nguồn]

Sân vận động Wai Thar Li với sức chứa 7000 chỗ là sân nhà của Rakhine United của Giải bóng đá vô địch quốc gia Myanmar (MNL). Sân vận động Dhanyawaddy là sân nhà của Arakan United.

Nhà văn Anh Hector Hugh Munro, bút danh Saki, sinh ra ở Sittwe vào năm 1870. Một con đường ở Singapore đặt tên là Akyab, tên cũ của Sittwe.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Census Report. The 2014 Myanmar Population and Housing Census. 2. Naypyitaw: Ministry of Immigration and Population. tháng 5 năm 2015. tr. 59.
  2. ^ Shwe Lu Maung alias Shahnawaz Khan: The Price of Silence, A Muslim-Buddhist conflict of Myanmar - A Social Darwinist's Analysis, DewDrop Arts & Technology, 2005
  3. ^  Một hoặc nhiều câu trước bao gồm văn bản từ một ấn phẩm hiện thời trong phạm vi công cộngScott, James George (1911). “Akyab”. Trong Chisholm, Hugh (biên tập). Encyclopædia Britannica. 1 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. tr. 458.
  4. ^ “Indo-American relations: From Emergence into Strength” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2011.
  5. ^ Fuller, Thomas (ngày 12 tháng 6 năm 2015). “Myanmar to Bar Rohingya From Fleeing, but Won't Address Their Plight”. New York Times. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2015.
  6. ^ Shwe Lu Maung alias Shahnawaz Khan, The Price of Silence: Muslim-Buddhist War of Bangladesh and Myanmar – A Social Darwinist’s Analysis, DewDrop Arts & Technology, 2005, tr 174. [1] Lưu trữ 2017-09-14 tại Wayback Machine
  7. ^ “Myanmar Climate Report” (PDF). Viện Khí tượng Na Uy. tr. 26–36. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2018.
  8. ^ “Klimatafel von Sittwe (Akyab) / Myanmar (Birma)” (PDF) (bằng tiếng Đức). Deutscher Wetterdienst. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2018.
  9. ^ “Station Sittwe” (bằng tiếng Pháp). Meteo Climat. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Sittwe
Tiền nhiệm
Không có
Thủ đô Arakan thuộc Anh
24 tháng 2 năm 1826 – 31 tháng 1 năm 1862
Kế nhiệm
Yangon
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Ibara Mayaka (伊原 摩耶花, Ibara Mayaka ) là một trong những nhân vật chính của Hyouka
Giới thiệu truyện: Liệu anh sẽ phải lòng một bộ xương khô chứ?
Giới thiệu truyện: Liệu anh sẽ phải lòng một bộ xương khô chứ?
Anh chàng thám hiểm ngày nọ vào lâu đài cổ thì phát hiện ra bộ xương của công chúa đã die cách đây rất lâu
[Chap 5] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
[Chap 5] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
Truyện ngắn “Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu” (Phần 5)
Sự kiện
Sự kiện "Di Lặc giáng thế" - ánh sáng giữa Tam Giới suy đồi
Trong Black Myth: Wukong, phân đoạn Thiên Mệnh Hầu cùng Trư Bát Giới yết kiến Di Lặc ở chân núi Cực Lạc là một tình tiết rất thú vị và ẩn chứa nhiều tầng nghĩa.