Synodontis caudalis

Synodontis caudalis
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Liên bộ (superordo)Ostariophysi
Bộ (ordo)Siluriformes
Họ (familia)Mochokidae
Chi (genus)Synodontis
Loài (species)S. caudalis
Danh pháp hai phần
Synodontis caudalis
Boulenger, 1899

Synodontis caudalis[2] là một loài cá da trơn bơi lộn ngược và là loài đặc hữu của Cộng hòa Dân chủ Congo.[3] Nó được nhà động vật học người Bỉ gốc Anh George Albert Boulenger mô tả vào năm 1899 dựa trên những mẫu vật thu thập được ở khu vực mà ngày nay là nước Cộng hòa Dân chủ Congo.[4] Tên của loài caudalis bắt nguồn từ tiếng Latin "cauda", có nghĩa là "đuôi". Hàm ý của nó là hai đỉnh thùy đuôi của nó kéo dài ra như hình bên. Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, tình trạng bảo tồn của loài cá này là ít bị đe dọa.[1]

Tương tự như nhiều loài trong chi Synodontis, S. caudalis xương đỉnh đầu của chúng kéo dài ra phía sau đến tia vây đầu tiên của vây lưng thì dừng lại.[5] Hai bên đầu chúng mọc ra hai cái xương hẹp, cứng, đỉnh thì nhọn.[6] Nhờ bộ phận này mà các nhà nghiên cứu có thể nhận dạng được loài cá này.

Chúng có 3 cặp râu. Một cặp ở hàm trên thì dài, không phân nhánh, khi mở rộng thì có chiều dài 1+12 đến1+23 chiều dài của đầu[6]. Còn hai cặp ở dưới thì có độ dài không bằng nhau. Cặp ngoài cùng thì thì dài hơn cặp trong cùng và có chiều dài khỏang 23 chiều dài của đầu.[6]

Tia vây đầu tiên của vây lưng và vây ngực thì cứng, nhọn[4]. Nhưng tia vây ở lưng thì ngắn, chỉ dài 23 chiều dài của đầu và mềm ở phía trước, có răng cưa ở phía sau[6]. Ở vây ngực thì cũng tương tự nhưng có gai ở 2 bên[6]. Vây hậu môn thì có 3 tia vây không phân nhánh và 8 đến 9 tia vây phân nhánh[6]. Hai thùy đuôi thì kết thúc ở hai "đường" kéo dài ra từ hai thùy.[6]

Ở hàm trên thì răng của chúng có hình cái đục, còn ở hàm dưới thì có hình chữ S (hay hình cái móc)[4][5]. Số lượng răng ở hàm dưới thường được dùng để phân biệt các loài, ở Synodontis caudalis thì hàm dưới có từ 70 đến 80 cái răng.[6]

Màu sắc cơ thể chúng thì có màu hơi nâu và không thay đổi.[6]

Chiều dài của chúng khi trưởng thành có thể lên đến 20,4 cm (8,4 in)[3]. Nhìn chung thì cá thể giống cái thì to hơn giống đực dù cùng lứa tuổi với nhau.[7]

Môi trường sống và tập tính

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tự nhiên, loài cá này có thể được tìm thấy ở vùng hạ lưu sông Congovực Malebo[1]. Ngoài ra, chúng còn ở khu vực sông Fimi và một vài phần ở hệ thống sông Kasai.[1]

Tương tự như nhiều loài cùng chi, chúng là loài ăn tạp như ấu trùng côn trùng, tảo, động vật chân bụng, động vật giáp xác, trứng của những loài cá khác.[8] Mùa sinh sản thì có lẽ diễn ra vào mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 10, rồi chúng bắt cặp và bơi cùng nhau đến hết mùa sinh sản.[9] Tốc độ phát triển của chúng tăng nhanh vào năm đầu tiên rồi giảm dần theo từng năm.[7]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Moelants, T. (2010). Synodontis caudalis. The IUCN Red List of Threatened Species. IUCN. 2010: e.T182204A7830969. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-3.RLTS.T182204A7830969.en. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2018.
  2. ^ Synodontis caudalis Boulenger, 1899”. scotcat.com. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2016.
  3. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Synodontis caudalis trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2016.
  4. ^ a b c Synodontis caudalis Boulenger, 1899”. Planet Catfish. 1 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2016.
  5. ^ a b Cuvier, Georges (1934). The Animal Kingdom Arranged in Conformity with its Organization, Volume 10. Griffith, Edward biên dịch. London: Whittaker and Co. tr. 406.
  6. ^ a b c d e f g h i Boulenger, George Albert (1909). Catalogue of the fresh-water fishes of Africa in the British museum (Natural history). London: British Museum. tr. 397–398.
  7. ^ a b H. M. Bishai & Y. B. Abu Gideiri (1965). “Studies on the biology of genus Synodontis at Khartoum”. Hydrobiologia. 26 (1–2): 85–97. doi:10.1007/BF00142257.
  8. ^ Wright, J.J. & L.M. Page (2006). “Taxonomic Revision of Lake Tanganyikan Synodontis (Siluriformes: Mochokidae)”. Florida Mus. Nat. Hist. Bull. 46 (4): 99–154.
  9. ^ John P. Friel & Thomas R. Vigliotta (ngày 2 tháng 3 năm 2009). “Mochokidae Jordan 1923: African squeaker and suckermouth catfishes”. Tree of Life Web Project. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2016.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Mondstadt và Đại thảm họa Thủy Triều Đen
Mondstadt và Đại thảm họa Thủy Triều Đen
Bối cảnh rơi vào khoảng thời gian khoảng 500 năm sau cuộc khởi nghĩa nhân dân cuối cùng ở Mondstadt kết thúc, Venessa thành lập Đội Kỵ Sĩ Tây Phong để bảo vệ an toàn và duy trì luật pháp cho đất nước
Phân tích về nhân vật Yimir và mối quan hệ giữa tình cảnh của cô và Mikasa
Phân tích về nhân vật Yimir và mối quan hệ giữa tình cảnh của cô và Mikasa
Là một nô lệ, Ymir hầu như không có khả năng tự đưa ra quyết định cho chính bản thân mình, cho đến khi cô quyết định thả lũ heo bị giam cầm
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Suy Tưởng có lẽ là cuốn sách “độc nhất vô nhị” từng được thực hiện: nó bản chất là cuốn nhật ký viết về những suy nghĩ riêng tư của Marcus Aurelius
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Oreki Hōtarō (折木 奉太郎, おれき・ほうたろう, Oreki Hōtarō) là nhân vật chính của Hyouka