Tư Mã Tương Như 司馬相如 | |
---|---|
Tên chữ | Trường Khanh (長卿) |
Tôn xưng | Phú Thánh (賦聖) |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 179 TCN |
Nơi sinh | Thành Đô |
Rửa tội | |
Mất | 117 TCN |
An nghỉ | |
Giới tính | nam |
Gia quyến | |
Phối ngẫu | Trác Văn Quân |
Học vấn | |
Nghề nghiệp | nhà thơ, nhà văn, chính khách, nghệ sĩ âm nhạc |
Quốc gia | Tây Hán |
Quốc tịch | Tây Hán |
Truy phong | |
Thụy hiệu | |
Tước hiệu | |
Tước vị | |
Chức vị | |
Thần vị | |
Nơi thờ tự | |
Tư Mã Tương Như (chữ Hán: 司馬相如; 179 TCN - 117 TCN), biểu tự Trường Khanh (長卿), là một thi nhân văn sĩ rất đa tài, văn hay, đàn giỏi đời Tây Hán.
Ông nổi tiếng với thể loại phú. Tác phẩm của ông còn có Tử hư phú (子虚赋), Thượng lâm phú (上林赋). Lời phú hoa lệ mà cấu thành hoàn hảo, hậu nhân gọi ông là Phú Thánh (賦聖), là đại diện tiêu biểu của đại thi gia về phú. Ông cùng Trác Văn Quân đi vào truyền thuyết và thi văn như những nhân vật tài nghệ tiêu biểu.
Tư Mã Tương Như người ở Thành Đô, Thục Quận (nay là Tứ Xuyên). Ông có bản danh Khuyển Tử (犬子), sau do thăm mộ của Lận Tương Như mà đổi tên thành Tương Như. Khi rời quê lên Trường An để lập công danh, đến con sông đầu làng, Tương Như viết trên cầu một câu: "Bất thừa cao xa tứ mã, bất phục quá thử kiều" (Không ngồi xe cao bốn ngựa, không qua lại cầu này nữa).
Vốn con người phóng lãng hào hoa rất mực, ông mua được một chức quan nhỏ thời Hán Cảnh Đế. Cảnh Đế không thích từ phú, làm quan ít lâu, ông chán nên cáo bệnh qua chơi nước Lương, được Lương Hiếu vương Lưu Vũ (em trai cùng mẹ với Cảnh Đế) thu dụng. Lương vương là người có nhiều từ phú tác gia nên Tư Mã Tương Như rất thích. Sau khi Lương Hiếu vương qua đời, Tư Mã Tương Như trở về nước Thục. Đến đâu, Tương Như cũng dùng bút mực và cây đàn để giao thiệp bằng hữu.
Sau Hán Vũ Đế đọc bài Tử hư phú của Tương Như, khen tài mới vời vào triều, ban chức tước. Lại sai chàng cầm cờ tiết, thay nhà vua về Ba Thục chiêu an bọn phụ lão tùng phục nhà Hán. Lần này thỏa chí bình sinh, Tương Như áo gấm vinh quy được người đón rước long trọng. Chàng sáng tác tiếp Thượng lâm phú (上林赋), cùng Tử hư phú về sau trở thành danh tác thời Hán, miêu tả đạt tới cực hạn, biểu hiện ra độ cao tu từ kỹ xảo.
Ít lâu sau, vì lạm dụng sức dân Ba Thục mà dân chúng tại nơi này làm phản. Hán Vũ Đế lệnh Tư Mã Tương Như dụ dân chúng Ba Thục, nên ông làm bài Dụ Ba Thục hịch (喻巴蜀檄). Hán Vũ Đế sau đó phái Tương Như làm sứ đi Tây Nam di, cầm Tiết sứ, phong làm Trung lang tướng đến Tây Nam di, có công trạng, nhưng bị tố giác nhận hối lộ, bèn bị bãi chức. Trước khi chết, ông có làm Phong thiện thư (封禅书), khuyên Hán Vũ Đế tiến hành phong thiện.
Theo Hán thư, Nghệ Văn chí, Tư Mã Tương Như có 29 bài phú, còn tồn lại Tử hư phú, Thượng lâm phú, Đại nhân phú (大人赋),...đặc biệt là Trường môn phú (長門賦).
Ngoài ra, Thượng lâm phú cũng là một danh tác về tả cảnh, được hậu nhân tán dương. Họa sĩ Cừu Anh (仇英) của nhà Minh đã có một tác phẩm họa dựa theo bài phú này, gọi là Thượng lâm đồ (上林图):
Tương truyền, Tư Mã Tương Như làm bài thơ này để giúp Hoàng hậu Trần A Kiều, người bị thất sủng bởi Hán Vũ Đế. Bà tuy xinh đẹp diễm lệ, nhưng ghen ghét thứ thiếp là Vệ Tử Phu nên bị Hán Vũ Đế đày ra Trường Môn cung. Nghe nói Tư Mã Tương Như tại Thành Đô là kinh đô đất Thục giỏi văn, bà mang trăm cân vàng đến mua rượu của Tương Như và Văn Quân, nhờ làm bài văn giải mối sầu bi. Tương Như làm văn dâng khiến Vũ Đế hồi tâm, Trần hoàng hậu lại được sủng hạnh.
|
|
Trong khi đến đất Lâm Cùng, Tương Như vốn sẵn quen với Vương Cát là quan lệnh ở huyện, nên đến chơi. Cát lại mời Tương Như cùng đi dự tiệc ở nhà Trác Vương Tôn (卓王孙), vốn là quan viên ngoại trong huyện. Nghe tiếng Tương Như đàn hay nên quan huyện cùng Trác Vương Tôn yêu cầu đánh cho một bài. Họ Trác vốn có một người con gái rất đẹp tên Trác Văn Quân, còn nhỏ tuổi mà sớm góa chồng, lại thích nghe đàn. Tương Như được biết, định ghẹo nàng, nên vừa gảy đàn vừa hát khúc "Phượng cầu hoàng" (鳳求凰; Chim phượng trống tìm chim hoàng mái).
|
|
|
Trác Văn Quân nghe được tiếng đàn, lấy làm say mê, đương đêm bỏ nhà đi theo chàng. Trác ông tức giận, quyết định từ con. Đôi trai gái đó mở một quán nấu rượu. Vợ chồng cùng cặm cụi làm ăn. Câu chuyện này về sau được dân gian truyền tụng, gọi tích là Cầm thiểu Văn Quân (琴挑文君).
Trong Bích Câu kỳ ngộ có câu:
Trong Đoạn trường tân thanh hay Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có câu:
Và Nguyễn Bính trong bài "Hoa với Rượu" cũng có câu: