Tử hình theo quốc gia và vùng lãnh thổ

  Các quốc gia đã bãi bỏ án tử hình: 104
  Các quốc gia bãi bỏ án tử hình trên thực tế (trên 14 năm chưa ghi nhận trường hợp tử hình) và bãi bỏ cho mọi tội danh trừ những trường hợp đặc biệt (chẳng hạn tội ác chiến tranh): 8
  Các quốc gia bãi bỏ án tử hình trên thực tế (hơn 10 năm chưa ghi nhận trường hợp tử hình và có chính sách hoặc quán lệ để không áp dụng hình phạt này): 28
  Các quốc gia vẫn duy trì án tử hình: 55
Số quốc gia bãi bỏ và duy trì án tử hình theo từng năm
  Số quốc gia bãi bỏ
  Số quốc gia duy trì

Theo thống kê năm 2018 trên 195 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, có 55 quốc gia vẫn duy trì hình phạt tử hình, 104 quốc gia theo luật định đã bãi bỏ hình phạt này cho mọi loại tội, 8 quốc gia bãi bỏ cho những tội hình sự thông thường (ngoại trừ những tội đặc biệt hay tội ác chiến tranh) và 28 quốc gia trên thực tế đã bãi bỏ án tử hình.[1]

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước kia, hình phạt tử hình được hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng. Ngày nay, đa phần trong số đó đã bãi bỏ hoặc trên thực tế không còn áp dụng hình phạt này nữa. Nhật Bản là quốc gia có chỉ số điều chỉnh bất bình đẳng (IHDI) cao nhất trong chương trình phát triển Liên Hợp Quốc vẫn còn áp dụng hình phạt tử hình, trong khi đó, Singapore là quốc gia có chỉ số phát triển con người (HDI) cao nhất vẫn còn áp dụng hình phạt này.[2][3][4][5][6][7][8] Tính đến tháng 7 năm 2018, tính trên 195 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, bao gồm các quốc gia được cấp quy chế quan sát viên, ta có thống kê về tình hình áp dụng án tử hình theo từng quốc gia như sau:[9]

  • 55 quốc gia (chiếm 28% trên tổng số 195 quốc gia) vẫn duy trì hình phạt tử hình.
  • 28 quốc gia (chiếm 14%) trên thực tế có thể xem như đã bãi bỏ án tử hình, nghĩa là chưa ghi nhận vụ xử tử nào trong hơn một thập kỉ qua, có chính sách để không áp dụng hình phạt này nhưng chưa chính thức đưa vào luật.[10]
  • 8 quốc gia (chiếm 4%) đã bãi bỏ án tử hình trên thực tế, nghĩa là quốc gia đó chưa xử tử ai trong suốt hơn 14 năm trở lại đây; bao gồm các quốc gia đã bãi bỏ án tử hình theo luật định, tuy nhiên trong một vài trường hợp bất khả kháng (ví dụ tội phạm chiến tranh) sẽ được áp dụng.
  • 104 quốc gia (chiếm 54%) đã bãi bỏ án tử hình cho tất cả các tội danh, gần đây nhất có thể kể đến: Madagascar (2015), Fiji (2015), Cộng hòa Dân chủ Congo (2015), Suriname (2015), Nauru (2016), Benin (2016), Mông Cổ (2017), Guinea (2017).
Hành quyết người chưa thành niên
Kể từ năm 2009, Iran, Ả Rập Saudi và Nam Sudan đã xử tử những người phạm tội dưới 18 tuổi tại thời điểm tội ác được thực hiện, điều này trái với Công ước về Quyền trẻ em.[11][12][13]
Xử tử công khai
Năm 2013, chính quyền các nước Iran, Bắc Triều Tiên, Ả Rập Saudi và Somalia đã tiến hành những vụ hành quyết công khai.[14] Năm 2021, Yemen là quốc gia mới nhất đã áp dụng hình thức này.[15]
Xử tử ngoài khuôn khổ pháp lý
Ở nhiều quốc gia, việc hành quyết không qua xét xử ngoài khuôn khổ pháp lý xảy ra không thường xuyên và có hệ thống. Những trường hợp như vậy sẽ không được đề cập trong khuôn khổ bài viết này.

Những quốc gia có chỉ số phát triển con người nằm ở nhóm "rất cao"

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong số 62 quốc gia/vùng lãnh thổ nằm ở nhóm rất cao trong thang đo Chỉ số phát triển con người (báo cáo số liệu năm 2018),[16] 11 quốc gia vẫn duy trì hình phạt tử hình, đó là Singapore, Hoa Kỳ, Nhật Bản, UAE, Ả Rập Saudi, Bahrain, Oman, Belarus, Kuwait, Malaysia, và Đài Loan. Hình phạt này cũng không được áp dụng trong thực tế ở Hàn Quốc, Liên bang Nga, Qatar, Bahamas, Barbados, cũng như Brunei. Ở IsraelChile, nó được áp dụng cho tội phạm trong chiến tranh. Tất cả các quốc gia còn lại trong nhóm này đều đã bãi bỏ án tử hình.

Thống kê theo châu lục

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời gian bãi bỏ hình phạt tử hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng dưới đây thống kê thứ tự theo dòng thời gian của 105 quốc gia và vùng lãnh thổ đã bãi bỏ án tử hình, bao gồm các quốc gia trực thuộc Liên Hợp Quốc và các quốc gia được cấp quy chế quan sát viên. Hơn một thế kỉ sau khi Venezuela bãi bỏ án tử hình (năm 1863), chỉ có vỏn vẹn 11 quốc gia bãi bỏ hình phạt này (không bao gồm các quốc gia bãi bỏ tạm thời). Từ những năm 60 của thế kỉ XX, việc bãi bỏ án tử hình ngày càng trở nên phổ biến. Có 4 quốc gia đã bãi bỏ án tử hình trong thời gian đó, theo sau là 11 quốc gia trong những năm 1970, 10 quốc gia khác trong thập niên tiếp theo. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều quốc gia khác đã bãi bỏ án tử hình. Có 35 quốc gia bãi bỏ hình phạt tử hình trong thập niên 90, trong đó tính riêng năm 1990, có đến 9 quốc gia đã bãi bỏ án tử hình, 23 quốc gia khác lần lượt cho đến đầu thế kỉ XXI. Những năm 2010 có thêm 10 quốc gia bãi bỏ hình phạt này. Tính từ năm 1985, chỉ có 8 năm không có quốc gia nào bãi bỏ án tử hình, đó là các năm: 1988, 2001, 2003, 2011, 2013, 2014, và 2018.

Ghi chú: Với các quốc gia đã bãi bỏ án tử hình trước đó, nhưng đã tái lập và lại bãi bỏ một lần nữa (chẳng hạn Philippines, Thụy Sĩ, Bồ Đào Nha, Ý), thời gian bãi bỏ sẽ được lấy theo mốc thứ hai. Những quốc gia đã bãi bỏ nhưng nay lại tái lập (chẳng hạn Liberia) sẽ không được tính. Các vùng lãnh thổ tự trị đặt dưới sự kiểm soát của các quốc gia như Anh (có vùng Jersey), New Zealand (có Quần đảo Cook) và Hà Lan (có Antille thuộc Hà Lan), nơi bãi bỏ án tử hình muộn hơn so với mẫu quốc sẽ không được liệt kê và thời gian bãi bỏ án tử hình sẽ được xem như thời gian bãi bỏ của mẫu quốc. Những quốc gia như Đông Đức, đã bãi bỏ án tử hình năm 1987 tuy nhiên năm 1990 thì giải thể cũng không được tính.

Năm bãi bỏ quốc gia/vùng lãnh thổ Số quốc gia bãi bỏ trong cùng thời gian Tổng cộng
1863  Venezuela 1 1
1865  San Marino 1 2
1877  Costa Rica 1 3
1903  Panama 1 4
1906  Ecuador 1 5
1907  Uruguay 1 6
1910  Colombia 1 7
1928  Iceland 1 8
1948  Ý 1 9
1956  Honduras 1 11
1962  Monaco 1 12
1966  Cộng hòa Dominica 1 13
1968  Áo 1 14
1969   Vatican 1 15
1972  Phần Lan 1 16
1973  Thụy Điển 1 17
1976  Ma Cao  Bồ Đào Nha 1 18
1978  Đan Mạch  Quần đảo Solomon  Tuvalu 3 21
1979  Kiribati  Luxembourg  Nicaragua  Na Uy 4 25
1980  Vanuatu 1 26
1981  Cabo Verde  Pháp 2 28
1982  Hà Lan 1 29
1985  Úc 1 30
1986  Quần đảo Marshall  Micronesia 2 32
1987  Đức 1 33
1988  Haiti  Liechtenstein 2 34
1989  Campuchia  New Zealand 2 36
1990  Andorra  Cộng hòa Séc

 Slovakia  Hungary  Ireland  Mozambique  Namibia  România  São Tomé và Príncipe

9 45
1991  Croatia  Bắc Macedonia  Slovenia 3 48
1992  Angola  Paraguay  Thụy Sĩ 3 51
1993  Guiné-Bissau  Seychelles  Hồng Kông 3 53
1994  Palau 1 54
1995  Djibouti  Mauritius  Nam Phi  Tây Ban Nha  Serbia và Montenegro 6 60
1996  Bỉ 1 61
1997    Nepal 1 62
1998  Armenia  Azerbaijan  Bulgaria  Canada  Estonia  Litva  Ba Lan  Anh Quốc 8 71
1999  Turkmenistan 1 72
2000  Bờ Biển Ngà  Malta  Ukraina 3 75
2002  Síp  Đông Timor 2 77
2004  Bhutan  Hy Lạp  Samoa  Sénégal  Thổ Nhĩ Kỳ 5 82
2005  México  Moldova 2 84
2006  Gruzia  Philippines 2 86
2007  Albania  Kyrgyzstan  Rwanda 3 89
2008  Uzbekistan 1 90
2009  Argentina  Bolivia  Burundi  Togo 4 94
2010  Gabon 1 95
2012  Latvia 1 96
2015  Cộng hòa Congo  Fiji  Madagascar  Suriname 4 100
2016  Bénin  Nauru 2 102
2017  Guinée  Mông Cổ 2 103
2019  Bosna và Hercegovina 1 104
2020  Chad 1 105
2021  Sierra Leone  Kazakhstan 2 107
2022  Trung Phi  Guinea Xích Đạo  Papua New Guinea  Zambia 4 111

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “ABOLITIONIST AND RETENTIONIST COUNTRIES AS OF JULY 2018” (PDF). Amnesty International. ngày 1 tháng 7 năm 2018. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2019.
  2. ^ “Document”. www.amnesty.org.
  3. ^ Leigh B. Bienen (2011). Murder and Its Consequences: Essays on Capital Punishment in America (ấn bản thứ 2). Northwestern University Press. tr. 143. ISBN 978-0-8101-2697-8.
  4. ^ Michael H. Tonry (2000). The Handbook of Crime & Punishment. Oxford University Press. tr. 3. ISBN 978-0-19-514060-6.
  5. ^ Reichert, Elisabeth (2011). Social Work and Human Rights: A Foundation for Policy and Practice. Columbia University Press. tr. 89. ISBN 978-0-231-52070-6.
  6. ^ Durrant, Russil (2013). An Introduction to Criminal Psychology. Routledge. tr. 268. ISBN 978-1-136-23434-7.
  7. ^ Clifton D. Bryant; Dennis L. Peck (2009). Encyclopedia of Death & Human Experience. Sage Publications. tr. 144. ISBN 978-1-4129-5178-4.
  8. ^ Roberson, Cliff (2015). Constitutional Law and Criminal Justice, Second Edition. CRC Press. tr. 188. ISBN 978-1-4987-2120-2.
  9. ^ “Abolitionist and Retentionist countries as of July 2018” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
  10. ^ “DEATH SENTENCES AND EXECUTIONS REPORT 2015”. Amnesty International. tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.
  11. ^ “Executions of juveniles since 1990”. Amnesty International. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2012.
  12. ^ Philp, Catherine (ngày 11 tháng 8 năm 2017). “Iran hangs Ali Reza Tajiki, who was arrested for murder at age 15”. The Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2017.
  13. ^ “South Sudan steps up executions, children not spared”. www.amnesty.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
  14. ^ “Death Sentences and Executions 2013” (PDF). Amnesty International. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2014.
  15. ^ “Death Sentences and Executions 2021” (PDF), Amnesty International, 2022, truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023
  16. ^ “Human Development Report 2018 – "Human Development Indices and Indicators" (PDF). HDRO (Human Development Report Office) United Nations Development Programme. tr. 22–25. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" được hiểu ra sao?
Thuật ngữ khá phổ biến khi nói về hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" ( hay "Tất kích - Tất sát") được hiểu ra sao?
5 Công cụ để tăng khả năng tập trung của bạn
5 Công cụ để tăng khả năng tập trung của bạn
Đây là bản dịch của bài viết "5 Tools to Improve Your Focus" của tác giả Sullivan Young trên blog Medium
Nhân vậy Fūka Kiryūin - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vậy Fūka Kiryūin - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Fūka Kiryūin (鬼き龍りゅう院いん 楓ふう花か, Kiryūin Fūka) là một học sinh thuộc Lớp 3-B
The Silence of The Marsh - Sự Yên Lặng Của Đầm Lầy
The Silence of The Marsh - Sự Yên Lặng Của Đầm Lầy
The Silence of The Marsh (Sự Yên Lặng Của Đầm Lầy) là một phim tâm lý tội phạm có lối kể chuyện thú vị với các tình tiết xen lẫn giữa đời thực và tiểu thuyết