Thành Hiện 慵齋 용재 | |
---|---|
Bút danh | Dung Trai Văn Đái |
Quốc tịch | Triều Tiên |
Dân tộc | Triều Tiên |
Học vấn | Hán học |
Giai đoạn sáng tác | Triều Tiên sơ kỳ |
Trào lưu | Cổ điển |
Phối ngẫu | Kim Thị |
Bạn đời | Hàn Minh Quái Thành Tam Vấn Từ Cư Chính |
Con cái | Thành Thế Xương (成世昌, 성세창; 1481 - 1548) |
Thành Hiện | |
Hangul | 성현[1] |
---|---|
Hanja | 成俔 |
Romaja quốc ngữ | Seong Hyeon |
McCune–Reischauer | Sŏng Hyŏn |
Hán-Việt | Thành Hiện |
Thành Hiện[2] (chữ Hán: 成俔, Hàn văn: 성현; 1439 - 1540), là một quan đại thần và văn nhân Triều Tiên.
Thành Hiện có tự Khánh Thúc (磬叔), hiệu Dung Trai (慵齋), Hư Bạch Đường (虛白堂), Phù Hưu Tử (浮休子), Cúc Ổ (菊塢), lại có thi hiệu Văn Đái (文戴). Ông sinh trưởng trong một vọng tộc nhiều đời là trọng thần định cư ở Xương Ninh, cha của ông là võ quan Thành Niệm Tổ (成念祖, 성염조; 1398 - 1450) thuộc Trung Xu phủ, bản thân ông cũng là một quan chức cao cấp dưới hai triều vua Thành Tông và Yên Sơn. Ông vốn là con út, hai người anh Thành Nhâm (成任, 성임; 1421 - 1484) và Thành Khản (成侃, 성간; 1427 - 1456) đều là học giả lớn đương thời, được coi là những người tiên phong làm thay đổi cái nhìn về văn học so với các tác gia kinh điển.
“ | Sau Cao Linh có Từ Đạt Thành, Kim Vĩnh Sơn, Khương Tấn Sơn, Lý Dương Thành, Kim Phúc Xương và huynh trưởng tôi. [...] Huynh trưởng tôi thì học theo bút pháp thời Mãn Đường nên nét chữ trong thi phú của anh lưu loát như nước chảy, dịu dàng như mây trôi. | ” |
— Trích Dung Trai tùng thoại |
“ | Chữ trên tấm biển trước cổng Cảnh Phúc cung là do anh tôi viết. Tuy anh bắt chước bút pháp của Tuyết Am nhưng nét chữ trông rất điêu luyện nên được nhiều người khen đẹp. 我伯氏所書景福宮門殿之額。專倣雪菴。縝密有法。人皆美之。 |
” |
— Trích Dung Trai tùng thoại |
“ | Thành Quân quán chỉ là nơi dạy học. Triều đình cho xây dựng Dưỡng Hiền khố để phục vụ việc dạy học cho hơn 200 nho sinh. Lúc bấy giờ, Thượng đảng Phủ Viện quân Hàn Minh Quái xin thánh thượng cho xây dựng Tôn Kinh các để phục vụ cho việc ấn loát. Vì vậy, nhiều kinh sách đã được xuất bản tại đây. Quảng Xuyên quân Lý Khắc Tăng đã xin thánh thượng cho xây dựng Điển Tự sảnh. Còn tôi thì xin thánh thượng cho xây dựng Hưởng Quan sảnh. Sau đó, hai dãy nhà ở phía Đông và phía Tây của thánh điện cùng với nhà ăn cũng được khởi công. Thánh thượng đã ban cho 500 thất vải và 300 thúng gạo. Ngài còn cho lập học điền để bổ sung cho Thành Quân quán. 成均館專掌敎訓。國家設養賢庫。以館官兼之。常養儒生二百人。上黨府院君韓明澮啓建尊經閣。多印經籍藏之。廣川君李克增。啓構典祀廳。余亦啓建享官廳。其後改搆聖殿東西廡及食堂。又賜布五百餘匹。米三百餘石。又賜學田。以備館中之需。 |
” |
— Trích Dung Trai tùng thoại |
Đương thời Thành Hiện nức danh vì thông thạo nhạc lý và văn chương. Ông từng kiêm nhiệm chức Chưởng Nhạc viện Đề điệu, cùng Liễu Tử Quang (柳子光, 유자광; 1439 - 1512) biên soạn sách Nhạc học quỹ phạm (樂學軌範), còn thụ mệnh nhà vua tu chỉnh những bài ca dao Cao Ly như Sương hoa điếm (雙花店), Lý Sương khúc (履霜曲), Bắc điện (北殿), Cải san (改刪). Ngoài tập thơ Quan quang lục và cuốn nhàn lục Dung Trai tùng thoại, Thành Hiện còn để lại các tác phẩm Hư Bạch Đường tập (虛白堂集), Phong nhã lục (風雅錄), Phù Hưu Tử truyện (浮休子傳), Phù Hưu Tử đàm luận (浮休子談論), Tấu nghị bại thuyết (奏議稗說), Cẩm nang hành tích (錦囊行跡), Tang du bị lãm (桑楡備覽), Phong tao quỹ phạm (風騷軌範), Kinh luân đại quỹ (經綸大軌), Thái bình thông tái (太平通載).