Thánh Barbara (tiếng Hy Lạp: Ἁγία Βαρβάρα/Ϯⲁⲅⲓⲁ Ⲃⲁⲣⲃⲁⲣⲁ; tiếng Slavơ: Великомученица Варва́ра Илиопольская; tiếng Ả rập: القديسة الشهيدة بربارة) được biết đến trong Giáo hội Chính thống giáo Đông phương với tên gọi Vĩ nhân tử đạo Barbara (Great Martyr Barbara) là một thánh nữ tử đạongười Hy Lạp sống trong thời kỳ Kitô giáo sơ khai. Về mặt nghiên cứu lịch sử thì không có thư tịch tham chiếu nào về bà trong các tác phẩm Kitô giáo sơ khai xác thực cũng như trong bản hiệu đính gốc của sách tử đạo của Thánh Jerome[1]. Thánh Barbara thường được miêu tả với những sợi dây xích nhỏ đeo quanh người và một tòa tháp tượng trưng cho việc cha bà giam cầm và cột trói bà. Là một trong Mười bốn vị thánh cứu giúp, Thánh Barbara là một vị thánh nổi tiếng, có lẽ được biết đến nhiều nhất với vai trò là thánh bảo trợ của thợ chế tạo vũ khí, lính pháo binh, kỹ sư quân sự, thợ mỏ và những người khác làm việc với thuốc nổ vì truyền thuyết của bà gắn liền với tia sét. Bà cũng là thánh bảo trợ của các nhà toán học. Một dị bản bằng tiếng Pháp về câu chuyện của bà vào thế kỷ XV đã ghi chép rằng bà đã thực hiện mười ba phép lạ, nhiều phép lạ trong số đó cho thấy phép bình an mà bà ban cho rằng các tín đồ của mình sẽ không chết trước khi được xưng tội và nhận xức dầu[2].
Bất chấp rằng những truyền thuyết kể chi tiết về câu chuyện của bà, những tư liệu sớm nhất có biên chép về cuộc đời được cho là của bà trong bối cảnh vào thế kỷ thứ III chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ VII, và việc tôn kính bà rất phổ biến, đặc biệt là ở phương Đông bắt đầu từ thế kỷ thứ IX[2]. Do sự nghi ngờ về tính lịch sử của truyền thuyết về bà[3][4] mà bà đã bị xóa tên khỏi Lịch Chung Rôma trong bản sửa đổi năm 1969, mặc dù không phải trong danh sách các vị thánh của Giáo hội Công giáo[5]. Theo tiểu sử các thánh (Hagiography)[2][6]:147. Tuy nhiên, bà vẫn được nhắc đến trong Sách tử đạo La Mã,[7]. Thánh nữ Barbara sinh ra ở Heliopolis hoặc ở Nicomedia[8] là con gái của một người ngoại đạo giàu có tên là Dioscorus, cha bà rất bảo bọc bà và thậm chí nhốt bà trong một tòa tháp để bảo vệ bà khỏi thế giới bên ngoài. Sau khi bà bí mật cải đạo trở thành một Cơ Đốc nhân, bà đã từ chối lời cầu hôn mà bà nhận được thông qua cha mình[8][9][10][11][12][13][14]. Không có tài liệu tham khảo nào về bà trong các tác phẩm Kitô giáo đầu tiên xác thực cũng như trong bản sửa gốc của Thư tịch về tử đạo học của Thánh Jerome (Martyrologium Hieronymianum)[1].
^ abcHarry F. Williams, "Old French Lives of Saint Barbara" Proceedings of the American Philosophical Society119.2 (16 April 1975:156–185), with extensive bibliography.
^Medieval historian Norman F. Cantor referred to Barbara in passing as "entirely mythical', in In the Wake of the Plague: The Black Death and the World It Made 2002:84
^Kirsch, Johann Peter "St. Barbara."The Catholic Encyclopedia] Vol. 2. New York: Robert Appleton Company, 1907
^Martyrologium Romanum (Libreria Editrice Vaticana 2001 ISBN88-209-7210-7)
^ abSigns and Symbols in Christian Art, Oxford University Press, G. Ferguson, 1959, p. 107.
^Ulysses Annotated: Notes for James Joyce's Ulysses, D. Gifford, Robert J. Seidman, University of California Press, 2008, ISBN0520253973, p. 527.
^A Cultural Encyclopedia of Lost Cities and Civilizations, ABC-CLIO, Michael Shally-Jensen, Anthony Vivian, 2022, p. 55.
^The Descent of the Soul and the Archaic Katábasis and Depth Psychology, Leslie Gardner, Paul Bishop, Terence Dawson, Taylor & Francis, 2022, ISBN9781000656619, p. 136.
Drolet, Jean-Paul (1990). Sancta Barbara, Patron Saint of Miners: An Account Drawn from Popular Traditions. Québec: J.-P. Drolet. OCLC20756409.
Graffy de Garcia, Erin (1999). Saint Barbara: The Truth, Tales, Tidbits, and Trivia of Santa Barbara's Patron Saint. Santa Barbara, California: Kieran Pub. Co. ISBN9780963501813.
Haas, Capistran J. (1988). Saint Barbara, Her Story. Santa Barbara, California: Old Mission. OCLC183447944.
Holy Great Martyr Saint Barbara: Who Was Killed by Her Own Father for Her Faith in Christ. Lives of saints, v. 5. St Marys, N.S.W.: Holy Dormition Sisterhood. 2004. OCLC224359179.
Tên của 11 Quan Chấp hành Fatui được lấy cảm hứng từ Commedia Dell’arte, hay còn được biết đến với tên gọi Hài kịch Ý, là một loại hình nghệ thuật sân khấu rất được ưa chuộng ở châu