Thảo luận:Huy Cận

Đăng thơ?

[sửa mã nguồn]

Tôi biết làm thơ có nghĩa là "to write poetry", "faire la poésie"... nhưng trong bài này có thêm đăng thơ. Có ai có thể giải thích cho tôi đăng thơ là gì không? Mekong Bluesman 13:29, 13 tháng 7 2005 (UTC)

Nghĩa là xuất bản, publish. C.f. đăng báo.Trần Thế Trung 13:38, 13 tháng 7 2005 (UTC)
Chắc đây là một từ mới, theo kiểu vắn tắt, như thập tự giá đã thành thập giá (!) thì đăng lên báo thơ có thể thành đăng thơ. Mekong Bluesman 13:54, 13 tháng 7 2005 (UTC)
Chữ đăng tự nó cũng hàm chứa nghĩa lên báo, tạp chí... [1]. Không rõ đây có phải là cách dùng mới không.--Á Lý Sa 13:59, 13 tháng 7 2005 (UTC)
Trời đất, sao viết tắt như vậy. Nên viết cụ tỉ một chút (ý tôi nói là cụ thểtỉ mỉ) Tac ke 06:24, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

báo xxxx có đăng thơ của xxxx.Quycuocthat 10:09, ngày 25 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Dùng từ mơ hồ

[sửa mã nguồn]

Các chữ gây thắc mắc: Ông Huy Cận làm Thứ trưởng ngành gì?

hàm bộ trưởng là gì... chữ này có khác gì so với chữ bộ trưởng... và bộ trưởng gì ? Bộ tư Pháp hay bộ Lâm nghiệp ?

Võ Quang Nhân 14:09, 13 tháng 7 2005 (UTC)

Hàm bộ trưởng có nghĩa là người đó không phải là bộ trưởng thực thụ của một bộ cụ thể nào đó, đại loại như bộ trưởng bộ không bộ. Người này (thông thường có chuyên môn rất cao và những ý kiến đóng góp của họ rất đáng xem xét và quan tâm khi xét trong bình diện của một quốc gia) có các quyền lợi ngang như một bộ trưởng của một bộ cụ thể nhưng không phải là bộ trưởng của một bộ nào cả.Vương Ngân Hà 13:44, 28 tháng 7 2005 (UTC)
Cảm ơn anh Hường -- Như vậy cho dể tôi sẽ nhớ bộ trưởng không bộ vì chức này trong Nam ngày xưa gọi là Quốc vụ Khanh tên nghe hay ho nhưng same thing. Ngoài ra họ lại không dùng chữ "cố vấn" ?

Hình như về sau Huy Cận mới làm ở Bộ Văn hóa-Thông tin (ông về hưu với chức thứ trưởng bộ này). Hồi Cách mạng tháng Tám, trong chính phủ lâm thời, ông là bộ trưởng Bộ Canh nông, đến khi lập chính phủ liên hiệp thì Hồ Chí Minh gọi Huy Cận lên nói đại ý: "Chức bộ trưởng bây giờ giao cho nhân sĩ X, chú lui xuống làm thứ trưởng, nhưng mọi việc thì chú vẫn làm như trước." Thế là Huy Cận làm thứ trưởng Bộ Canh nông, nhưng vẫn nắm công việc như trước. Chuyện này tôi đọc trên báo Việt Nam trong nước. Avia (thảo luận) 07:43, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xuân Diệu là thứ trưởng Bộ Văn hóa, Bộ trưởng phụ trách văn hóa thông tin. Anhtuan 13:25, 28 tháng 7 2005 (UTC)

Hay là bài này (cũng như bài Xuân Diệu) là copy của một website nào đó? (Vì thông thường, một website không có các người đọc đòi hỏi một standard cao nên họ hay viết không rõ và ít khi nghiên cứu thêm để xem những gì họ viết có đúng không.) Mekong Bluesman 18:30, 13 tháng 7 2005 (UTC)
Copy ở đây [2] Trần Thế Trung 18:47, 13 tháng 7 2005 (UTC)

Tại sao lại phải đạo văn nhỉ? Trong khi kiếm thêm tài liệu để viết lại bằng văn phong của chính mình đâu có khó..... Đầu óc lười qúa sẽ sinh bệnh về sau muốn tự mình phát triển cái gì đó sẽ bị thói quen làm chai cứng, làm cho bộ não bị tê liệt. (đó là âu là cái nghiệp)! Tờ đặc Trưng là tờ khá nổi tiếng đó không lộn xộn được. Võ Quang Nhân 20:36, 13 tháng 7 2005 (UTC)

Rất xin lỗi mọi người vì lấy bài mà không kiểm tra kĩ. Tôi có rất nhiều bài viết được lưu trong file doc từ hồi chuẩn bị làm essay về Thơ mới, môt phần là tự viết, một phần là nhờ người bạn lấy từ trên net (hai cái này không phân định rõ ràng). Tôi xin rút kinh nghiệm trong những lần gửi bài sau. Anhtuan 13:25, 28 tháng 7 2005 (UTC)

Trích dẫn chút: "'Tại sao lại phải đạo văn nhỉ? Trong khi kiếm thêm tài liệu để viết lại bằng văn phong của chính mình đâu có khó..... Đầu óc lười qúa sẽ sinh bệnh về sau muốn tự mình phát triển cái gì đó sẽ bị thói quen làm chai cứng, làm cho bộ não bị tê liệt. (đó là âu là cái nghiệp)! Tờ đặc Trưng là tờ khá nổi tiếng đó không lộn xộn được. Võ Quang Nhân 20:36, 13 tháng 7 2005 (UTC'" Vậy, cho hỏi, khi trang www.dactrung.net đăng những bài này thì họ có trả tiền bản quyền cho nhà thơ Huy Cận không nhỉ? Trả theo từng bài họ đăng lên hay trả khoán 1 cục? Và, còn những bài thơ của các nhà thơ khác, bài văn, bài nhạc nữa... Hay, ví dụ tôi muốn đăng bài Hoàng Hạc Lâu của nhà thơ Thôi Hiệu thì sao? Newone 06:03, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)newoneNewone 06:03, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bản quyền

[sửa mã nguồn]

Tình hình bản quyền các bài thơ này như thế nào? Tôi không rành luật bản quyền của Việt Nam lắm. Có ai giải thích cho tôi được không? Phan Ba 13:38, 28 tháng 7 2005 (UTC)

Chời ơi ! Anh chưa hay à? Đã có các quyết nghi (hay nghi quyết?) về chiện này nhưng vì trong nước chữ kí còn chờ đóng dấu, đóng dấu xong còn phải bàn biện pháp áp dụng, bàn xong còn phải in các thông báo về các địa phưong thực thi, muốn thực thi thì phải giáo dục toàn dân quán triệt đường lối, muốn thế thì phải đào tạo cán bộ có trình độ hiểu biết, để có đủ cán bộ thì phải mở thêm các khoá huấn luyện, muốn huấn luyện thì phải có kinh phi, phải chờ bộ tài chính kí và lại phải chờ đóng dấu .... Thủ tục nó đơn giản thôi nhưng phải thi hành lâu nên có le đến nay vẩn còn nhiều nơi vô tình vi phạm bản quyền. Nếu không tin Anh thủ về nước xin mở "1 tờ báo điện tử" thì sẽ rõ (báo trước mất ít nhất hai năm mới xong thủ tục trong nước chỉ có hai tờ báo điện tử thôi) Còn chuyện bản quyền tôi chỉ thấy tin tức hiện nó đang ở giai đọan nào trong các giai đọan trên thì ... phải chờ xem. (Đuà tí thôi)

Bây giờ là thực đây: Tội mấy ông nhà thơ lắm (tội nhất) vì thơ được xem giảng dạy, ngâm, xài thả cửa không có thù lao (nhưng vinh dự). Mấy nhà báo, nhà văn thì may mắn hơn vì mỗi bài viết đều có thể in bán lấy tiền. Các nhà thơ muốn có tiền thì cũng được nhưng phải "rặn" cả trăm bài viết lên thành tập thơ mới bán dược. Nhưng nhiều khi mấy cuốn sách cũng bị máy nhà in in lén hay... in 20000 cuốn mà khai chỉ có 5000 cuốn để đỡ tiền nhuận bút cho tác giả. Còn nêú chỉ trích vài bài của mấy ông đã qui tiên thì... mua vàng mã về cúng là ổng ấm lòng rồi. (Bác Cù Huy Cận mất lâu rồi cũng nên cúng 1 tí)

Thực ra vấn đề bản quyền đụng nặng nhất chỉ khi anh đem bán (hay trục lợi) bài viết của người ta thôi (nhất là mấy nhà xuất bản hay mua đứt bản quyền của một tác giả) lúc đó tác giả không bị vi phạm mà chỉ sơ vi phạm bản bản quyền của NXB nào đã mua. Và thường mấy chổ này nó làm dử hơn là mấy ông tác giả hiền khô. Cũng may là luật bản quyền ra đời hơi trễ chớ nêú không Wiki này khó lòng mà in thơ của ngài Cù (vì biết đâu thầy túng quá đem bán vài bài cho NXB "Văn Chương" mà mình vô tình đăng nhầm mấy bài đã bị bán thì có mà... sập tiêm cái Wiki!)

hic, bản quyền ấy à ? Như anh NhanVo vừa nói đấy:)))!!!

Thơ hồi cụ Tố Hữu Huy Cận là để tuyên truyền, phục vụ cho cách mạng,mình nghĩ rõ ràng là phi lợi nhuận. Còn thơ về sau này và hiện nay cũng là để dốc bầu tâm sự ra, để giãi bày con người nhà thơ. Ngoài ra, có một dòng thơ khác rất mạnh mẽ, xuất bản cực nhiều (chỉ vài triệu đồng vn là ra đời được) là thơ in để phát tặng bạn bè, một số chủ tịch tỉnh còn viết thơ để mời nhạc sĩ phổ nhạc...vv..Tình hình như vậy không trông chờ bản quyền được;)

Eva8404 17:02, 28 tháng 7 2005 (UTC)


Có! xin bản quyền thì vẩn được nhưng có ai thèm mua/đọc "cái đồ thơ thẩn" của mấy ông mới được chớ?


Tôi thực sự vẫn chưa hiểu câu: Cũng may là luật bản quyền ra đời hơi trể chớ nêú không Wiki này khó lòng mà in thơ của ngài Cù. Hơi trễ là đã có rồi nhưng chỉ có hiệu lực đối với các tác phẩm ra đời sau khi luật có hiệu lực hay là luật vẫn chưa có?

Cho đến ngày ra đời của luật bản quyền thì ngài Cù đã đi xa từ lâu nên không ai có quyền giành lấy bản quyền của ...người chết! Nhưng lại có quyền chia sẻ.

Ngoài ra tôi vẫn còn théc méc: Việt Nam vừa rồi đã vào công ước Bern về việc bảo hộ quyền tác giả. Wikipedia là một tổ chức ở Mỹ. Trên lý thuyết Việt Nam có thể kiện tổ chức Wikipedia là xâm phạm bản quyền hay không khi mình đang các bài thơ này? Phan Ba 17:52, 28 tháng 7 2005 (UTC).

Dăng các bài thơ này chắc không vi phạm vì ông ta đâu có bản quyền! Nếu người nào dám mạo danh ông ta thì phải yêu cầu cái luật nó trôi ngược thời gian lúc ông ta còn sống. Lúc sống ngài Cù đâu có đòi bản quyền... Khi mất ông đâu có trăn trối là giao lại cái gia tài thơ của ông cho nhà nước đòi tiên` những người đăng bài đâu. Đó là lý thuyết nhưng thực tế ai biết?

Nên hay Không nên để tác phẩm đây

[sửa mã nguồn]

Dù có được cho phép hai không, tôi nghĩ ta không nên đăng những tác phẩm văn học tại đây. Wikisource là nơi để đăng những bài này. Nguyễn Hữu Dụng 19:07, 28 tháng 7 2005 (UTC)

Tác phẩn thì khác rồi (tác phẩm thưòng có vài chục đến vài trăm bài thơ hay 1 trường ca).. nhưng nếu để minh họa về nhà thơ mà chả có bài thơ minh hoạ nào thì kì cục thiệt. Làng Đậu 19:42, 28 tháng 7 2005 (UTC)
Tôi cũng cho rằng các bài viết về nhà thơ thật sự cần 1 vài bài tiêu biểu cho dòng thơ, tư tưởng của ông. Chọn bài nào và bao nhiêu nên để người đóng góp quyết định. Về luật, tôi cho rằng Wiki không nên đăng thơ của các nhà thơ đương đại (nếu họ ko tuyên bố bỏ bản quyền) còn đối với những nhà thơ mà tác phẩm của họ đã đăng tải trên SGK để HS/SV học tập thì việc đăng lên Wiki cũng như là hỗ trợ việc học tập của HS/SV thôi. Đấy cũng là cách vinh danh những nhà thơ đó. Vietbio 20:49, 28 tháng 7 2005 (UTC)
Wikipedia thường không và không nên đăng tác phẩm với mục đích giới thiệu; vì Wikipedia không có tư cách để nói bài nào là hay và tiêu biểu, tác phẩm của tác giả nào nên đăng, của ai thì không nên,... Xem thêm từng bài cho các nhà thơ được liệt kê trong en:English poetry.--Á Lý Sa 01:51, 29 tháng 7 2005 (UTC)

Tôi cũng thấy đưa nội dung sáng tác của nhà thơ vào đây hơi kỳ, có lẽ nên chuyển phần này sang Văn Thơ, và có link sang. Các bạn thấy thế nào ?

Trích dẫn chút: "Tại sao lại phải đạo văn nhỉ? Trong khi kiếm thêm tài liệu để viết lại bằng văn phong của chính mình đâu có khó..... Đầu óc lười qúa sẽ sinh bệnh về sau muốn tự mình phát triển cái gì đó sẽ bị thói quen làm chai cứng, làm cho bộ não bị tê liệt. (đó là âu là cái nghiệp)! Tờ đặc Trưng là tờ khá nổi tiếng đó không lộn xộn được. Võ Quang Nhân 20:36, 13 tháng 7 2005" Vậy, cho hỏi, khi trang www.dactrung.net đăng những bài này thì họ có trả tiền bản quyền cho nhà thơ Huy Cận không nhỉ? Trả theo từng bài họ đăng lên hay trả khoán 1 cục? Và, còn những bài thơ của các nhà thơ khác, bài văn, bài nhạc nữa... Hay, ví dụ tôi muốn đăng bài Hoàng Hạc Lâu của nhà thơ Thôi Hiệu thì sao? Newone 06:03, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)newoneNewone 06:03, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)

Newone 13:47, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)newoneNewone 13:47, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Oh! Newone lầm rồi. Vấn đề là "bài viết về nhà thơ Huy cận" đăng trước đây là đồ chôm từ tờ Đặc Trưng đúng từng dấu chấm phẩy -- chớ không phải việc đăng lại các bài thơ ca nhà thơ Huy Cận (bài nguyên thủy chép lại có lẽ đã bị xóa -- nếu chưa bị thì tôi hay bất kì sysop nào sẽ đem cái bảng "đen" vào treo)
Về chuyện vi phạm: xin lỗi trước "Không lẽ người ta ăn bậy" mình cũng bắt chước ăn bậy theo rồi cả lũ vào nhà thương vì "bắt chước" sao ? Ý ở đây khá rõ là không nên ăn cắp rồi biện hộ. Việc trang Đặc Trưng có ăn cắp bài và đăng lại của người khác hay không không phải là việc của thành viên Wiki và Wiki, còn việc bài ở đây không nên copy lại từ nguồn khác mà không hề có xin phép mới là cái quan trọng chớ không phải là "thấy Đặc Trưng đăng bài rồi mình cùng bê nguyên bài đó đem vô đây" lỡ có bị thưa thì anh Newone không thể lấy lí do rằng "rằng thấy người ta ăn của chôm tui cũng bắt chước chôm vài thứ về ăn" trước tòa đuợc. Ý LĐ là vậy nhé! Hơn nữa, LĐ chống việc đạo văn trong trường hợp này trừ khi được nơi giữ bản quyền hay tác giả cho phép đăng lại. Còn về việc thời của nhà thơ Huy Cận chưa có luật bản quyền và chính nhà thơ cũng không hề giữ bản quyền thì tài sản trí tuệ của ông mặc nhiên thuộc về tài sản của nhân loại có thế thôi! LĐ
Một bài bách khoa về bài hát, bài thơ, tác phẩm nghệ thuật, cần nêu lịch sử hoàn cảnh sáng tác, ảnh hưởng đến công chúng, bình luận của giới chuyên môn, còn về lời bài hát và bản nhạc (hay những gì chỉ có giá trị tham khảo khi ở dạng nguyên gốc), nên đưa đến liên kết ngoài. Xem thêm Thảo luận Thành viên:Namle

Thảo luận Thành viên:Lys. Chuyện www.dactrung.net nên hỏi tại đó thay vì hỏi ở đây. Ví dụ về một bài bách khoa đã được chọn lọc khi trình bày một tác phẩm nghệ thuật là Xứ tuyết. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 13:54, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Quyền tác giả, theo công ước Bern là tự động. Công ước Bern cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau đó. Một số nước tuân thủ phiên bản cũ của công ước Bern cho phép tác giả được hưởng suốt đời cộng 70 năm. Việc đăng tải nguyên văn những bài thơ ở Wiki theo tôi là vi phạm quyền tác giả nếu như chưa được tác giả cho phép hoặc chưa quá thời hạn quy định. Phan Ba 13:59, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
những bài về thi nhân mà cứ đảng và nhà nước, quốc hội khóa này khóa nọ, giải thưởng giải thẻo búa xua như thế theo tôi nên đưa vào 1 số tác phẩm hay đoạn trích để cái thi vị làm người đọc dịu lòng 1 chút Nguoithienthuve (thảo luận) 05:59, ngày 17 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi không cho là nên đưa thơ hay tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ vào Wikipedia. Thứ nhất: gây loãng bài. Thứ 2: rất dễ đụng vấn đề bản quyền. Thứ 3: đã có các link ở phần Liên kết ngoài cáng đáng việc này ^^ Phoenixheart (thảo luận) 08:10, ngày 17 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ôi xứ Huế

[sửa mã nguồn]

Mọi người thử đánh giá xem, vấn đề bản quyền của bài thơ Ôi xứ Huế sau nhé:

Có 1 lần, tôi đọc trên báo Heritage của VietnamAirlines thấy nói rằng bài thơ xứ Huế không phải của nữ thi sỹ Bích Lan mà là của 1 người khác làm tặng B.Lan, và trong bài thơ đó (B.Lan lưu trữ) còn thiếu đoạn kết:

Ta đã xa em rồi xứ Huế
Đây chỉ còn 1 xứ Huế trong mơ
Để trao người em ta vẫn tôn thờ
Trong tâm tưởng và tình thơ bất diệt

Tôi viết ra đây, không phải là để nói vấn đề tác quyền, mà chỉ muốn hoàn thiện nốt cho bài thơ dang dở đã 50 năm. Nghĩa

Thơ

Ôi xứ Huế

Phạm Huy Khuê

Tôi đã xa em rồi, xứ Huế Nhưng đây còn một xứ Huế trong mơ Để trao người em tôi vẫn tôn thờ Trong tâm tưởng của tình thơ bất diệt.

...

Ôi xứ Huế ngàn năm còn cổ kính;
Nước sông Hương còn soi bóng giai nhân
Tôi về đây rũ sạch lớp đường trần,
Và lặng lẽ ngắm những nàng tiên nữ.
Dáng yêu kiều say lòng người cô lữ,
Nón bài thơ nghiêng dưới nắng hanh vàng.
Tôi nhìn theo, sầu bỗng thấy mang mang,
Người đi khuất mà hồn còn ngơ ngẩn
Ôi núi Ngự sông Hương cùng lăng tẩm!
Vẫn âm thầm chờ đón các thi nhân
Đem về đây: buồn, thương, nhớ... vô ngần,
Tình vạn nẻo cũng quay về xứ Huế.
Người xứ Huế trang nghiêm và lặng lẽ,
Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay.
Nón bài thơ e lệ nép trong tay,
Ngập ngừng bước những khi trời dịu nắng.
Người xứ Huế yêu thơ và trầm mặc,
Thường hay sầu giữa lúc thế nhân vui.
Tâm sự nhiều mà chẳng hé trên môi,
Ôi kín đáo những người em xứ Huế/
(Thực ra, tên nhà thơ viết bài này tôi cũng quên mất rồi. Có ai bổ sung hộ được không?)

Newone 14:31, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)newoneNewone 14:31, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời


Bài thơ này của Đoàn Linh Cẩm (bút danh) còn tên thật là Phạm Huy Khuê, chứ không phải của Bích Lan. Bài thơ được sáng tác vào cuối năm 1953. Bản viết của newone có khá nhiều lỗi làm sai lệch bài thơ nên mình đã sửa lại cho đúng với bản gốc. thảo luận quên ký tên này là của 77.104.4.182 (thảo luận • đóng góp).

Về Cù Huy Hà Vũ

[sửa mã nguồn]

Theo tôi Cù Huy Hà Vũ chưa có (và chưa xứng đáng) có bài viết trong wiki, do vậy nên bỏ chi tiết "Ông có con trai là luật sư Cù Huy Hà Vũ"

Không sao, nếu vậy chỉ cần bỏ liên kết trong đi thôi. Nói về gia đình của một người nổi tiếng cũng không có gì lạ, phía trên cũng đã nêu tên vợ Huy Cận. Ngoài ra Cù Huy Hà Vũ cũng không phải là hoàn toàn vô danh--Sparrow 02:24, ngày 28 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đồng tính

[sửa mã nguồn]

Huy Cận có phải là dân đồng tính không ? Hay chỉ là ham vui với Xuân Diệu mà thôi ? Cái này nên xét kỹ Quycuocthat 06:35, ngày 7 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cuộc đời

[sửa mã nguồn]

Hồi nhỏ ông như thế nào? Lisicun (thảo luận) 12:54, ngày 7 tháng 5 năm 2018 (UTC)Trả lời

Đề nghị xem lại BQV

[sửa mã nguồn]

Tôi đang chèn nguồn sao lại khóa lại, bạn căn cứ vào đâu để khóa, tôi có nguồn VTV1 hôm qua đăngThuvan1980 (thảo luận)

Mời bạn để nguồn vào đây nhé, để tôi kiểm tra và thêm vào bài bằng tay. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 12:35, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Shuna - Vermilion Vegetable trong Tensura
Nhân vật Shuna - Vermilion Vegetable trong Tensura
Shuna (朱菜シュナ shuna, lit. "Vermilion Vegetable "?) là một majin phục vụ cho Rimuru Tempest sau khi được anh ấy đặt tên.
Giai Cấp [Rank] của trang bị trong Tensura
Giai Cấp [Rank] của trang bị trong Tensura
Trang bị trong Tensei Shitara Slime Datta Ken về căn bản được đề cập có 7 cấp bậc bao gồm cả Web Novel.
Nhân vật Nigredo trong Overlord
Nhân vật Nigredo trong Overlord
Nigredo là một Magic Caster và nằm trong những NPC cấp cao đứng đầu danh sách của Nazarick
Những đôi môi gây nghiện
Những đôi môi gây nghiện
Đắm chìm vào sự ngọt ngào của những đôi môi