Thảo quả

Thảo quả
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia)Alpinioideae
Tông (tribus)Alpinieae
Chi (genus)Lanxangia
Loài (species)L. tsao-ko
Danh pháp hai phần
Lanxangia tsao-ko
(Crevost & Lemarié) M.F.Newman & Škorničk., 2018
Danh pháp đồng nghĩa
  • Amomum hongtsaoko C.F.Liang & D.Fang, 1978
  • Amomum tsao-ko Crevost & Lemarié, 1917
  • Amomum tsaoko Crevost & Lemarié, 1917

Thảo quả, đò ho[2] hay sa nhân cóc[2] (danh pháp hai phần: Lanxangia tsao-ko) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Loài này được Charles Crevost và Charles Lemarié miêu tả khoa học đầu tiên năm 1917 dưới danh pháp Amomum tsao-ko.[3] Năm 2018, Mark Fleming Newman và Jana Leong-Škorničková chuyển nó sang chi Lanxangia.[4]

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Miền nam tỉnh Vân Nam, vùng núi và cao nguyên miền bắc Việt Nam và miền bắc Lào.[1][5][6] Tại Trung Quốc được gọi là 草果 (cao guo, thảo quả).[7]

Thảo quả được trồng và mọc hoang ở những vùng khí hậu mát ở miền bắc Việt Nam như Hoàng Liên Sơn, Hà Giang, tây bắc Việt Nam. Ở Trung Quốc, thảo quả mọc trong rừng thưa trong tỉnh Vân Nam ở cao độ 1.100-1.800 m.[1][7]

Cây cao đến 3 m, có hương thơm. Thân rễ hình củ gừng. Lưỡi bẹ nguyên, 0,8-1,2 cm, đỉnh tù; cuống lá không có hoặc ngắn; phiến lá hình elip hẹp hoặc thuôn dài, 40-70 × 10–20 cm, nhẵn nhụi, gốc thon dần, mép khô có màng, đỉnh nhọn. Cụm hoa 13-18 × khoảng 5 cm, 5-30 hoa; cuống ít nhất 10 cm, các bẹ hình vảy dày đặc, màu nâu khi khô, thuôn dài hoặc hình elip hẹp, 5,5-7 × 2,3-3,5 cm, giống da, đỉnh tròn; lá bắc hình mác, khoảng 4 cm x 6 mm, đỉnh nhọn; lá bắc con hình ống, khoảng 3 cm, đỉnh 2 hay 3 răng cưa. Đài hoa dài bằng lá bắc con, đỉnh có 3 răng tù. Tràng hoa màu đỏ cam; ống tràng khoảng 2,5 cm; thùy thuôn dài, khoảng 2 cm × 4 mm. Phần cuối môi dưới hình elip, khoảng 2,7 × 1,4 cm, đỉnh hơi có răng cưa. Bao phấn khoảng 1,3 cm; phần phụ liên kết 3 thùy, khoảng 4 × 11 mm, thùy trung tâm hình tứ giác, các thùy bên hẹp hơn. Quả nang màu đỏ, khi khô có màu nâu và có sọc theo chiều dọc, thuôn dài hoặc hình elip, 2,5-4,5 × khoảng 2 cm, nhẵn nhụi. Hạt đường kính 4–6 mm, nhiều góc cạnh, có hương thơm nồng. Ra hoa tháng 4-6, tạo quả tháng 9-12. Nhiễm sắc thể 2n = 48.[7]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cả cây mọc hoang và cây trồng đều được dùng làm thuốc[7] trong Trung yẩm thực Trung Hoa cũng như ẩm thực Việt Nam, được ghi đầu tiên trong sách Ẩm thiện chính yếu, là quả chín phơi hay sấy khô của cây thảo quả.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tư liệu liên quan tới Lanxangia tsao-ko tại Wikimedia Commons
  • Dữ liệu liên quan tới Lanxangia tsao-ko tại Wikispecies
  • Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Lanxangia tsao-ko”. International Plant Names Index.
  1. ^ a b c Leong-Skornickova, J.; Tran, H.D.; Newman, M.; Lamxay, V.; Bouamanivong, S. (2019). Lanxangia tsaoko. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2019: e.T202228A132696014. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T202228A132696014.en. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Quyển III, mục từ 9443: Amomum tsao-ko, trang 436. Nhà xuất bản Trẻ.
  3. ^ The Plant List (2010). Amomum tsao-ko. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.
  4. ^ Hugo de Boer, Mark Newman, Axel Dalberg Poulsen, A. Jane Droop, Tomáš Fér, Lê Thị Thu Hiền, Kristýna Hlavatá, Vichith Lamxay, James E. Richardson, Karin Steffen & Jana Leong-Škorničková, 2018. Convergent morphology in Alpinieae (Zingiberaceae): Recircumscribing Amomum as a monophyletic genus. Taxon 67(1):6-36, doi:10.12705/671.2
  5. ^ Ziegler, Thomas; Tran, Dao Thi Anh; Nguyen, Truong Quang; Perl, Ronith Gila Bina; Wirk, Lea; Kulisch, Magdalena; Lehmann, Tanja; Rauhaus, Anna; Nguyen, Tao Thien; Le, Quyet Khac; Vu, Thanh Ngoc (2014). “New amphibian and reptile records from Ha Giang Province, northern Vietnam” (PDF). Herpetology Notes. 7: 185–201. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  6. ^ Lanxangia tsao-ko trên Plants of the World Online. Tra cứu ngày 27-11-2020.
  7. ^ a b c d Amomum tsaoko trong e-flora. Tra cứu ngày 27-11-2020.


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan