Thần kinh giữa | |
---|---|
Tranh lấy từ cuốn Giải phẫu Gray, mô tả thần kinh chi trên | |
Latinh | Nervus medianus |
Phân bố | Cơ duỗi ở cẳng tay (có 2 cơ ngoại lệ), Ô mô út, Cơ giun ở tay và cảm giác da |
Từ | Bó ngoài và bó trong |
Thần kinh giữa (tiếng Anh: median nerve; tiếng Pháp: le nerf médian) là thần kinh phân bố ở vùng chi trên người và một số động vật. Đây là một trong 5 dây thần kinh chính bắt nguồn từ đám rối thần kinh cánh tay.
Thần kinh giữa có nguồn gốc từ bó ngoài và bó trong của đám rối cánh tay, chứa các sợi ở rễ bụng C5-C7 (bó ngoài) và C8 và T1 (bó trong).
Thần kinh giữa là dây thần kinh duy nhất đi qua ống cổ tay. Hội chứng ống cổ tay là tình trạng khuyết tật do thần kinh giữa bị chèn ép trong ống cổ tay.
Thần kinh giữa xuất phát do các sợi của bó ngoài và bó trong của đám rối cánh tay, qua phần trước cánh tay, cẳng tay và bàn tay, tận cùng là các sợi thần kinh chi phối cơ bàn tay.
Sau khi hình thành nhờ các sợi của bó ngoài và bó trong của đám rối cánh tay hợp lại, thần kinh giữa đi vào cánh tay từ nách ở rìa dưới cơ tròn lớn.[1] Sau đó, dây giữa đi chếch xuống dưới và ra ngoài, ở trước ngoài động mạch nách.[2] Thần kinh tiếp tục theo động mạch cánh tay, đi giữa cơ nhị đầu cánh tay (ở trên) và cơ cánh tay (ở dưới). Lúc đầu, nó nằm bên ngoài động mạch cánh tay; sau đó nó bắt chéo trước tạo thành hình chữ X kéo dài. Tới vùng khuỷu trước, thần kinh chạy vào rãnh nhị đầu trong, ở trong động mạch. Bên trong rãnh, thần kinh giữa đi ở phía trong động mạch cánh tay. Thần kinh giữa cho nhánh cơ đến vùng khuỷu và một nhánh chi phối vận động cơ sấp tròn.[1]
Thần kinh giữa ở rãnh nhị đầu trong, phía trong động mạch cánh tay, đi qua ở giữa hai đầu cơ sấp tròn, chui sâu ở mạc cân cơ nhị đầu cánh tay, ra ngoài cơ cánh tay. Thần kinh đi qua động mạch trụ (một trong hai nhánh tận của động mạch cánh tay) khi lách giữa hai đầu cơ sấp tròn. Sau đó, thần kinh di chuyển giữa cơ gấp các ngón tay nông (ở trên) và cơ gấp các ngón tay sâu (ở dưới). Thần kinh đi cùng với động mạch giữa (một nhánh của động mạch gian cốt trước). Sau đó, khoảng 5 cm phía trên mạc cơ gấp (cổ tay), thần kinh đi giữa cơ gấp các ngón tay nông (ở trong) và cơ gấp cổ tay quay (ngoài) vào tay.[1]
Thân chính của thần kinh giữa chi phối các nhóm cơ nông và sâu ở khoang trước cẳng tay, ngoại trừ cơ gấp cổ tay trụ. Cụ thể:
Thần kinh giữa cũng chi phối cảm giác cẳng tay. Nhánh gan bàn tay của thần kinh giữa tách ra ở phần xa cẳng tay. Nhánh này cho cảm giác cho ô mô cái và cho trung tâm lòng bàn tay. Các nhánh khớp tách ra, đến chi phối khớp khuỷu tay và khớp quay-trụ. Các nhánh đến mạch máu chi phối động mạch quay và trụ. Có một nhánh nối vào thần kinh trụ.[1]
Thần kinh giữa qua ống cổ tay đi vào bàn tay, theo gân của cơ gấp các ngón tay nông, cơ gấp các ngón tay sâu và cơ gấp ngón cái dài. Từ đó, thần kinh chia thành các nhánh cơ quặt ngược và nhánh bì chi phối cảm giác các ngón tay:[1]
Các biến thể tự nhiên của thần kinh giữa:
Khi dây thần kinh giữa bị tổn thương, các cơ gấp và sấp sẽ bị liệt, bàn tay bị các cơ duỗi kéo ra sau, mô cái bị teo đét và luôn ở tư thế ngửa, gọi là biến dạng bàn tay khỉ (Ape hand deformity).[2]
Bài viết này kết hợp văn bản trong phạm vi công cộng từ trang 938 , sách Gray's Anatomy tái bản lần thứ 20 (1918).
|1=
(trợ giúp)