Thế tử tần

Thứ bậc Hoàng tộc, Quý tộc và Hiệp sĩ
Hoàng đế & Hoàng hậu
Nữ hoàng & Hoàng tế
Thái hoàng thái hậu
Hoàng thái hậu / Thái thượng hoàng hậu
Hoàng thái phi & Thái thượng hoàng

Thái hậu / Thái phi
Vương thái hậu / Vương đại phi
Quốc vương & Vương hậu
Nữ vương & Vương phu
Hoàng tử & Hoàng tử phi
Thái tử & Thái tử phi
Thế tử & Thế tử tần
Công chúa & Phò mã
Đại Thân vương & Đại Vương phi
Đại Công tước & Đại Công tước phu nhân
Thân vương & Vương phi
Phó vương & Phó vương phi
Quận chúa & Quận mã
Huyện chúa & Huyện mã
Công tước & Công tước phu nhân
Hầu tước & Hầu tước phu nhân
Bá tước & Bá tước phu nhân
Tử tước & Tử tước phu nhân
Nam tước & Nam tước phu nhân
Hiệp sĩ & Nữ Tước sĩ

Thế tử tần (chữ Hán: 世子嬪; Hangul: 세자빈; Romaja: Sejabin), đầy đủ là Vương thế tử tần (王世子嬪; 왕세자빈Wangsejabin), là danh hiệu của chính thất (vợ cả) của Thế tử.

Danh xưng này xuất hiện theo lễ thường tại khối vùng văn hóa chữ Hán, nhưng chủ yếu được sử dụng bởi Vương thất Lý thị nhà Triều Tiên - quốc gia tự xưng chư hầu đối với nhà Minh và sau là nhà Thanh. Các quốc gia khác không thường đề cập tước hiệu của vợ cả của người mang tước hiệu "Thế tử", do đó trước mắt "Thế tử tần" là một dạng tước hiệu rất đặc thù trong lịch sử Hàn Quốc.

Do phương diện gọi kính ngữ, và cũng để tránh gọi trực tiếp danh vị, nên danh hiệu này còn được gọi bằng những cách gọi khác, như: Tần Cung (嬪宮; 빈궁Bingung), Đông Cung Tần (東宮嬪; 동궁빈Dong-gungbin), Xuân Cung Tần (春宮嬪; 춘궁빈Chungungbin), bởi vì Thế tử được luận theo vai vế "Đông Cung" cùng "Xuân Cung" tương tự như Thái tử.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Cách gọi 「Tần; 嬪」 theo Chu lễ là chỉ hàng thiếp của Thiên tử, chỉ sau Phu nhân. Từ xưa, Trữ quân của Quốc vương như Thiên tử nhà Chu, Quốc vương nước Sở đều tự gọi Thái tử. Từ thời nhà Hán, lại lập nên danh vị Thế tử dùng để phong Trữ quân của các chư hầu thụ tước Hầu, Thái tử vẫn sử dụng để gọi các Trữ quân của các Chư hầu Vương, danh xưng dành cho vợ của Chư hầu Thái tử thường là Phu nhân, vợ của Thế tử Hầu tước vẫn chưa ghi lại rõ ràng.

Tại Hàn Quốc, nhà Triều Tiên của vương tộc họ Lý do nhận làm chư hầu của nhà Minhnhà Thanh, tước vị của gia tộc Lý thị cai trị Triều Tiên hạ xuống so với thông thường, Vua xưng Vương, vợ cả xưng Vương phi, chỉ sau khi chết mới truy phong Vương hậu. Từ đó những danh vị khác của thành viên trong gia tộc cũng mô phỏng giảm đi so với triều đình Trung Hoa. Trữ quân của Triều Tiên vương do đó không phải Hoàng thái tử, mà là Vương thế tử. Phối ngẫu của Thế tử là「Thế tử tần」.

Cũng là một chư hầu Trung Quốc như Triều Tiên, Vương quốc Lưu Cầu có Vua xưng là Vương, đặt Trữ quân làm Vương thế tử, tục xưng Trung Thành vương tử (中城王子), song chính thất của Vương thế tử gọi là Thế tử phi, tôn hiệu Dã tung án tư gia na chí (野嵩按司加那志; ヌダキアジガナシNudaki ajiganasii)[1], tuc gọi Dã tung ngự điện (野嵩御殿).

Trong lịch sử Việt Nam, chúa Trịnh là chính quyền quân chủ duy nhất từng xưng Vương mà đặt Trữ quân. Cũng như Triều Tiên, các chúa Trịnh đặt người kế vị Vương tước của mình là Vương thế tử, giảm đi một bậc so với Hoàng thái tử. Tuy nhiên, danh hiệu cho chính thất của Vương thế tử họ Trịnh không được ghi lại.

Khái quát

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa vị

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương thế tử tần, giản gọi 「Tần Cung」, tức là người sẽ trở thành Vương phi. Nhà Triều Tiên rất coi trọng thân phận, địa vị và xuất thân đích-thứ, cho nên cũng như các Thái tử phi, địa vị của các Tần Cung trong Nội mệnh phụ nhà Triều Tiên cực kì tôn quý, cùng với Đại phi và Vương phi được liệt vào hàng "Vô phẩm giai", cao hơn cả các Hậu cung tần ngự. Do đó, trang phục và nghi lễ của Thế tử tần so với Vương phi không mấy khác biệt, trong đại hôn đều dùng "Du địch" (褕翟), mặc "Viên sam" (圆衫) đều có màu đỏ[2].

Khi tuyển chọn Thế tử tần, triều đình sẽ ra chỉ 「Cấm hôn lệnh; 禁婚令」, vô hiệu hóa mọi cuộc hôn nhân của các thiếu nữ khuê các, để tuyển lựa những người tốt nhất vào hầu Thế tử. Yêu cầu của Thế tử tần cũng như tuyển chọn Vương phi, chỉ có đích xuất (con gái do chính thất sinh ra) trong nhà quý tộc và lưỡng ban. Cách tuyển chọn này không khác lắm so với tuyển chọn Vương phi.

Trong lịch sử Triều Tiên, có hai lần ngôi Đông Cung không phải Vương tử mà là em trai cùng cháu trai Quốc vương, chính là Triều Tiên Anh Tổ cùng Triều Tiên Chính Tổ. Khi ấy, Anh Tổ là em trai của Triều Tiên Cảnh Tông, trở thành Đông Cung nên gọi Vương thế đệ, vợ của Anh Tổ là Trinh Thánh Vương hậu Từ thị khi ấy được tôn xưng Vương thế đệ tần (王世弟嬪; 왕세제빈Wangsejebin). Triều Tiên Chính Tổ trở thành Trữ quân của Anh Tổ - ông nội của ông, do vậy ông được gọi là Vương thế tôn, phối ngẫu của ông là Hiếu Ý Vương hậu Kim thị khi đó được tôn xưng là Vương thế tôn tần (王世孫嬪; 왕세손빈Wangsesonbin).

Tôn hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Triều Tiên vương triều sơ kỳ, các Vương phi và Thế tử Tần có phong hiệu riêng. Như Định An Vương hậu của Triều Tiên Định Tông, xưng Vương thế tử Đức tần, sau khi trở thành Vương phi lại gọi là Đức phi.

Tuy nhiên về sau, triều đình lại thấy việc cho huy hiệu của Thế tử tần sẽ gây nhầm lẫn cho hàng "Tần" thuộc Nhất phẩm trong hậu cung. Vào năm Triều Tiên Thế Tông thứ 14 (1432), Lễ tào quan viên tấu:"Xem xét điển cổ, Thiên tử chi phối gọi Hoàng hậu, Vương chi phối gọi Vương phi. Gia chế các đời thêm mỹ hiệu, là để gọi cung nhân cho phân biệt. Triều đình ta, Vương phi gọi Mỗ phi, Vương thế tử tần xưng Mỗ tần, đều không hợp quy tắc. Nay cẩn xin gọi Vương phi và Vương thế tử tần."[3].

Đến đời Triều Tiên Thế Tổ, vợ của Ý Kính Thế tử Lý Chương là Hàn thị do chồng mất sớm, để phân biệt với Vương thể tử tần đang tại vị thì Hàn thị bị đổi gọi Trinh tần; sau đó Thuần Hoài Thế tử mất sớm, Thế tử tần là Doãn thị cải thành Đức tần. Từ đó có lệ vợ của cố Thế tử sẽ xưng 「Mỗ tần; 某嬪」, để khu biệt với Tần Cung kế nhiệm. Bên cạnh đó, nếu Thế tử tần khi đang tại vị qua đời, thì thụy hiệu sẽ là 「Mỗ mỗ tần; 某某嬪」, như Mẫn Hoài tần Khương thị của Chiêu Hiến Thế tử Lý Uông. Những điều trên trở thành thông lệ bất biến của vương thất Triều Tiên đến tận khi diệt vong.

Nhân vật nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2018.
  2. ^ 《太宗实录·三年》:"國王冠服一副、香皀皺紗九旒平天冠一頂,內玄色素紵絲表、大紅素紵絲裏,平天冠板一片、玉桁一根、五色珊瑚玉旒珠幷膽珠共一百六十六顆內,紅三十六顆、白三十六顆、蒼三十六顆、黃三十六顆、黑一十八顆、青白膽珠四顆。金事件一副共八十箇件內,金簪一枝、金葵花大小六箇、金池大小二箇、金釘幷螞蝗搭釘五十八箇、金條一十三條、大紅熟絲線絛一副、大紅素線羅旒珠袋二箇。九章絹地紗袞服一套內,深青粧花袞服一件、白素中單一件、【深青粧花黻領沿邊全。】薰色粧花前後裳一件、薰色粧花蔽膝一件、【上帶玉鉤五色線絛全。】薰色粧花錦綬一件、薰色粧花佩帶一副、【上帶金鉤玉玎璫全。】紅白大帶一條。【青熟絲線組絛全。】玉圭一枝、【大紅素紵絲夾圭袋全。】大紅紵絲舃一雙、【上帶素絲線絛青熟絲線結底。】大紅素綾緜襖一雙……王妃冠服一部、珠翠七翟冠一頂。"
  3. ^ 於是在世宗十四年(1432年),禮曹官員上奏:「謹稽古典,天子之配匹曰皇后,王之配匹曰王妃,歷代之制未嘗以美號加之,至於宮人,則各稱號以別名位。本朝之制,王妃稱某妃,王世子嬪稱某嬪,皆加徽號,有違於禮,今遵古制,只稱王妃、王世子嬪。」
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan