Nguyễn Bá Cẩn | |||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa thứ 9 | |||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm kỳ 5 tháng 4 năm 1975 – 28 tháng 4 năm 1975 (23 ngày) | |||||||||||||||||||||||||||||
Tổng thống | Nguyễn Văn Thiệu Trần Văn Hương | ||||||||||||||||||||||||||||
Tiền nhiệm | Trần Thiện Khiêm | ||||||||||||||||||||||||||||
Kế nhiệm | Vũ Văn Mẫu | ||||||||||||||||||||||||||||
Chủ tịch Hạ nghị viện Việt Nam Cộng hòa thứ 2 | |||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm kỳ 3 tháng 12 năm 1971 – 5 tháng 4 năm 1975 (3 năm, 123 ngày) | |||||||||||||||||||||||||||||
Tiền nhiệm | Nguyễn Bá Lương | ||||||||||||||||||||||||||||
Kế nhiệm | Phạm Văn Út | ||||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||||
Thông tin cá nhân | |||||||||||||||||||||||||||||
Sinh | 9 tháng 9 năm 1930 Cần Thơ, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương | ||||||||||||||||||||||||||||
Mất | 20 tháng 5 năm 2009 San Jose, California, Hoa Kỳ | (78 tuổi)||||||||||||||||||||||||||||
Nguyên nhân mất | Tuổi già | ||||||||||||||||||||||||||||
Quốc tịch | Hoa Kỳ Việt Nam Cộng hòa | ||||||||||||||||||||||||||||
Đảng chính trị | Đảng Công Nông Việt Nam | ||||||||||||||||||||||||||||
Phối ngẫu | Elizabeth Nguyễn Thị Tu[1] | ||||||||||||||||||||||||||||
Con cái | 1 con trai, 2 con gái | ||||||||||||||||||||||||||||
Alma mater | |||||||||||||||||||||||||||||
Nghề nghiệp | Chính khách, công chức |
Nguyễn Bá Cẩn (9 tháng 9 năm 1930 – 20 tháng 5 năm 2009)[2] là cựu chính khách Việt Nam Cộng hòa. Ông từng giữ chức vụ Chủ tịch Hạ nghị viện và Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa áp chót dưới thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Trần Văn Hương.[3][4]
Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1930 tại Cần Thơ, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương trong một gia đình nông dân khá giả. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông nhập ngũ vào học Khóa I Sinh viên Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức năm 1951. Sau khi tốt nghiệp năm 1953, ông tiếp tục đăng ký và thi đậu vào học Khóa I Trường Quốc gia Hành chánh[a] năm 1954 và tốt nghiệp thủ khoa ngành hành chánh của trường này năm 1957.[5][6]
Khởi đầu sự nghiệp chính trị với chức vụ Quận trưởng quận Cái Bè, Định Tường năm 1958; Phó Tỉnh trưởng Định Tường năm 1959; Phó Tỉnh trưởng Phước Tuy năm 1962 rồi Phó Tỉnh trưởng Long An năm 1964.[7]
Năm 1967 thời Đệ Nhị Cộng hòa ông đắc cử vào Quốc hội làm Dân biểu tỉnh Định Tường, sau đó được cử là Đệ Nhị Phó Chủ tịch Hạ nghị viện. Cuối năm 1967, ông liên kết với Nghị sĩ Đặng Văn Sung thuộc Liên danh Nông Công Binh tại Thượng nghị viện thành lập Liên khối Dân chủ Xã hội lưỡng viện. Năm 1969, khối này liên kết với ông Trần Quốc Bửu, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao công Việt Nam, để thành lập Đảng Công Nông Việt Nam, với ông Trần Quốc Bửu làm Chủ tịch, còn ông trở thành Tổng Bí thư.[8] Tại nhiệm kỳ II (1971–1975) của Quốc hội, ông được bầu làm Chủ tịch Hạ nghị viện.
Tháng 3 năm 1975, sau khi quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiểm soát được hầu hết miền Trung và cao nguyên, trước áp lực của Hoa Kỳ đòi hỏi phải có một cuộc cải tổ sâu rộng thành phần chính phủ để ổn định nội tình Miền Nam và có đủ sức mạnh để đối thoại với phía Cộng sản, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã mời ông ra nắm chức vụ Thủ tướng, thay cho thủ tướng đương nhiệm là Trần Thiện Khiêm vừa từ chức.
Ngày 14 tháng 4 năm 1975, ông trình danh sách Nội các với danh xưng "Chính phủ Đoàn kết Quốc gia" lên Tổng thống Thiệu. Ông Cẩn đứng đầu Nội các có nhiều chuyên viên và chính trị gia được xem là "mạnh" nhiều lần hơn so với các nội các của Sài Gòn trước đó.
và nhiều Tổng trưởng, Thứ trưởng, Cố vấn khác như Thẩm phán Huỳnh Đức Bửu, Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, Kỹ sư Đoàn Minh Quan, Kỹ sư Nguyền Hữu Tân, Nguyễn Quang Diệp.
Tuy nhiên, chỉ 1 tuần sau, khi phòng tuyến Xuân Lộc bị phá vỡ, ngày 21 tháng 4, Tổng thống Thiệu tuyên bố từ chức, nhường quyền lại cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Chính phủ sụp đổ và đến ngày 25 tháng 4, thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn cũng đệ đơn xin từ chức lên tân tổng thống nhưng được yêu cầu xử lý thường vụ đến khi có thủ tướng mới.
Những giờ phút cuối cùng trong chức vụ của mình, ông đã tường thuật lại trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Hạnh Dương như sau:
Sau khi Tổng thống Trần Văn Hương từ chức và trao quyền Tổng thống cho tướng Dương Văn Minh, cựu ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu được mời ra giữ chức vụ thủ tướng. Cựu thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn chính thức rời khỏi chức vụ. Tuy nhiên, tình hình Việt Nam Cộng hòa vẫn không thể vãn hồi. Chỉ 2 ngày sau, tướng Dương Văn Minh buộc phải tuyên bố đầu hàng Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Chính thể Việt Nam Cộng hòa hoàn toàn sụp đổ.
Sau khi từ chức, ông đã thu xếp cho vợ và con gái út[b] lên chuyến bay Air France cuối cùng đi qua Paris vào ngày 26 tháng 4. Mãi 2 ngày sau, ông được Đại sứ quan Hoa Kỳ cho máy bay C-130 của quân đội Hoa Kỳ đưa qua Philippines. Trên chuyến bay này còn có cả Hoàng Đức Nhã và Phan Quang Đán, 2 chính khách kỳ cựu. Từ Philippines, nhà chức trách Hoa Kỳ đưa ông sang California. Sau khi ông đến Sacramento, vợ và con gái út của ông cũng được chính phủ Mỹ chấp thuận cho phép từ Paris nhập cư vào Hoa Kỳ để đoàn tụ.
Sau khi định cư tại miền bắc California, ban đầu ông hùn vốn mở trạm bán xăng nhỏ tại thành phố Mountain View. Tuy nhiên chỉ sau 3 tháng việc kinh doanh phải ngừng lại vì lỗ vốn. Sau đó, ông đăng ký theo học ngành điện toán khi đã 46 tuổi. Năm 1979, ông tốt nghiệp ngành lập trình (programmer) và vào làm việc tại hãng Standard Oil, về sau là Chevron Texaco Corp, công tác tại bộ phận Computer Dept mãi đến năm 1998 mới về hưu.
Thời hưu trí, ông dành thời gian để hoạt động xã hội và nhân quyền. Tháng 9 năm 2003, ông cho xuất bản tập hồi ký Đất nước tôi nói về cuộc đời của ông. Tháng 5 năm 2009, ông nộp hồ sơ "Thềm lục địa Việt Nam" lên Liên Hợp Quốc, khẳng định chủ quyền Việt Nam trên vùng biển Đông và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.[6]
Ông qua đời lúc 4 giờ 30 sáng ngày 20 tháng 5 năm 2009 tại Regional Medical Center, thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Tháng 12 năm 1950, trước khi vào quân trường Thủ Đức, ông lập gia đình với bà Elizabeth Nguyễn Thị Tu, một giáo dân Công giáo. Ông bà có với nhau 3 người con: 1 trai, 2 gái.
Tuy vợ là giáo dân Công giáo nhưng ông không theo đạo. Mãi đến ngày 7 tháng 12 năm 1996, sau gần 1 năm tìm hiểu giáo lý, ông mới làm Bí tích Thánh tẩy và lấy tên thánh bổn mạng là Phêrô.[1]