Thanh Lộc
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Thanh Lộc | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Bắc Trung Bộ | |
Tỉnh | Hà Tĩnh | |
Huyện | Can Lộc | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 18°28′47″B 105°42′47″Đ / 18,47972°B 105,71306°Đ | ||
| ||
Diện tích | 8,31 km²[1] | |
Dân số (1999) | ||
Tổng cộng | 4946 người[1] | |
Mật độ | 595 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 18433[2] | |
Thanh Lộc là một xã thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.
Thanh Lộc xưa có tên gọi là Kẻ Cài, rồi Kiệt Thạch với câu nói lưu truyền đến nay "Kiệt thạch tam khoa tam tiến sỹ"
Trước năm 1469, vùng đất Thanh Lộc ngày nay dân cư thưa thớt, tụ hợp với nhau được thành 1 làng gọi là làng Kẻ Cài.
Năm 1469, đời vua Lê Thánh Tông đặt là huyện Thiên Lộc, tên gọi xã Kiệt Thạch cũng xuất hiện từ đây.
Thời nhà Nguyễn, xã Kiệt Thạch thuộc tổng Độ Liêu, huyện Can Lộc, phủ Đúc Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 1949, hợp nhất xã Kiệt Thạch với xã Thổ Vượng, xã Đậu Liêu thành lập xã Hồng Minh.
Năm 1952, giải thể xã Hồng Minh, lập xã Thổ Vượng và Minh Lộc (gồm xã Đậu Liêu và xã Kiệt Thạch cũ).
Tháng 9/1954, chia tách xã Minh Lộc thành xã Đậu Liêu và xã Thanh Lộc. Tên gọi Thanh Lộc chính thức xuất hiện từ đây.
Thanh Lộc là một xã Đông bắc của huyện Can Lộc, trải dài từ 18,265 độ đến 18,286 độ vĩ bắc và từ 105,41 độ đến 105,43 độ kinh đông.
Xã Thanh Lộc có diện tích 8,31 km², dân số năm 1999 là 4946 người,[1] mật độ dân số đạt 595 người/km².
Thời nhà Nguyễn, xã Kiệt Thạch quản hạt 5 thôn gồm: Thôn Kỳ Trúc, thôn An Đồng, Yên Mỹ, thôn Vĩnh Lộc.
Năm 1946, tách xóm Đồng Mía và làng Hữu Lộc về thuộc quản hạt của xã Thổ Vượng.
Năm 1952, chuyển xóm Đồng Mía và làng Hữu Lộc về quản hạt của xã Minh Lộc
Năm 1954, Thanh Lộc được chia thành các xóm: Thanh Mỹ, Thanh Thuỷ, Thanh Đồng, Thanh Lâm, Thanh Hoà, Thanh Bình, Thanh Tân, Thanh Tiến, Thanh Hợp, Thanh Sơn.
Địa danh Kiệt Thạch còn được nhắc đến nhiều lần trong các sắc phong của triều đình nhà Lê đối với các tướng soái các công thần là người Kiệt Thạch và trên bia Tiến sỹ, ở Thanh Lộc cũng còn có "Kiệt Thạch tam khoa cử bi kí" do cử nhân Nguyễn Đình Hiển soạn năm Cảnh Hưng thứ 24.
vùng quê này có 3 vị tiến sỹ trong các khoa thi 1478 (Hoàng Hiền), 1493 (Nguyễn Cung) và 1511 (Thái Kính) nên đã lưu truyền câu truyền ngôn "Kiệt thạch tam khoa tam tiến sỹ"[3].