Hồng Lĩnh
|
|||
---|---|---|---|
Thị xã | |||
Thị xã Hồng Lĩnh | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Bắc Trung Bộ | ||
Tỉnh | Hà Tĩnh | ||
Trụ sở UBND | Số 102, đường Nguyễn Ái Quốc, phường Bắc Hồng | ||
Phân chia hành chính | 5 phường, 1 xã | ||
Thành lập | 1992 | ||
Loại đô thị | Loại IV | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Nguyễn Hữu Khiếu | ||
Chủ tịch HĐND | Nguyễn Thăng Long | ||
Bí thư Thị ủy | Lê Thành Đông | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 18°32′03″B 105°42′07″Đ / 18,5342383°B 105,701909°Đ | |||
| |||
Diện tích | 58,95 km² | ||
Dân số (2019) | |||
Tổng cộng | 36.940 người | ||
Mật độ | 627 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 437[1] | ||
Mã bưu chính | 483700 | ||
Biển số xe | 38-F1 xxx.xx | ||
Số điện thoại | 0239.3.835.356 | ||
Số fax | 0239.3.836.128 | ||
Website | honglinh | ||
Hồng Lĩnh là một thị xã nằm ở phía bắc tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.
Thị xã Hồng Lĩnh tên cũ là Bãi Vọt.
Tên Hồng Lĩnh được đặt theo tên ngọn núi Hồng Lĩnh - là lưng tựa của thị xã này.
Thị xã Hồng Lĩnh nằm ở phía bắc tỉnh Hà Tĩnh, nằm ở phía nam sông Lam, tựa lưng vào dãy núi Hồng Lĩnh, có vị trí địa lý:
Thị xã nằm ở toạ độ 105,45 kinh độ đông - 18,32 vĩ độ Bắc, là nơi giao nhau của Quốc lộ 1 và 8A. Trung tâm thị xã cách thành phố Vinh 15 km về phía nam và thành phố Hà Tĩnh 35 km về phía bắc theo Quốc lộ 1, cách Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 92 km về phía đông theo Quốc lộ 8.
Thị xã Hồng Lĩnh là đô thị trung tâm kinh tế, văn hoá - xã hội phía bắc của tỉnh Hà Tĩnh, nơi có dòng sông La, sông Minh Giang (Kênh Nhà Lê) và sông Lam dưới chân dãy núi Hồng Lĩnh với 99 ngọn nổi tiếng.
Năm 2019, thị xã Hồng Lĩnh có 58,95 km² diện tích tự nhiên và 36.940 nhân khẩu.[2] 3% dân số theo đạo Thiên Chúa.
Thị xã Hồng Lĩnh có 6 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, có 5 phường, 01 xã, bao gồm: Bắc Hồng, Đậu Liêu, Đức Thuận, Nam Hồng, Trung Lương và xã Thuận Lộc.
Kinh Dương Vương đến Hồng Lĩnh từ thời Văn Lang là một phần của bộ Việt Thường, tương truyền trước thời Văn Lang có nước Việt Thường (Việt Thường quốc) đóng đô ở Ngàn Hống (Hồng Lĩnh), sử cũ Trung Hoa có chép vào thời Chu Thành Vương (1042 TCN - 1021 TCN) có người ở Việt Thường mang chim Trĩ trắng đem cống. Có thuyết cho rằng sau thời kỳ tồn tại của Việt Thường quốc với trung tâm ở Ngàn Hống, đến thời Văn Lang kinh đô của người Việt cổ chuyển ra Phong Châu (Phú Thọ) khi đó Việt Thường trở thành một trong 15 bộ của nước Văn Lang.
Thời kỳ độc lập tự chủ thuộc xứ Nghệ An, đến thời vua Minh Mạng được chia tách vào tỉnh Hà Tĩnh với tên gọi là Bãi Vọt. Vùng Bãi Vọt xưa kia vốn là đất thổ phỉ, nạn cướp của triền miên. Bởi đây vốn dĩ là vùng buôn bán giao thương quan trong phía bắc Hà Tĩnh nằm trên giao lộ giữa đường Cái quan và đường tỉnh lộ di sang miền Tây Hà Tĩnh để sang Lào.
Ngày 19 tháng 9 năm 1981, thành lập thị trấn Hồng Lĩnh trực thuộc huyện Đức Thọ.[3]
Ngày 2 tháng 3 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 67-HĐBT.[4] Theo đó, thành lập thị xã Hồng Lĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở tách toàn bộ diện tích, dân số của thị trấn Hồng Lĩnh và hai xã Đức Thuận, Trung Lương, 29,02 ha diện tích tự nhiên và 389 người của xã Đức Thịnh thuộc huyện Đức Thọ; toàn bộ diện tích, dân số của hai xã Đậu Liêu và Thuận Lộc thuộc huyện Can Lộc.
Sau khi thành lập, thị xã Hồng Lĩnh có 5.809,11 ha diện tích tự nhiên và 29.666 người.
Ngày 11 tháng 3 năm 1992, theo Quyết định số 112/TCCP của Bộ trưởng – Trưởng Ban tổ chức cán bộ của Chính phủ, thị xã Hồng Lĩnh điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính như sau:
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Hồng Lĩnh có 6 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 phường và 4 xã.
Ngày 19 tháng 1 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 03/NĐ-CP[5] thành lập 3 phường: Trung Lương, Đức Thuận, Đậu Liêu trên cơ sở các xã có tên tương ứng thuộc thị xã Hồng Lĩnh.
Thị xã Hồng Lĩnh có 5.855,23 ha diện tích tự nhiên và 36.805 nhân khẩu, có 6 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 5 phường: Bắc Hồng, Nam Hồng, Trung Lương, Đức Thuận, Đậu Liêu và xã Thuận Lộc.
Chủ yếu là nghề rèn và đúc.
Các làng nghề truyền thống:
dân nơi đây.
các xóm để tập dượt.
Lời hát mang những nét đặc trưng của người dân nơi đây và những lời chúc tốt đẹp đầu năm.
Giao thông đường bộ
Thị xã Hồng Lĩnh hoàn thiện các hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy, cụ thể là thị xã Hồng Lĩnh có 3 tuyến Quốc lộ chạy qua là Quốc lộ 1, Quốc lộ 8A và Quốc lộ 8B:
Đường thủy
Hồng Lĩnh có tuyến sông La chảy qua với chiều dài 3,5 km, trong đó độ sâu về mùa khô là 6m, mùa mưa là 8m.
Thị xã Hồng Lĩnh còn có 1 nhà máy cấp nước ở chân núi Thiên Tượng. Nguồn nước cấp cho trạm là nguồn nước mặt được lấy từ hồ Thiên Tượng. Công suất 5.000 m³/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho khoảng hơn 50% dân số trên địa bàn với tiêu chuẩn dùng nước 80 lít/người/ngày đêm.
Mạng thông tin liện lạc cố định cũng như di động đã phủ kín địa bàn, mật độ điện thoại cố định 14 máy/100 dân (2010). Các mạng điện thoại lớn của Việt Nam như mạng điện thoại cố định Vinaphone, mạng điện thoại di động Vinaphone, Mobilfone, Viettel, S-fone, Hanoi Telecom đã được phủ sóng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trên địa bàn thuận lợi.
Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Bắc – Nam đi qua và đang được xây dựng với tuyến chính Bãi Vọt - Ninh Bình.