Theo một câu chuyện truyền miệng, vào cuối thập niên1880, thi thể của một người phụ nữ trẻ đã được vớt lên từ sông Seine, đoạn chảy qua khu bến cảngQuai du Louvre ở Paris.[5] Vì không có dấu hiệu cho thấy thi thể bị bạo lực, cái chết của cô được cho là một vụ tự tử.[6] Cũng theo câu chuyện này, một nhà nghiên cứu bệnh lý học đã bị thu hút bởi vẻ đẹp của cô, đến nỗi anh ta phải lưu lại khuôn mặt cô bằng cách dùng thạch cao để đúc mặt nạngười chết. Tuy nhiên, cũng có nhiều nghi vấn về việc khuôn mặt này có thật sự thuộc về một người chết đuối hay không.[7]
Hoạ sĩ Georges Villa dẫn lại từ ý kiến của thầy mình - hoạ sĩJules Joseph Lefebvre - biểu cảm trên mặt nạ được lấy từ một người mẫu trẻ tử vong do bệnh lao vào năm 1875. Tuy nhiên, chiếc khuôn gốc không được tìm thấy.[8] Những người khác thì cho rằng, khuôn mặt này là của con gái một người làm mặt nạ ở Đức.[9] Tuy vậy, danh tính thật sự của cô gái này vẫn là một bí ẩn.
Claire Forestier[b] đã ước tính tuổi của cô không quá 16, dựa vào độ săn chắc của da thể hiện trên chất liệu sáp.[3] Ông cũng quả quyết rằng đây là khuôn mặt thuộc về con gái của một người làm mặt nạ, bởi đôi má tròn trịa, đầy đặn cùng làn da mịn màng không thể thuộc về một xác chết, đặc biệt là chết đuối.[10] Hậu duệ nhà Lorenzis cũng cho rằng những chiếc mặt nạ người chết thường không chi tiết và hoàn hảo đến như vậy.[11]
Nhà phê bình Al Alvarez đã viết trong cuốn The Savage God như sau: "Tôi từng được nghe kể rằng, cả một thế hệ phụ nữ Đức đã lấy cô ấy[c] làm hình mẫu cho mình."[d] Theo Hans Hesse của Đại học Sussex,[e] Alvarez đã viết, "Inconnue đã trở thành lý tưởngkhiêu dâm của thời kỳ này, giống như Bardot vào những năm 1950. Anh ta cho rằng, những nữ diễn viên như Elisabeth Bergner đã bắt chước vẻ đẹp của cô ấy.[c] Cuối cùng, cô ấy[c] cũng bị thay thế bởi hình mẫu của Greta Garbo."[f][13]
Năm 2017, hội thảo L'Atelier Lorenzi ở Arcueil đã làm một mặt nạngười chết bằng thạch cao, dựa trên một chiếc khuôn từ thế kỉ XIX, vốn được cho là của L'Inconnue de la Seine.[14]
Tác phẩm đầu tiên có đề cập đến Cô gái vô danh của sông Seine là tiểu thuyết ngắnThe Worshipper of the Image[g] của Richard Le Gallienne.[15] Tác phẩm kể về một nhà thơ Anh với tình yêu say đắm dành cho chiếc mặt nạ. Cuối cùng, điều đó đã dẫn đến cái chết của con gái nhà thơ và khiến vợ anh tự tử.
Một bức hình của L'Inconnue cũng đã được sử dụng để làm ảnh bìa cho tiểu thuyết A Habit of Dying của DJ Wiseman.[16]
Cô đồng thời xuất hiện trong tác phẩm Letters from Paris của Juliet Blackwell, người đã tưởng tượng ra một câu chuyện về L'Inconnue dưới dạng hồi tưởng và đặt cho cô cái tên Sabine.[23][24] Tiểu thuyết The Unknown Woman of the Seine[k] của Brooks Hansen cũng đưa ra những giả thuyết về câu chuyện của cô gái trước khi cô chết đuối.[25]
Tập thơ In One Version of the Story của Chuck Carlise[l] đã xem việc viết những câu chuyện hư cấu về L'Inconnue như một cách con người đối mặt với những ám ảnh và mất mát.[26]
Maurice Blanchot, người sở hữu một trong những chiếc mặt nạ, đã miêu tả người thiếu nữ vô danh như sau: "một cô gái trẻ với đôi mắt nhắm nghiền, rạng rỡ với một nụ cười thư thái và thanh thản [...] đến nỗi người ta có thể tin rằng cô đã chết đuối trong một khoảnh khắc hạnh phúc tột độ".[m][n][27]
Trong tiểu thuyết Aurélien[o] của Louis Aragon, L'Inconnue đóng vai trò quan trọng khi một nhân vật chính trong tác phẩm này cố gắng tái tạo lại chiếc mặt nạ dựa theo những bức ảnh.[28] Vào đầu thập niên 1960, Man Ray cũng đã đóng góp những bức ảnh của mình cho ấn bản mới của tác phẩm này.[29]
Vào năm 2012, Didier Blonde đã viết một cuốn tiểu thuyết về một người đàn ông Paris, người vô tình tìm thấy chiếc mặt nạ trong một cửa hàng đồ cổ và cố gắng tìm hiểu câu chuyện về người thiếu nữ vô danh.[30] Quyển tiểu thuyết có tựa đề L'Inconnue de la Seine.
Người làm mặt nạ mà tôi ghé thăm mỗi ngày có hai chiếc mặt nạ treo trên cửa. Đó là khuôn mặt của một thiếu nữ chết đuối, khuôn mặt đã được ai đó lưu lại trong nhà xác vì quá đẹp, vì khuôn mặt đó vẫn đang cười, vì nụ cười quá giả dối - như thể chính khuôn mặt ấy cũng biết điều đó.[q][r]
Năm 1926, Ernst Benkard đã xuất bản Das ewige Antlitz, một quyển sách về 126 mặt nạ người chết, trong đó có một đoạn miêu tả L'Inconnue de la Seine "giống như một cánh bướm mỏng manh với chúng ta, vô tư và phấn khởi, bất giác lao vào ngọn đèn của cuộc đời, thiêu cháy đôi cánh mỏng manh của mình."[s][t]
Cô cũng xuất hiện trong:
Bài luận của Alfred Döblin: "Về những khuôn mặt, những hình ảnh và sự thật của chúng"[u], được xuất bản như lời giới thiệu cho bộ sưu tập Khuôn mặt của thời đại chúng ta[v][w] của nhiếp ảnh gia August Sander.
Vở kịch của Ödön von Horváth, dựa trên câu chuyện của Hertha Pauli viết vào năm 1934 với tiêu đề Eine Unbekannte aus der Seine.
Truyện ngắn Die Unbekannte aus der Seine[y] của Claire Goll, trong đó nhân vật chính nhìn vào mặt nạ người chết và qua đời trong một cơn đau tim, do những ảo tưởng và cảm giác tội lỗi khi anh ta nhận ra khuôn mặt chính là con gái mình.
Nhà thơSécVítězslav Nezval đã viết bài thơ "Neznámá ze Seiny" dựa trên câu chuyện về chiếc mặt nạ này vào năm 1929.[31] Bài thơ "L'Inconnue de la Seine"[z] của Vladimir Nabokov, viết bằng tiếng Nga, đã được xuất bản trên Poslednie Novosti. Nhiều người lập luận rằng, bài thơ này có liên quan đến thần thoạiSlavrusalka, cũng như với chính chiếc mặt nạ.[32]
Đạo diễn Agnès Varda đã đề cập đến L'Innconnue trong phim tài liệu Jane B. par Agnès V.[aa] khi so sánh khát vọng được nổi tiếng nhưng vẫn có thể ẩn danh như L'Inconnue của Jane Birkin. Ngoài ra, hình ảnh thiếu nữ sông Seine cũng được dùng trong phim The Screaming Skull[ab] để ẩn dụ cho cái chết của người vợ.[33][34][35][36]
Năm 1963, Bentley Stone[37] đã biên đạo múa một vở L'Inconnue với phần nhạc của Francis Poulenc cho trường Stone-Camryn Ballet.[38] Nó được công diễn lần đầu bởi dàn ballerina bao gồm Ruth Ann Koesun và John Kriza. Vở ballet này sau đó đã được trình diễn ở Nhà hát ballet Mỹ vào năm 1965, với Koesun và Kriza đảm nhiệm vai diễn cũ, còn Christine Sarry diễn vai "River Girl".[39][40]
Hình ảnh của cô gái sông Seine cũng xuất hiện trong ca khúc Smooth Criminal của Michael Jackson thông qua nhân vật Annie. Một trong những câu hát nổi bật nhất trong bài, "Annie, are you OK?", thực chất là câu mà các thực tập sinh CPR phải nói trong lúc thực hiện thao tác hồi sức tim phổi với búp bê Resusci Anne.[44][45]
Albert Rudomine đã chụp một bức chân dung chiếc mặt nạ vào năm 1927.[46] Biểu cảm hạnh phúc trên khuôn mặt của cô gái vô danh cũng là nguồn cảm hứng cho tác phẩm Ophélie vào năm 1935.[47] Năm 1966, Man Ray đã thực hiện một loạt ảnh mises-en-scènesiêu thực của chiếc mặt nạ. Những bức ảnh này hiện đang được lưu giữ trong bộ sưu tập của Trung tâm Pompidou.[48]
Khuôn mặt thiếu nữ sông Seine đã được sử dụng để làm phần đầu của búp bêsơ cứuResusci Anne.[7][49][50] Được phát minh bởi Peter Safar và Asmund Laerdal năm 1958, búp bê này đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều khoá học hồi sức tim phổi kể từ năm 1960.[51][52] Vì lý do đó, thiếu nữ vô danh của sông Seine được mệnh danh là "người được hôn nhiều nhất mọi thời đại".[53]
^Nguyên văn: the Inconnue became the erotic ideal of the period, as Bardot was for the 1950s. He thinks that German actresses such as Elisabeth Bergner modeled themselves on her. She was finally displaced as a paradigm by Greta Garbo.
^Nguyên văn tiếng Pháp: "[...] une adolescente aux yeux clos, mais vivante par un sourire si délié, si fortuné, [...] qu'on eût pu croire qu'elle s'était noyée dans un instant d'extrême bonheur"
^Đoạn này được dịch từ tiếng Anh. Nguyên văn: "a young girl with closed eyes, enlivened by a smile so relaxed and at ease ... that one could have believed that she drowned in an instant of extreme happiness"
^Dịch từ tiếng Anh: The caster I visit every day has two masks hanging next to his door. The face of the young one who drowned, which someone copied in the morgue because it was beautiful, because it was still smiling, because its smile was so deceptive – as though it knew.
^Nguyên văn tiếng Đức: Der Mouleur, an dem ich jeden Tag vorüberkomme, hat zwei Masken neben seiner Tür ausgehängt. Das Gesicht der jungen Ertränkten, das man in der Morgue abnahm, weil es schön war, weil es lächelte, weil es so täuschend lächelte, als es wüßte.
^Dịch lại từ tiếng Anh:"like a delicate butterfly to us, who, carefree and exhilarated, fluttered right into the lamp of life, scorching her fine wings."
^Nguyên văn tiếng Đức: "... uns jedoch ein zarter Schmetterling, der, sorglos beschwingt, an der Leuchte des Lebens seine feinen Flügel vor der Zeit verflattert und versengt hat."
^tiếng Đức: "Von Gesichtern, Bildern, und ihrer Wahrheit"
^ abChrisafis, Angelique (1 tháng 12 năm 2007). “Ophelia of the Seine”. The Guardian Weekend magazine, page 17 – 27. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2007.
Ông Nobi Nobisuke hay còn được gọi là Bố của Nobita được tác giả Fujiko F. Fujio mô tả qua những câu truyện là một người đàn ông trung niên với công việc công sở bận rộn