Thiệu Dương (phường)

Thiệu Dương
Phường
Phường Thiệu Dương
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
Thành phốThanh Hóa
Thành lập1/2/2021[1]
Địa lý
Tọa độ: 19°51′59″B 105°46′06″Đ / 19,8665°B 105,7682°Đ / 19.8665; 105.7682
MapBản đồ phường Thiệu Dương
Thiệu Dương trên bản đồ Việt Nam
Thiệu Dương
Thiệu Dương
Vị trí phường Thiệu Dương trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5,71 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng13.122 người
Mật độ2.298 người/km²
Khác
Mã hành chính15859[2]

Thiệu Dương là một phường thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Thiệu Dương nằm ở phía bắc thành phố Thanh Hóa, có vị trí địa lý:

Phường có diện tích 5,71 km², dân số năm 2019 là 13.122 người[1], mật độ dân số đạt 2.298 người/km².

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, Thiệu Dương là một xã nằm ở bờ nam sông Mã, gồm hai làng là Dương Xá Nội (phía trong đê sông Mã) và Dương Xá Ngoại (phía ngoài đê sông Mã) [3], gọi chung là làng Dương Xá hay làng Giàng.

Trước công nguyên, vào thời thuộc Hán, vùng Dương Xá có tên gọi là Tư Phố, là quận trị của quận Cửu Chân[3].

Theo sử sách, địa bàn xã Thiệu Dương là thủ phủ của trấn Thanh Hóa cho tới thời nhà Nguyễn.

Đầu thế kỉ 19 (triều Nguyễn), Dương Xá thuộc tổng Đại Bối, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Hóa (trước là phủ Thiệu Thiên).

Năm 1900, hai tổng Vận Quy và Đại Bối của huyện Đông Sơn được chuyển vào huyện Thuỵ Nguyên, cùng phủ Thiệu Hóa.

Sau Cách mạng Tháng Tám, huyện Thiệu Hóa được thành lập, xã Thiệu Dương thuộc huyện Thiệu Hóa.

Năm 1977, cùng với các xã hữu ngạn sông Chu thuộc huyện Thiệu Hóa, xã Thiệu Dương được sáp nhập với huyện Đông Sơn thành huyện Đông Thiệu, xã Thiệu Dương thuộc huyện Đông Thiệu.

Năm 1982, huyện Đông Thiệu đổi lại là huyện Đông Sơn, xã Thiệu Dương thuộc huyện Đông Sơn. Năm 1996, xã Thiệu Dương trở lại huyện Thiệu Hóa mới tái lập.

Ngày 29 tháng 2 năm 2012, xã Thiệu Dương được chuyển từ huyện Thiệu Hóa về thành phố Thanh Hóa.[4]

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1108/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2021)[1]. Theo đó, thành lập phường Thiệu Dương trên cơ sở toàn bộ 5,71 km² diện tích tự nhiên và 13.122 người của xã Thiệu Dương.

Danh nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Đền thờ Dương Đình Nghệ tại phường Thiệu Dương được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 460/QĐ-BT ngày 18 tháng 3 năm 1996 của Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).[5]

Di chỉ khảo cổ học

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Thiệu Dương đã phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ của con người từ thời tiền sử (văn hóa Đông Sơn) vào các năm 1959, 1960, 1961, 1977, hiện đang lưu giữ tại bảo tàng thành phố Thanh Hóa.

  • Di chỉ Thiệu Dương: Di chỉ nằm trên cánh đồng khô ở Thiệu Dương. Phát hiện từ đầu những năn 1960, khai quật năm 1960 - 1961 với hàng vạn m2. Diện tích di chỉ gần 5 vạn rưỡi mét vuông. Tầng văn hoá từ 0,20 m đến 4,20 m. Ngoài khu cư trú, còn có mộ táng và phát hiện 38 mộ táng từ độ sâu 0,25 m đến 1,2 m, gồm có mộ Đông Sơn và mộ Hán. Số lượng hiện vật thu được là 1660 trong đó có 847 nằm trong tầng văn hoá, hiện vật trong mộ Hán là 570, trong mộ Đông Sơn là 245. Là khu cư trú – mộ táng của văn hoá Đông Sơn và thời Bắc thuộc trước và sau Công Nguyên. Đã được công nhận là di tích cấp quốc gia[3].

Thiệu Dương có nghề truyền thống đan cót nhưng hiện nay còn rất ít người lao động. Hoạt động kinh tế chủ yếu hiện nay là buôn bán, sản xuất công nghiệp nhẹ.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Nghị quyết số 1108/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ a b c Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá. Tên làng xã Thanh Hoá, tập I. Nhà xuất bản Thanh Hoá, 2000.
  4. ^ “Nghị quyết số 05/NQ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Đông Sơn và Quảng Xương để mở rộng địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.
  5. ^ “Danh sách di tích cấp quốc gia thuộc tỉnh Thanh Hoá”. Website binhthuan.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2010.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cung thuật Tengu - Genshin Impact
Cung thuật Tengu - Genshin Impact
Kujou Sara sử dụng Cung thuật Tengu, một kĩ năng xạ thuật chết chóc nổi tiếng của Tengu.
Nhân vật Zanac Valleon Igana Ryle Vaiself - Overlord
Nhân vật Zanac Valleon Igana Ryle Vaiself - Overlord
Zanac được mô tả là một người bất tài trong mắt nhiều quý tộc và dân thường, nhưng trên thực tế, tất cả chỉ là một mưu mẹo được tạo ra để đánh lừa đối thủ của anh ta
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
Lưu ngay bài viết này lại để sau này đi mua kim cương cho đỡ bỡ ngỡ nha các bạn!
Nhân vật Yui trong Jigokuraku
Nhân vật Yui trong Jigokuraku
Yui (結ゆい) là con gái thứ tám của thủ lĩnh làng Đá và là vợ của Gabimaru.