Tiếng Xa | |
---|---|
Ho Ne | |
Phát âm | [hɔ̀né̄] |
Sử dụng tại | Trung Quốc |
Khu vực | Tăng Thành, Bác La, Huệ Đông và Hải Phong tại Quảng Đông |
Tổng số người nói | 910 (1999) |
Dân tộc | 710.000 người Xa (thống kê 2000)[1] |
Phân loại | H'Mông-Miền |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | shx |
Glottolog | shee1238 [2] |
ELP | She |
Tiếng Xa (tiếng Quan thoại: 畲語 shēyǔ, tiếng Khách Gia 山客話 san ha ue [sáŋ xáʔ uə̄̀], Hán Việt: Sơn Khách ngữ), nội danh Ho Ne (hɔ22 ne53) hay Ho Nte, là một ngôn ngữ H'Mông-Miền được nói bởi người Xa. Những người vẫn nói tiếng Xa—khoảng dưới 1.200 ở tỉnh Quảng Đông—tự gọi mình là Ho Ne "người núi" (活聶 huóniè). Tiếng Xa hiện đang gần biến mất. Có hai phương ngữ chính: La Phù, còn gọi là phương ngữ Đông và Liên Hoa, còn gọi là phương ngữ Tây.[3]
Tiếng Xa khó phân loại do sự ảnh hưởng mạnh của tiếng Trung Quốc lên ngôn ngữ này. Ví dụ, Matisoff (2001) xếp nó như một ngôn ngữ chưa phân loại thuộc ngữ tộc H'Mông. Nhiều người còn nghi ngờ việc đặt nó trong ngữ tộc H'Mông, và xem nó là một ngôn ngữ chưa phân loại trong hệ ngôn ngữ H'Mông-Miền. Tiếng Xa có nhiều gốc từ đơn âm tiết, nhưng cũng có rất nhiều từ ghép.[3] Mao & Li (2002) và Ratliff (2010) cho rằng tiếng Xa có quan hệ gần nhất với tiếng Quýnh Nại.[4][5]
Người Xa và tiếng Xa đã ảnh hưởng lên, và được ảnh hưởng mạnh bởi, người Hán Khách Gia và tiếng Khách Gia. Người Xa ở Đông Phúc Kiến nói một dạng tiếng Xa chịu ảnh hưởng bởi tiếng Mân Đông:
Đôi môi | Môi- răng |
Chân răng | Ngạc mềm | Thanh hầu | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
thường | vòm hóa | thường | vòm hóa | thường | vòm hóa | môi hóa | thường | vòm hóa | |||
Mũi | Hữu thanh | m | mʲ | n | nʲ | ŋ | ŋʲ | ||||
Vô thanh | ŋ̊ | ||||||||||
Tắc | vô thanh không bật hơi | p | pʲ | t | tʲ | k | kʲ | kʷ | (ʔ) | ||
vô thanh bật hơi | pʰ | pʰʲ | tʰ | tʰʲ | kʰ | kʰʲ | kʰʷ | ||||
Tắc xát | vô thanh không bật hơi | ts | tsʲ | ||||||||
vô thanh không bật hơi | tsʰ | tsʰʲ | |||||||||
Xát | vô thanh | f | s | sʲ | h | hʲ | |||||
hữu thanh | v | z | zʲ |
Sự biến đổi phụ âm đầu hiện diện trong tiếng Xa. Ví dụ, pǐ + kiáu trở thành pi̋’iáu, và kóu + tȁi trở thành kóulȁi.
Các nguyên âm là /i e a ɔ ɤ u/. Các phụ âm cuối là /j w n ŋ t k/, trong đó /t k/ chỉ có trong từ mượn tiếng Khách Gia, /ɤ/ không bao giờ có phụ âm cuối theo sau, và chỉ âm tắc /n t/ được theo sau các nguyên âm trước.
Có sáu thanh điệu. Những thanh điệu này biến thiên đáng kể theo vùng miền; hai ví dụ là:
[ ˥ ˦ ˧ ˨ ˨˩ ˧˥ ]: tức, /5 4 3 2 1 35/
[ ˥˧ ˦˨ ˧ ˨ ˧˩ ˧˥ ]: tức, /53 42 3 2 31 35/