Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.
Tiếng Ưu Miền (tiếng Trung: 勉語 hoặc 勉方言; tiếng Thái: ภาษาอิวเมี่ยน) còn gọi là tiếng Dìu Miền là ngôn ngữ của người Ưu Miền ở Trung Quốc (nơi họ được coi là một nhóm cấu thành dân tộc Dao), Lào, Việt Nam, Thái Lan (và trong thời gian gần đây hơn là Hoa Kỳ và Pháp, trong cộng đồng người di cư). Giống như các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ H'mong-Miền khác, đây là ngôn ngữ thanh điệu, đơn âm tiết.
Các nhà ngôn ngữ học ở Trung Quốc coi phương ngữ nói ở Trường Đông, huyện tự trị dân tộc Dao Kim Tú, Quảng Tây là tiếng Ưu Miền chuẩn. Tiếng chuẩn này cũng được nói bởi người Ưu Miền ở phương Tây; tuy nhiên, do hầu hết họ là người tị nạn từ Lào, phương ngữ của họ chịu ảnh hưởng từ tiếng Lào và tiếng Thái.[2]
Có 31 âm vị phụ âm trong tiếng Ưu Miền. Một nét đặc trưng của hệ thống phụ tiếng âm Ưu Miền là sự hiện diện của âm mũi vô thanh và âm cạnh lưỡi vô thanh.
Đơn vị phụ âm của tiếng Ưu Miền (phương ngữ không rõ)
Hệ thống chữ viết chuẩn tiếng Ưu Miền không thể hiện âm tắc giống với cách thức dùng trong IPA: ví dụ, ⟨t⟩, ⟨d⟩, ⟨nd⟩ lần lượt biểu thị /tʰ/, /t/, /d/. Điều này có thể xuất phát từ nỗ lực mô hình hóa hệ thống chữ viết tiếng Ưu Miền sao cho giống Bính âm (dùng thể ký âm cho Quan thoại; trong Bính âm, ⟨t⟩, ⟨d⟩ cũng hiện lần lượt /tʰ/ và /t/. Cũng có thể nhận thấy sự ảnh hưởng của bính âm trong việc dùng ⟨c⟩, ⟨z⟩, ⟨nz⟩ để biểu thị ba âm tắc xát chân răng /t͡sʰ/, /t͡s/, /d͡z/ và ⟨q⟩, ⟨j⟩, ⟨nj⟩ để biểu vị ba âm tắc xát chân răng-vòm /t͡ɕʰ/, /t͡ɕ/, /d͡ʑ/. Lưu ý rằng do ⟨ng⟩ được dùng đại diện cho âm mũi ngạc mềm /ŋ/ tức là nó cũng không thể được dùng để biểu diễn /ɡ/ như dự đoán; thay vào đó, ⟨nq⟩ được sử dụng.
Theo Aumann và Chengqian, trong một phương ngữ nhất định ở Trung Quốc, âm tắc xát chân răng-vòm được thay bằng âm tắc vòm (/cʰ/, /c/, /ɟ/).
Theo Daniel Bruhn, âm mũi vô thanh thực sự là các chuỗi [h̃m], [h̃n], [h̃ŋ] và [h̃ɲ] (tức là một âm /h/ mũi hoá ngắn với một âm mũi hữu thanh theo sau), trong khi âm cạnh lưỡi vô thanh là âm xát cạnh lưỡi vô thanh[ɬ].
Bruhn cũng quan sát thấy rằng giới trẻ người Mỹ gốc Ưu Miền thường thay âm mũi vô thanh và âm cạnh lưỡi vô thanh bằng /h/, còn các âm tắc xát chân răng-vòm thường được thay bằng những âm tắc xát chân răng tương ứng.
Không giống như tiếng H'mông (thường thiếu vắng phụ âm cuối), tiếng Ưu Miền có bảy âm vị phụ âm đơn có thể đảm nhận vị trí cuối. Những phụ âm này là /m/, /n/, /ŋ/, [p̚], [t̚], [k̚], và /ʔ/. Một số âm tắc chỉ đi chung với một số thanh nhất định; ví dụ: /ʔ/ chỉ xuất hiện trong từ có thanh ⟨c⟩ hay ⟨v⟩.
Tiếng Ưu Miền là một ngôn ngữ thanh điệu với sáu thanh.
Trong Iu Mien United Script (hệ thống chữ viết thường dùng nhất cho tiếng Ưu Miền), thanh không được thể hiện bằng dấu thanh (như dấu "sắc" hay "nặng" trong tiếng Việt); thay vào đó, thanh điệu được thể hiện bằng một chữ cái nằm cuối từ. Từ nào không có chữ cái chỉ thanh thì từ đó có thanh "vừa/ngang".
Từ để hỏi (chẳng hạn "đâu", "ai") thường nằm ở cuối câu.
Từ phủ địnhmaiv (khi viết thường rút gọn thành mv) đứng trước động từ nó phủ định.
Hiện tượng rút ngắn thường gặp. Nhiều từ được tạo nên từ một âm tiết rút ngắn đi liền với một âm tiết không rút (trong IMUS, từ ghép kiểu này có dấu apostrophe (') chen giữa hai âm tiết). Ví dụ như từ ga'nyorc ("nhện"), rút ngắn từ gaeng-nyorc ("bọ-nhện").
Trước đây, tỷ lệ mù chữ ở người nói tiếng Ưu Miền cao do thiếu chữ viết. Ở Trung Quốc, tiếng Ưu Miền từng được viết bằng chữ Hán; song, điều này thực sự khó khăn đối với người nói tiếng Ưu Miền từ các quốc gia khác như Lào hay ở phương Tây.
Trong nỗ lực giải quyết vấn đề này, Iu Mien Unified Script được tạo nên vào 1984 bằng cách sử dụng chữ Latinh, dựa trên một bảng chữ cái trước đó được phát triển ở Trung Quốc.[6] Không giống bảng chữ cái tiếng Việt, bảng chữ cái này không sử dụng bất kỳ dấu phụ nào để phân biệt thanh điệu hoặc các nguyên âm khác nhau và chỉ sử dụng 26 chữ cái của bảng chữ cái Latin ISO cơ bản. Bảng chữ cái này phân biệt 30 khởi âm, 128 vần và tám thanh điệu. Dấu gạch nối được dùng để nối tính từ với danh từ mà nó bổ nghĩa. Bảng chữ cái này tương tự như Romanized Popular Alphabet dùng để viết tiếng H'Mông hay Bính âm Hán ngữ được sử dụng cho tiếng Trung Quốc.
2003 - Death of a Shaman. Đạo diễn Richard Hall; được sản xuất bởi Fahm Fong Saeyang.
2010 - "Siang-Caaux Mienh"[liên kết hỏng]. Một câu chuyện về một người đàn ông rất vô trách nhiệm với gia đình, nghiện rượu và ma túy. Anh ấy thích những người bạn xấu nhưng anh ấy không yêu gia đình mình. Nhưng khi anh ta bắt đầu trả giá những sai lầm của mình, đã trở thành một bước ngoặt trong cuộc đời anh.
^Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Iu Mien”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
^Phan Hữu Dật & Hoàng Hoa Toàn. 1998. "Về vấn đề xác minh tên gọi và phân loại các ngành Dao Tuyên Quang." In Phan Hữu Dật (ed). Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, p.483-567. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại Học Quốc gia Hà Nội. [Comparative word list of 9 Dao dialects in Tuyen Quang Province from p. 524-545]
Tony Waters. "Adaptation and Migration among the Mien People of Southeast Asia." Ethnic Groups vol. 8, pages 127-141 (1990).
Máo Zōngwǔ 毛宗武,Méng Cháojí 蒙朝吉,Zhèng Zōngzé 郑宗泽 etc. (eds.): Yáoyǔ jiǎnzhì 瑶语简志 (Overview of the Yao language; Běijīng 北京, Mínzú chūbǎnshè 民族出版社 1982)
Máo Zōngwǔ 毛宗武: Yáozú Miǎnyǔ fāngyán yánjiū 瑶族勉语方言研究 (Studies in Mien dialects of the Yao nationality; Běijīng 北京, Mínzú chūbǎnshè 民族出版社 2004).
Minglang Zhou: Multilingualism in China. The Politics of Writing Reforms for Minority Languages, 1949-2002 (Berlin, Walter de Gruyter 2003); ISBN3-11-017896-6.
Kim, Katherine Cowy. Quietly Torn: A Literary Journal by Young Iu Mien American Women Living in Richmond, California. San Francisco, CA: Pacific News Service, 1999.
Jue Zongze [劂宗泽]. 2011. The Mien language of Jianghua County [江华勉语研究]. Beijing: Ethnic Publishing House [民族出版社]. ISBN9787105113712
Luo, Meifang 罗梅芳. 2016. Pingle Yaoyu ji qi Hanyu jieci yuyin yanjiu 平乐瑶语及其汉语借词语音研究. M.A. dissertation. Shanghai: Shanghai Normal University 上海师范大学.
• David Saechao. 2018-2019. From Mountains to Skyscrapers: The Journey of the Iu Mien. 2nd ed.