Tim Berners-Lee

Sir Tim Berners-Lee
Berners-Lee, London, 2014
SinhTimothy John Berners-Lee
8 tháng 6, 1955 (69 tuổi)[1]
London[1], Vương quốc Anh
Quốc tịchAnh
Trường lớpThe Queen's College, Oxford (BA)
Nghề nghiệpNhà khoa học máy tính
Nhà tuyển dụngWorld Wide Web ConsortiumĐại học Southampton
Nổi tiếng vìPhát minh ra World Wide Web
Chức vịGiáo sư
Tôn giáoChủ nghĩa Phổ độ Nhất thể (Unitarian Universalism)
Phối ngẫu
  • Nancy Carlson
    (cưới 1990⁠–⁠ld.2011)
  • Rosemary Leith (cưới 2014)
Con cái2
Cha mẹ
Giải thưởng
Websitewww.w3.org/People/Berners-Lee
Chú thích
Holder of the 3Com Founders Chair at MIT's Computer Science and Artificial Intelligence Laboratory

Sir Timothy John "Tim" Berners-Lee (sinh ngày 8 tháng 6 năm 1955),[3] cũng được biết đến với tên gọi TimBL, là một nhà khoa học máy tính người Anh, được biết đến nhiều nhất với vai trò là người phát minh ra World Wide Web. Ông là người đã đưa ra đề nghị về một hệ thống quản lý thông tin vào tháng 3 năm 1989,[4] và ông đã thực hiện việc giao tiếp thông tin thành công đầu tiên thông qua một giao thức truyền tải siêu văn bản (HTTP) giữa máy khách và máy chủ qua Internet vào khoảng giữa tháng 11 cùng năm.[5][6][7][8][9]

Berners-Lee là chủ tịch của World Wide Web Consortium (W3C), chuyên trách việc tiếp tục phát triển nền tảng Web. Ông cũng là sáng lập viên của Quỹ World Wide Web và là nhà nghiên cứu cấp cao và người giữ ghế sáng lập viên tại Phòng thí nghiệm Khoa học Máy tính và Trí tuệ Nhân tạo MIT (CSAIL).[10] Ông là giám đốc của chương trình Sáng kiến Nghiên cứu Khoa học Web (WSRI),[11] và là thành viên ban cố vấn của Trung tâm Tri thức Tập thể MIT.[12][13] Năm 2011, ông được bổ nhiệm làm thành viên hội đồng quản trị Quỹ Ford.[14]

Năm 2004, Berners-Lee được phong tước bởi Nữ hoàng Elizabeth II cho công lao mang tính tiên phong của mình.[15] Tháng 4 năm 2009, ông được bầu làm Cộng tác viên nước ngoài của Học viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.[16][17] Được vinh danh trong danh sách 100 người quan trong nhất thế kỷ 20 của tạp chí Time, Berners-Lee đã nhận được một số lượng các giải thưởng khác cho phát minh của mình.[18] Ông được vinh danh là "Nhà phát minh của World Wide Web" trong lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè 2012, với việc đích thân xuất hiện trong trạng thái đang làm việc với một chiếc máy tính NeXT Computer cũ kỹ tại London Olympic Stadium.[19] Ông đã tweet với ghi chú "This is for everyone" ("Điều này dành cho tất cả mọi người"),[20] thông điệp này ngay lập tức được hiển thị lên qua số đèn LCD gắn trên ghế của 80.000 khán giả.[19] Berners-Lee đã nhận được giải thưởng Turing năm 2016 "vì đã phát minh ra World Wide Web, trình duyệt web đầu tiên, và các giao thức và thuật toán cơ bản cho phép Web có thể mở rộng quy mô".[21]

Niên thiếu và quá trình học tập

[sửa | sửa mã nguồn]

Berners-Lee sinh ra tại Luân Đôn (Anh),[1] là con của Conway Berners-LeeMary Lee Woods. Cha mẹ ông là nhà toán học và cùng làm việc cho nhóm phát triển Ferranti Mark 1, một trong những máy tính được xây dựng cho mục đích thương mại đầu tiên. Họ dạy Berners-Lee sử dụng toán suốt ngày, ngay cả khi ăn bữa tối với gia đình. Berners-Lee học tại Trường THPT Sheen Mount trước khi học O-Levels và A-Levels từ 1969 tới 1973 tại Trường EmanuelWandsworth, phía Tây London, ở thời điểm này là một trường dạy văn phạm bao cấp trực tiếp (direct grant grammar school), sau đó chuyển thành trường tư thục vào năm 1975.[3][15] Là một người có niềm yêu thích nhiệt tình với xe lửa (trainspotter) từ khi còn nhỏ, ông đã học về các thiết bị điện tử từ việc chỉnh sửa một mô hình đường sắt.[22] Ông đã học tại The Queen's College, Oxford, từ năm 1973 tới 1976, nơi ông nhận được bằng tú tài văn chương (bachelor of arts) hạng nhất về vật lý.[1][3]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
Berners-Lee sử dụng bộ NeXTcube tại CERN và làm nó thành máy chủ đầu tiên.

Năm 1976, ông làm lập trình viên cho hãng Plessey Controls Limited tại Poole (hồi đó sản xuất đèn giao thông).[1] Ông gặp vợ thứ nhất, Jane, khi đang đi học Oxford, và ông cưới Jane sau khi họ bắt đầu làm việc cùng hãng. Năm 1978, ông làm cho D.G. Nash Limited (cũng ở Poole), ở đấy ông phát triển phần mềm sắp chữ và hệ điều hành.[1]

Vào lúc làm nhân viên hợp đồng độc lập ở CERN, từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1980, Berners-Lee đề nghị một dự án dựa trên khái niệm siêu văn bản (hypertext), để các nhà nghiên cứu chia sẻ và cập nhật thông tin dễ hơn.[23] Ở đấy, ông xây dựng hệ thống mẫu có tên ENQUIRE.[24]

Sau khi ông rời CERN năm 1980 để làm việc cho Image Computer Systems Ltd. của John Poole,[25] ông trở lại năm 1984 như hội viên. Năm 1989, CERN còn là nút Internet lớn nhất ở châu Âu, và Berners-Lee thấy cơ hội nối siêu văn bản với Internet: "Tôi chỉ cần lấy khái niệm siêu văn bản và nối nó với các khái niệm TCPDNS và — đấy! — có World Wide Web."[26] Ông viết bài đề nghị đầu tiên vào tháng 3 năm 1989, và vào năm 1990, do Robert Cailliau giúp đỡ, ông viết phiên bản mới được quản đốc Mike Sendall tán thành. Ông sử dụng những khái niệm giống của hệ thống ENQUIRE để tạo ra World Wide Web; để hỗ trợ nó, ông phát triển trình duyệt / trình soạn Web chạy trên NEXTSTEP (có tên WorldWideWeb) và trình phục vụ Web đầu tiên có tên httpd (viết tắt của HyperText Transfer Protocol daemon).

Website đầu tiên được xây tại địa chỉ http://info.cern.ch/[27][28] và được phát hành ngày 6 tháng 8 năm 1991. Nó giải thích World Wide Web là cái gì, cách tìm trình duyệt, và cách thiết lập trình phục vụ Web. Nó cũng là danh bạ Web đầu tiên, vì Berners-Lee duy trì một danh sách về những website khác.

Năm 1994, Berners-Lee thành lập World Wide Web Consortium (W3C) tại Học viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT). Nó bao gồm nhiều công ty muốn đặt tiêu chuẩn để cải tiến chất lượng của Web. Tháng 12 năm 2004, ông nhận ghế Chủ tịch khóa Khoa học máy tính của Trường Điện tử học và Khoa học máy tính ở Đại học Southampton (Anh), ở đấy ông sẽ làm dự án mới – Semantic Web (Web ngữ nghĩa).[29][30]

Berners-Lee phát hành những khái niệm ông cởi mở, không bắt phải mua giấy phép để sử dụng. W3C quyết định rằng các tiêu chuẩn của nó phải dựa trên công nghệ miễn phí, để cho mọi người có thể tiến hành các khái niệm đó.[31]

Công việc hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]
Tim Berners-Lee at the Home Office, London, on ngày 11 tháng 3 năm 2010

Tháng 6, 2009 Thủ tướng Anh Gordon Brown thông báo Berners-Lee có thể làm cho chính phủ Anh để giúp họ thành lập dữ liệu mở hơn và dễ truy cập qua Web, xây dựng trên tác vụ Power of Information Task Force.[32] Berners-Lee và giáo sư Nigel Shadbolt là 2 thành viên chính đứng sau trang web data.gov.uk, một dự án của chính phủ Anh để mở hầu hết dữ liệu thu được phục vụ cho các mục đích chính thức sử dụng lại miễn phí. Bình luận về việc mở cửa các dữ liệu Ordnance Survey trong tháng 4 năm 2010, Berners-Lee cho biết: "Những thay đổi báo hiệu một sự thay đổi văn hóa rộng lớn hơn trong chính phủ dựa trên một giả định rằng thông tin phải ở trong một tên miền công cộng trừ khi có một lý do chính đáng là nó không nên như thế." Ông nói thêm rằng "Tính cởi mở, trách nhiệm giải trình và tính minh bạch lớn hơn trong chính phủ sẽ cung cấp cho người dân được lựa chọn hơn và làm cho nó dễ dàng hơn cho các cá nhân được trực tiếp tham gia nhiều hơn trong các vấn đề quan trọng đối với họ."[33]

Đến tháng 5 năm 2012, Berners-Lee là chủ tịch Viện dữ liệu mở.[34]

Liên minh Affordable Internet (A4AI) được thành lập tháng 10 năm 2013 và Berners-Lee đang dẫn đầu liên minh của các tổ chứa công và tư như Google, Facebook, IntelMicrosoft. A4AI tìm cách làm cho chi phí truy cập internet ở mức chấp nhận được để việc truy cập internet ở các nước đang phát triển mở rộng hơn, ở các nước này mức độ truy cập chỉ 31%. Berners-Lee sẽ giúp giảm giá truy cập internet vì vậy họ giảm xuống dưới mục tiêu toàn cầu của Ủy ban băng thông rộng của Liên Hợp Quốc là 5% thu nhập hàng tháng.[35]

Giải thưởng và danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
"Ông ấy đã đan cài nên World Wide Web và tạo ra một phương tiện truyền thông đại chúng cho thế kỷ 21. World Wide Web là tác phẩm độc nhất vô nhị của Berners-Lee. Ông ấy đã thiết kế ra nó. Ông ấy đã đưa nó ra với thế giới. Và ông ấy, hơn bất cứ ai khác, đã chiến đấu để giữ cho nó ở trạng thái mở, phi độc quyền và miễn phí."

—Lời tựa về Tim Berners-Lee trong danh sách 100 người quan trong nhất của thế kỷ 20 của tạp chí Time, tháng 3 năm 1999.[18]

Berners-Lee đã nhận được nhiều giải thưởng và danh hiệu. Ông được phong tước hiệp sĩ vào năm 2004 khi được thăng cấp từ bậc Sĩ quan của Tước vị Hiệp sĩ Đế quốc Anh (Officer of the Order of the British Empire - OBE) lên Chỉ huy Hiệp sĩ (Knight Commander) của Tước vị Hiệp sĩ Đế quốc Anh (KBE) trong dịp Vinh danh mừng Năm mới "cho những phụng sự cho quá trình phát triển toàn cầu của Internet", và được bổ nhiệm chính thức vào ngày 16 tháng 7 năm 2004..[15][36][36]

Ngày 13 tháng 6 năm 2007, ông được bổ nhiệm vào Huân chương Công lao (Order of Merit - OM), một tước vị giới hạn trong 24 thành viên (còn sống).[37] Việc ban cho tư cách thành viên của Huân chương Công lao nằm trong quyền hạn cá nhân của Nữ hoàng, và không cần sự đề nghị của các Bộ trưởng hoặc Thủ tướng. Ông được bầu làm Ủy viên Hội hoàng gia (Fellow of the Royal Society - FRS) năm 2001.[2] Ông đã được trao bằng danh dự từ một số trường đại học trên thế giới, trong đó có Manchester (cha mẹ ông từng làm việc trong dự án tạo ra máy tính Manchester Mark 1 trong thập niên 1940), HarvardYale.[38][39][40]

Năm 2012, Berners-Lee là một trong những biểu tượng văn hoá Anh được lựa chọn bởi nghệ sĩ Sir Peter Blake để xuất hiện trong một phiên bản mới của tác phẩm nổi tiếng nhất của ông – bìa album Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band của The Beatles – nhằm tán dương các nhân vật văn hoá Anh trong cuộc đời của ông mà ông ngưỡng mộ nhất, để đánh dấu sinh nhật lần thứ 80 của ông.[41][42] Ngày 4 tháng 4 năm 2017, the Hiệp hội Máy tính đã xướng tên Berners-Lee là chủ nhân của Giải thưởng Turing năm 2016 "vì đã phát minh ra World Wide Web, trình duyệt web đầu tiên, và các giao thức và thuật toán cơ bản cho phép Web có thể mở rộng quy mô".[21]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Berners-Lee đã kết hôn với Nancy Carlson năm 1990; họ đã có hai con và ly hôn vào năm 2011. Năm 2014, Berners-Lee kết hôn với Rosemary Leith tại Cung điện Thánh James ở London.[43] Leith là giám đốc của Quỹ World Wide Web và là thành viên của Trung tâm Berkman ở Đại học Harvard. Trước đó, bà là Chủ tịch Hội đồng Công trình Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới về Tương lai An ninh Internet[44] và bây giờ là thành viên hội đồng quản trị của YouGov.[45]

Berners-Lee được nuôi dạy như là một người Anh giáo, nhưng khi còn trẻ, ông đã từ bỏ đức tin này. Sau khi làm cha, ông trở thành một người theo Chủ nghĩa Phổ độ Nhất thể (Unitarian Universalism - UU).[46] Ông chia sẻ: "Giống như nhiều người, tôi đã nhận được sự dạy dỗ về một tôn giáo mà tôi đã từ chối khi còn là thiếu niên... Giống như nhiều người, tôi đã trở lại với tôn giáo khi chúng tôi có con".[47] Ông và vợ mình muốn dạy về đời sống tinh thần cho con cái của mình, và sau khi nghe lời khuyên từ một mục sư và viếng thăm một nhà thờ theo Chủ nghĩa Phổ độ Nhất thể, họ đã lựa chọn nó.[48] Ông là một thành viên tích cực của nhà thờ đó,[49] mà ông tôn trọng vì ông coi đó là một niềm tin khoan dung và tự do. Ông đã bày tỏ sự tôn trọng đối với các tôn giáo khác, nói rằng: "Tôi tin rằng phần lớn triết lý sống liên kết với nhiều tôn giáo thì đúng đắn hơn nhiều so với giáo điều mà nó mang lại cùng với nó. Vì điều này nên tôi tôn trọng chúng."[47]

Tác phẩm công bố

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Berners-Lee, Tim (1999). Weaving the Web: The Original Design and Ultimate Destiny of the World Wide Web by its inventor. Mark Fischetti. Britain: Orion Business. ISBN 0-7528-2090-7.
  • PMID 21141362 (PMID 21141362)
    Citation will be completed automatically in a few minutes.

Jump the queue or expand by hand

Jump the queue or expand by hand

Jump the queue or expand by hand

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f “Berners-Lee biography at the World Wide Web Consortium”. W3.org. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2010.
  2. ^ a b “Fellowship of the Royal Society 1660–2015”. London: Royal Society. Lưu trữ bản gốc 15 Tháng 7 2015. Truy cập 12 Tháng 4 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|archive-date= (trợ giúp)
  3. ^ a b c BERNERS-LEE, Sir Timothy (John). ukwhoswho.com. Who's Who. 2015 . A & C Black, một chi nhánh của Bloomsbury Publishing plc. (cần đăng ký mua)
  4. ^ “info.cern.ch – Tim Berners-Lee's proposal”. Info.cern.ch. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2011.
  5. ^ Tim Berners Lee's own reference. Ngày chính xác không rõ.
  6. ^ Berners-Lee, Tim; Mark Fischetti (1999). Weaving the Web: The Original Design and Ultimate Destiny of the World Wide Web by its inventor. Britain: Orion Business. ISBN 0-7528-2090-7.
  7. ^ Berners-Lee, T. (2010). “Long Live the Web”. Scientific American. 303 (6): 80–85. doi:10.1038/scientificamerican1210-80. PMID 21141362.
  8. ^ Shadbolt, N.; Berners-Lee, T. (2008). “Web science emerges”. Scientific American. 299 (4): 76–81. doi:10.1038/scientificamerican1008-76. PMID 18847088.
  9. ^ Berners-Lee, T.; Hall, W.; Hendler, J.; Shadbolt, N.; Weitzner, D. (2006). “Computer Science: Enhanced: Creating a Science of the Web”. Science. 313 (5788): 769–771. doi:10.1126/science.1126902. PMID 16902115.
  10. ^ “Draper Prize”. Massachusetts Institute of Technology. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2008.
  11. ^ “People”. The Web Science Research Initiative. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2011.
  12. ^ “MIT Center for Collective Intelligence (homepage)”. Cci.mit.edu. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2010.
  13. ^ “MIT Center for Collective Intelligence (people)”. Cci.mit.edu. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2010.
  14. ^ "Tim Berners-Lee and Martin Eakes Join Ford Foundation Board", Ford Foundation, ngày 29 tháng 9 năm 2011.
  15. ^ a b c “Web's inventor gets a knighthood”. BBC News. ngày 31 tháng 12 năm 2003. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2015.
  16. ^ “Timothy Berners-Lee Elected to National Academy of Sciences”. Dr. Dobb's Journal. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2009.
  17. ^ “72 New Members Chosen By Academy” (Thông cáo báo chí). United States National Academy of Sciences. ngày 28 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2011.
  18. ^ a b Quittner, Joshua (ngày 29 tháng 3 năm 1999). “Tim Berners Lee—Time 100 People of the Century”. Time Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2017. He wove the World Wide Web and created a mass medium for the 21st century. The World Wide Web is Berners-Lee's alone. He designed it. He loosed it on the world. And he more than anyone else has fought to keep it open, nonproprietary and free
  19. ^ a b Friar, Karen (ngày 28 tháng 7 năm 2012). “Sir Tim Berners-Lee stars in Olympics opening ceremony”. ZDNet. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2012.
  20. ^ Berners-Lee, Tim (ngày 27 tháng 7 năm 2012). “This is for everyone”. Twitter. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2012.
  21. ^ a b “A. M. Turing Award”. Association for Computing Machinery. 2016. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2017.
  22. ^ “Lunch with the FT: Tim Berners-Lee”. Financial Times.
  23. ^ “Berners-Lee's original proposal to CERN”. World Wide Web Consortium. 1989. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2008.
  24. ^ Stewart, Bill. “Tim Berners-Lee, Robert Cailliau, and the World Wide Web”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2010.
  25. ^ Tim Berners-Lee. “Frequently asked questions”. World Wide Web Consortium. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2010.
  26. ^ Answers for Young People, W3C
  27. ^ World Wide Web — Archive of world's first website
  28. ^ Re: Qualifiers on Hypertext links... Lưu trữ 2009-05-03 tại Wayback Machine, lần đầu tiên "World Wide Web" được nói đến trên USENET
  29. ^ doi:10.1038/scientificamerican0501-34
    Hoàn thành chú thích này
  30. ^ “Tim Berners-Lee, World Wide Web inventor, to join ECS”. World Wide Web Consortium. ngày 2 tháng 12 năm 2004. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2008.
  31. ^ Patent Policy, 5 tháng 2 năm 2004
  32. ^ “Tim Berners-Lee”. World Wide Web Consortium. ngày 10 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2009.
  33. ^ “Ordnance Survey offers free data access”. BBC News. ngày 1 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2009.
  34. ^ Computing, Government (ngày 23 tháng 5 năm 2012). “Government commits £10m to Open Data Institute”. The Guardian.
  35. ^ Samuel Gibbs (ngày 7 tháng 10 năm 2013). “Sir Tim Berners-Lee and Google lead coalition for cheaper internet”. The Guardian. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2013.
  36. ^ a b “Creator of the web turns knight”. BBC News. ngày 16 tháng 7 năm 2004. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2015.
  37. ^ “Web inventor gets Queen's honour”. BBC. ngày 13 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2008.
  38. ^ “Scientific pioneers honoured by The University of Manchester”. manchester.ac.uk. ngày 2 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2016.
  39. ^ "Yale awards 12 honorary degrees at 2014 graduation". Yale News, ngày 19 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2016.
  40. ^ "Harvard awards 9 honorary degrees", Harvard Gazette, ngày 26 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2016.
  41. ^ Davies, Caroline (ngày 5 tháng 10 năm 2016). “New faces on Sgt Pepper album cover for artist Peter Blake's 80th birthday”. The Guardian.
  42. ^ “Sir Peter Blake's new Beatles' Sgt Pepper's album cover”. BBC. ngày 9 tháng 11 năm 2016.
  43. ^ ""Ms Rosemary Leith and Sir Tim Berners-Lee are delighted to announce that they celebrated their marriage on ngày 20 tháng 6 năm 2014...." World Wide Web Foundation.
  44. ^ Rosemary Leith biography, World Economic Forum.
  45. ^ "YouGov strengthens its board", Interactive Investor, ngày 21 tháng 1 năm 2015.
  46. ^ “Faces of the week”. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2017.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  47. ^ a b Berners-Lee, Tim. 1998. The World Wide Web and the "Web of Life".
  48. ^ Stephanie Sammartino McPherson. 2009. Tim Berners-Lee: Inventor of the World Wide Web. Twenty-First Century Books, p. 83: "A Church Like The Web".
  49. ^ Eden, Richard. ngày 22 tháng 5 năm 2011. "Internet pioneer Sir Tim Berners-Lee casts a web of intrigue with his love life", The Telegraph.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review và Cảm nhận “Một thoáng ra rực rỡ ở nhân gian”
Review và Cảm nhận “Một thoáng ra rực rỡ ở nhân gian”
Đây là cuốn sách nhưng cũng có thể hiểu là một lá thư dài 300 trang mà đứa con trong truyện dành cho mẹ mình - một người cậu rất rất yêu
Nguồn gốc các loại Titan - Attack On Titan
Nguồn gốc các loại Titan - Attack On Titan
Tất cả Titan đều xuất phát từ những người Eldia, mang dòng máu của Ymir
"Chuyện người chuyện ngỗng": Đồng hành cùng vật nuôi thay đổi cuộc đời bạn như thế nào?
Rất có thể bạn và gia đình của bạn đã từng nuôi thú cưng, mà phổ biến nhất có lẽ là chó mèo.
Nhân vật Yuzuriha -  Jigokuraku
Nhân vật Yuzuriha - Jigokuraku
Yuzuriha (杠ゆずりは) là một tử tù và là một kunoichi khét tiếng với cái tên Yuzuriha của Keishu (傾けい主しゅの杠ゆずりは, Keishu no Yuzuriha).