Titan(III) borohydrua | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | Titanium(III) borohydride |
Tên khác | Titan triborohydrua Titanơ borohydrua Titan(III) tetrahydroborat(III) Titan tritetrahydroborat(III) Titanơ tetrahydroborat(III) |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Ti(BH4)3 |
Khối lượng mol | 92,40828 g/mol |
Bề ngoài | tinh thể màu lục[1] |
Điểm nóng chảy | |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | phản ứng |
Cấu trúc | |
Nhiệt hóa học | |
Các nguy hiểm | |
Nguy hiểm chính | ổn định kém |
Các hợp chất liên quan | |
Cation khác | Zirconi(IV) borohydrua |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Titan(III) borohydrua là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học Ti(BH4)3. Muối màu lục này dễ bị phân hủy trong không khí.[1]
Năm 1949, H. R. Hoekstra lần đầu tiên sử dụng titan(IV) chloride và nhôm borohydrua làm nguyên liệu thô để phản ứng ở -30 đến -40 ℃[2]:
Tuy nhiên, người này không thu được titan(III) borohydrua. Chỉ titan(IV) chloride và lithi borohydrua mới có thể được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất titan(III) borohydrua[2]:
Titan(III) borohydrua được điều chế bằng phương pháp này không hòa tan trong heptan.
Titan(III) borohydrua tồn tại dưới dạng chất rắn màu lục, dễ bị phân hủy ngay ở nhiệt độ phòng tạo ra khí hydro, một chất rắn dạng kim loại và điboran.[1]
Titan(III) borohydrua có thể được sử dụng để xúc tác quá trình đime hóa anken.[2]
Ti(BH4)3 có thể tạo phức với hydrazin, như Ti(BH4)3·4N2H4 là chất rắn màu đen.[3]
Ti(BH4)3 có thể tạo phức với tetrahydrofuran – Ti(BH4)3·2THF có màu xanh lam và hòa tan trong n-heptan, xylen, benzen và ete. Ti(BH4)3·2THF mới điều chế ở trong không khí dễ cháy, tạo ra ngọn lửa xanh lục. Còn Ti(BH4)3·3THF có màu chàm và sẽ bốc khói trong không khí.[2]