Trí Phải

Trí Phải
Xã Trí Phải
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhCà Mau
HuyệnThới Bình
Trụ sở UBNDẤp 2
Thành lập1950[1]
Loại đô thịLoại V
Năm công nhận2020[2]
Địa lý
Tọa độ: 9°24′22″B 105°9′2″Đ / 9,40611°B 105,15056°Đ / 9.40611; 105.15056
MapBản đồ xã Trí Phải
Trí Phải trên bản đồ Việt Nam
Trí Phải
Trí Phải
Vị trí xã Trí Phải trên bản đồ Việt Nam
Diện tích37,45 km²[3]
Dân số (31/12/2022)
Tổng cộng17.153 người[4]
Mật độ458 người/km²
Khác
Mã hành chính32071[5]
Websitetriphai.thoibinh.camau.gov.vn

Trí Phải là một thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Trí Phải có vị trí địa lý:

Xã Trí Phải có diện tích 37,45 km²,[3] dân số năm 2022 là 17.153 người,[4] mật độ dân số đạt 458 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Trí Phải được chia thành 7 ấp[6]: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 10.[7]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Trí Phải được đặt tên theo hai chiến sĩ cách mạng là Lê Phước Trí và Phan Văn Phải.[8]

Năm 1950, thành lập xã Trí Phải trên cơ sở một phần của xã Thới Bình.[1]

Ngày 20 tháng 6 năm 1956, xã Trí Phải thuộc huyện Thới Bình mới thành lập.[9][10]

Ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 19/NQ về việc điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu được tiến hành hợp nhất vào ngày 1 tháng 1 năm 1976 với tên gọi ban đầu là tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu. Khi đó, xã Trí Phải thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu.

Ngày 10 tháng 3 năm 1976, Ban đại diện Trung ương ĐảngChính phủ về việc đổi tên tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu thành tỉnh Minh Hải. Khi đó, xã Trí Phải thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Minh Hải.

Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 275-CP[11] về việc chia xã Trí Phải thành 4 xã: Trí Phải Tây, Trí Phải Trung, Trí Phải Đông và Trí Phải.

Ngày 14 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 33B-HĐBT[12] về việc:

  • Sáp nhập xã Trí Phải Trung vào xã Trí Phải Tây.
  • Sáp nhập xã xã Trí Phải Đông vào xã Trí Phải.

Xã Trí Phải Tây có 4.339 hécta đất và 4.140 nhân khẩu.

Xã Trí Phải có 3.063 hécta đất và 9.667 nhân khẩu.

Ngày 2 tháng 2 năm 1991, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 51/QĐ-TCCP[13] về việc sáp nhập xã Trí Phải Tây vào xã Trí Phải.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[14] về việc chia tỉnh Minh Hải thành tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Khi đó, xã Trí Phải thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

Ngày 5 tháng 9 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 113/2005/NĐ-CP[15] về việc thành lập xã Trí Lực trên cơ sở 3.898,66 ha diện tích tự nhiên và 7.024 nhân khẩu của xã Trí Phải.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Trí Phải còn lại 3.183,34 ha diện tích tự nhiên và 11.863 nhân khẩu.

Ngày 31 tháng 12 năm 2020, UBND tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định số 2543/QĐ-UBND[2] về việc công nhận đô thị Trí Phải là đô thị loại V.

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Trí Phải là một xã thuần nông, nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng thủy sản: Tôm sú, thẻ chân trắng, tôm càng xanh – lúa – cua – cá (bóng tượng, chình, sấu, phi,...) – màu – mía,... Thương mại, dịch vụ và xây dựng ngày càng phát triển. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 là 43.000.000 đồng/người/năm. Xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2015.

Giáo dục của xã có 6 điểm trường trung tâm:

  • Trường MN Hoa Sen: Đạt chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2008.
  • Trường MN Hoa Thủy Tiên.
  • Trường TH Trí Phải Đông: Đạt chuẩn QG mức độ I năm 2014.
  • Trường TH Trí Phải: Đạt chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2016.
  • Trường THCS Nguyễn Thiện Thành: Đạt chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2016.
  • Trường THPT Nguyễn Văn Nguyễn.

Y tế: Xã có 1 Trạm y tế xã: Đạt chuẩn Quốc gia năm 2008.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã đạt chuẩn về giao thông thủy, bộ, trong đó có 2 đường huyết mạch về quốc phòng, an ninh và là cửa ngõ kinh tế của huyện, tỉnh (kênh xáng Chắc Băng và Quốc lộ 63 đi Cà Mau – Kiên Giang và các tỉnh vùng trên. Đồng thời có tỉnh lộ đấu nối với đường hành lang ven biển phía nam (đường xuyên Á).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Giới thiệu chung xã Trí Phải”. Trang thông tin điện tử xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. 3 tháng 8 năm 2023. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2023.
  2. ^ a b “Quyết định số 2543/QĐ-UBND về việc công nhận đô thị Trí Phải, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau là đô thị loại V” (PDF). Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau. 31 tháng 12 năm 2020. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ a b “Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Cà Mau: Phụ lục 2–2A” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau. 27 tháng 3 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ a b Công an tỉnh Cà Mau (13 tháng 9 năm 2023). “Báo cáo số 3001/CAT-QLHC của Công an tỉnh về việc bổ sung về số liệu nhân khẩu thường trú vắng mặt địa phương của tỉnh Cà Mau” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  5. ^ Tổng cục Thống kê
  6. ^ Nguyệt Thanh (3 tháng 12 năm 2021). “Phân loại ấp, khóm thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thới Bình”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau.
  7. ^ “Thông tư số 10/2018/TT-BTNMT ngày 28/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Cà Mau”. Thư ký luật. 28 tháng 9 năm 2018.
  8. ^ Chung Thanh Thuỷ (14 tháng 6 năm 2024). “Tên người ghép đôi thành tên đất”. Báo Cà Mau. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  9. ^ “Lịch sử Bạc Liêu 30 năm kháng chiến (1945 – 1975)”. Quân Sử Việt Nam. 1 tháng 4 năm 2004.
  10. ^ “Lịch sử hình thành và phát triển”. Cổng thông tin điện tử huyện Thới Bình. 21 tháng 11 năm 2019.
  11. ^ “Quyết định số 275-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Minh Hải”. Thư viện pháp luật. 25 tháng 7 năm 1979.
  12. ^ “Quyết định số 33B-HĐBT năm 1987 về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn của các thị xã Bạc Liêu, Cà Mau và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân, Thới Bình, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành”. Thư viện pháp luật. 14 tháng 2 năm 1987.
  13. ^ Quyết định số 51/QĐ-TCCP về việc điều chỉnh địa giới phường, xã thuộc thị xã Bạc Liêu và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, tỉnh Minh Hải.
  14. ^ “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành”. Thư viện Pháp luật. 6 tháng 11 năm 1996.
  15. ^ “Nghị định số 113/2005/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Đàm Dơi, Trần Văn Thời, Thới Bình và Năm Căn, tỉnh Cà Mau”. 5 tháng 9 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan