Trò chơi vương quyền (loạt phim)

Trò chơi vương quyền
Thể loại
Sáng lập
Dựa trênA Song of Ice and Fire
của George R. R. Martin
Diễn viênxem Danh sách các nhân vật trong Game of Thrones
Soạn nhạcRamin Djawadi
Quốc gia Hoa Kỳ,  Anh Quốc
Ngôn ngữTiếng Anh
Số mùa8
Số tập73 (Danh sách chi tiết)
Sản xuất
Giám chế
Biên tập
  • Oral Norrey Ottey
  • Frances Parker
  • Martin Nicholson
  • Katie Weiland
Địa điểm
  • Bắc Ireland
  • Croatia
  • Iceland
  • Tây Ban Nha
  • Malta
  • Maroc
Thời lượng50–82 phút
Đơn vị sản xuất
  • Television 360
  • Grok! Television
  • Generator Entertainment
  • Startling Television
  • Bighead Littlehead
Nhà phân phốiWarner Bros. Television Distribution
Trình chiếu
Kênh trình chiếuHBO
Định dạng hình ảnhHDTV 1080i
Định dạng âm thanhDolby Digital 5.1
Phát sóng17 tháng 4 năm 2011 (2011-04-17) – 19 tháng 5 năm 2019 (2019-05-19)
Thông tin khác
Chương trình liên quanThronecast
After the Thrones
Gia Tộc Rồng
Liên kết ngoài
Trang mạng chính thức
Trang mạng chính thức khác

Trò chơi vương quyền (tựa gốc tiếng Anh: Game of Thrones) là một loạt phim truyền hình giả tưởng của Anh-Mỹ được sáng lập bởi David BenioffD. B. Weiss. Bộ phim chuyển thể dựa trên loạt tiểu thuyết giả tưởng A Song of Ice and Fire của tác giả George R. R. Martin, tập đầu tiên của tiểu thuyết có tên A Game of Thrones. Phim được quay tại Titanic Studios ở Belfast, và ở những nơi khác như Vương quốc Anh, Croatia, Iceland, Malta, Morocco, Tây Ban Nha, và Hoa Kỳ. Mùa thứ nhất công chiếu trên HBO tại Hoa Kỳ vào ngày 17 tháng 4 năm 2011, mùa 7 kết thúc vào ngày 27 tháng 8 năm 2017. Mùa 8 là mùa cuối cùng đã phát sóng tập đầu tiên vào tháng 4 năm 2019 và tập cuối vào ngày 19 tháng 5 năm 2019.[1]

Nằm trên các lục địa hư cấu của Westeros và Essos, bộ phim có những mạch truyện riêng biệt và một dàn diễn viên lớn. Câu chuyện đầu tiên là sự nối tiếp sau một cuộc xung đột giữa các triều đại cạnh tranh để kế vị Ngai Sắt của bảy vương quốc, với các gia đình quý tộc khác đấu tranh để được độc lập khỏi ngai vàng. Câu chuyện thứ hai là sự cố gắng đòi lại ngai vàng của người cháu cuối cùng thuộc triều đại cầm quyền đã bị lật đổ; câu chuyện thứ ba là những mối đe dọa của mùa đông sắp đến mang theo những sinh vật huyền thoại và những người du mục trong Man tộc của miền Bắc.

Game of Thrones đã thu hút người xem kỷ lục trên HBO và có một lượng fan hâm mộ quốc tế rộng rãi. Bộ phim nhận được sự ca ngợi bởi các nhà phê bình, đặc biệt đối với diễn xuất của các diễn viên, các nhân vật phức tạp, nội dung, và giá trị sản xuất. Mặc dù vậy, bộ phim cũng nhận được những lời chỉ trích vì sử dụng thường xuyên những cảnh khỏa thân và bạo lực (bao gồm cả bạo lực tình dục). Bộ phim nhận được 47 giải Primetime Emmy, nhiều hơn bất kỳ phim truyền hình nào khác, trong đó bao gồm giải "Phim truyền hình xuất sắc" vào năm 2015, 2016 và 2018. Các đề cử và giải thưởng khác bao gồm 3 giải thưởng Hugo cho "Phim chính kịch hay nhất" (năm 2012 đến năm 2014), giải Peabody năm 2011 và 3 đề cử giải Golden Globe cho "Loạt phim truyền hình hay nhất" (năm 2012, 2015, 2016 và 2018). Trong số dàn diễn viên, Kit Harington thắng giải Young Hollywood cho "Nam diễn viên của năm", Sophie Turner thắng giải Glamour cho "Nữ diễn viên truyền hình Anh xuất sắc nhất", Peter Dinklage (đóng vai Tyrion Lannister) thắng 3 giải Primetime Emmy cho "Nam diễn viên phụ diễn hay nhất trong phim truyền hình" (năm 2011, năm 2015 và năm 2018) và giải Golden Globe cho "Nam diễn viên phụ diễn hay nhất - Thể loại phim truyền hình" (năm 2012). Các diễn viên Lena Headey, Emilia Clarke, Kit Harington, Maisie Williams, Diana Rigg, and Max von Sydow cũng nhận được các đề cử giải Primetime Emmy cho các vai diễn của họ trong bộ phim.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Dàn dựng

[sửa | sửa mã nguồn]

Game of Thrones dựa trên cốt truyện của bộ tiểu thuyết dài tập A Song of Ice and Fire,[2] Bối cảnh là bảy vương quốc hư cấu trên lục địa Westeros và Essos. Bộ phim là biên niên sử của những cuộc đấu tranh bạo lực giữa các triều đại và giữa các gia đình quý tộc để tranh giành Ngai Sắt, trong khi các gia đình quý tộc khác đấu tranh cho sự độc lập khỏi Ngai Sắt và sự thống trị tại các vùng đất. Bộ phim cũng mở ra các mối đe dọa khác ở miền Bắc lạnh giá và Essos ở phía đông.[3]

Nhà sản xuất phim David Benioff từng ví von rằng Game of Thrones giống như "The Sopranos của Trung Giới (Middle Earth)", ám chỉ đây là một bộ phim của vô số những âm mưu và thủ đoạn, được đặt trong một thế giới tăm tối với ma thuật và những con rồng.[4] Trong một nghiên cứu năm 2012 về số nhân vật chết trong mỗi tập phim, Game of Thrones đứng ở vị trí thứ hai trong số 40 phim truyền hình Hoa Kỳ có nhiều nhân vật chết trong mỗi tập phim nhất (trung bình 14 nhân vật chết mỗi tập).[5][6]

Chủ đề

[sửa | sửa mã nguồn]

Loạt phim được ca ngợi vì miêu tả khá trung thực chủ nghĩa hiện thực Trung cổ.[7][8] Dù được đặt trong bối cảnh của một thế giới kỳ ảo với phép thuật và phù thủy, George R.R. Martin đã biến hóa câu truyện trở nên giống như một tiểu thuyết lịch sử, ông đặc biệt chú trọng vào các cuộc chiến, những âm mưu, các nhân vật và cả yếu tố tôn giáo.[9][10][11] Ông nhấn mạnh "nỗi kinh hoàng lớn nhất của nhân loại không phải đến từ những con quỷ hay Chúa tể Bóng tối gì, mà nó đến từ chính con người chúng ta".[12]

Một chủ đề phổ biến trong các tiểu thuyết kỳ ảo là cuộc chiến giữa cái thiệncái ác, nhưng tác giả khẳng định điều đó không phản ánh thế giới hiện thực[13]. Cũng giống như việc một người có thể làm cả việc tốt và xấu trong cuộc đời thực, Martin chú trọng vào việc khám phá sự chuộc lỗi và thay đổi trong mỗi nhân vật.[14] Không giống như những tiểu thuyết giả tưởng khác, bộ phim đã cho khán giả được hóa thân vào các nhân vật dựa trên góc nhìn của họ, để tử đó các nhân vật được cho là phản diện cũng có thể chia sẻ câu chuyện dưới quan điểm của họ.[15][16] Benioff đã nói "George đã đưa những thước đo tàn nhẫn của chủ nghĩa hiện thực vào một câu chuyện giả tưởng. Ông đã đưa những tông màu xám vào một vũ trụ vốn chỉ có đen và trắng".[17]

Trong những mùa đầu tiên, dưới ảnh hưởng từ những cuốn sách trong A Song of Ice and Fire , các nhân vật chính thường xuyên bị giết chết và điều này khiến cho bộ phim ngày càng gay cấn đối với người xem. Điều đó đồng nghĩa với việc bộ phim không hề thiên về một nhân vật chính phụ nhất định mà chỉ thể hiện là nhân vật trung tâm khiến cho bộ phim rất khó để đoán trước được tình tiết. Các cảnh khỏa thân,cảnh nóng trong phim cũng được dàn dựng thực tế không che giấu bất cứ điều gì làm bộ phim thể hiện một cách khách quan cốt truyện nhất có thể.[18][19][20][21][22] Chưa hết, loạt phim cũng được đánh giá là phản ánh tỷ lệ tử vong đáng kể trong các cuộc chiến.[23][24]

Nguồn cảm hứng và nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù mùa phim đầu tiên của bộ phim là sự phỏng theo câu chuyện một cách trung thành của cuốn tiểu thuyết, các mùa phim sau đó đã có sự thay đổi một số tình tiết hoặc nhân vật phụ. Các mùa 6, 7, 8 thì hoàn toàn không dựa trên tiểu thuyết (vì khi đó tiểu thuyết gốc mới chỉ được sáng tác tới hết mùa 5). Theo David Benioff miêu tả, "loạt phim như là sự phỏng theo cả bản đồ của George, ông đã bày ra cho chúng ta và đánh dấu những mốc quan trọng, nhưng chúng ta không nhất thiết phải theo mỗi điểm dừng trên đường đi".[25]

George R. R. Martin
George R. R. Martin, tác giả của A Song of Ice and Fire, là người đồng điều hành sản xuất. Ông viết một tập phim cho mỗi mùa trong bốn mùa phim đầu tiên.

Loạt tiểu thuyết và sự sửa đổi của họ là các khía cạnh mà họ dựa vào để dàn dựng nhân vật và cốt truyện trong các sự kiện trong lịch sử châu Âu.[26] Nguồn cảm hứng chính cho cuốn tiểu thuyết là Chiến tranh Hoa Hồng[27] (1455-1485), về cuộc chiến giữa hai gia tộc Lancaster và York, gợi nhớ tới hai gia tộc Lannister và Stark trong tiểu thuyết của Martin. Hầu hết lục địa Westeros là sự gợi nhớ về giới thượng lưu trung cổ Tây Âu, với những lâu đài và các giải đấu hiệp sĩ; các mưu đồ của nhân vật Cersei gợi về nhân vật Isabella, "nàng sói của nước Pháp" (1295-1358).[26] Isabella và gia đình của cô (đặc biệt là khi được miêu tả trong tiểu thuyết lịch sử của Maurice Druon, The Accursed Kings) đã truyền cảm hứng cho Martin.[28]

Các yếu tố lịch sử khác mà là nguồn cảm hứng cho Martin bao gồm Bức Tường của Hadrian (trở thành Trường Thành của nhà Stark), huyền thoại về Atlantis (trở thành Valyria cổ đại), hoả công Hy Lạp của đế chế Byzantine (trở thành "Hoang hỏa"), truyện cổ thuộc về đảo Iceland thời Viking (trở thành Quần đảo Sắt), các đoàn quân Mông Cổ (trở thành các Dothraki), chiến tranh trăm năm (1337-1453) và thời kỳ Phục hưng Ý (c. 1400-1500).[26] Sự nổi tiếng của loạt tiểu thuyết đã được cho là một phần nhờ vào kỹ năng của Martin ở sự pha trộn và luân chuyển các yếu tố lịch sử một cách liền mạch, đáng tin cậy.[26]

Diễn viên và nhân vật

[sửa | sửa mã nguồn]
Dàn diễn viên trong Game of Thrones tại sự kiện Comic-Con ở San Diego năm 2013

Game of Thrones có một dàn diễn viên được ước tính là lớn nhất trên truyền hình;[29] trong mùa phim thứ 3, 257 tên diễn viên được ghi nhận.[30] Trong năm 2014, hợp đồng của một số diễn viên đã được thương lượng lại để bao gồm thêm một mùa phim thứ 7, với điều khoản tiền thù lao được tăng lên. Trong các báo cáo chỉ ra rằng các diễn viên chính của bộ phim là những nghệ sĩ được trả lương cao nhất trên truyền hình cáp.[31] Các diễn viên chính được liệt kê phía dưới đây.[32]

Lãnh chúa Eddard "Ned" Stark (Sean Bean) là người đứng đầu Gia tộc Stark, người có những thành viên trong gia đình có liên quan trong nhất của dòng cốt truyện của bộ phim. Ông và vợ của ông, Catelyn Tully (Michelle Fairley), có năm người con: Robb Stark (Richard Madden), người con cả, tiếp theo là Sansa Stark (Sophie Turner), Arya Stark (Maisie Williams), Bran Stark (Isaac Hempstead-Wright) và người con út Rickon Stark (Art Parkinson). Con trai ngoài giá thú của Ned, Jon Snow (Kit Harington) và người bạn của anh, Samwell Tarly (John Bradley), phục vụ trong Đội tuần đêm dưới Lãnh chúa chỉ huy Jeor Mormont (James Cosmo). Những người du mục sống ở phía bắc của Tường Thành bao gồm chiến binh Tormund Giantsbane (Kristofer Hivju), Ygritte (Rose Leslie) và Gilly (Hannah Murray).[33]

Những người khác có liên quan với Gia tộc Stark bao gồm người được Ned bảo hộ, Theon Greyjoy (Alfie Allen), chư hầu của Nhà Stark Roose Bolton (Michael McElhatton) và đứa con hoang của ông ta, Ramsay Snow (Iwan Rheon). Robb đem lòng yêu thầy thuốc Talisa Maegyr (Oona Chaplin), và Arya kết bạn với người học rèn Gendry (Joe Dempsie) và sát thủ Jaqen H'ghar (Tom Wlaschiha). Người chiến binh cao lớn Brienne của xứ Tarth (Gwendoline Christie) phục vụ cho Catelyn và sau này là cho Sansa.[33]

Ở Vương Đô, người bạn của Ned và là nhà vua Robert Baratheon (Mark Addy) có một cuộc hôn nhân không tình yêu với Cersei Lannister (Lena Headey) – bà mang theo người em trai sinh đôi đồng thời là nhân tình của bà đến Vương Đô, Ngài Jaime Lannister (Nikolaj Coster-Waldau), với biệt hiệu Kẻ Sát Vương. Bà không ưa người em trai ruột của mình,người lùn Tyrion Lannister (Peter Dinklage), anh có cô nhân tình là Shae (Sibel Kekilli) và một người lính đánh thuê Bronn (Jerome Flynn). Cha của Cersei là Lãnh chúa Tywin Lannister (Charles Dance). Cersei cũng có hai người con trai: Joffrey (Jack Gleeson) và Tommen (Dean-Charles Chapman)Joffrey được bảo vệ bởi chiến binh có gương mặt sẹo, Sandor "the Hound" Clegane (Rory McCann).[33]

Tiểu hội đồng của nhà vua bao gồm các cố vấn: Bậc thầy của tiền bạc Lãnh chúa Petyr "Littlefinger" Baelish (Aidan Gillen) và Lãnh chúa thái giám Varys (Conleth Hill), người đứng đầu của một tổ chức gián điệp. Em trai của nhà vua, Stannis Baratheon (Stephen Dillane), được cố vấn bởi nữ tu sĩ ngoại tộc Melisandre (Carice van Houten) và người chiến binh, người từng là kẻ buôn lậu, Ngài Davos Seaworth (Liam Cunningham). Gia tộc Tyrell giàu có chủ yếu đại diện tại triều bởi Margaery Tyrell (Natalie Dormer). Chim sẻ tối cao (Jonathan Pryce) là lãnh đạo tôn giáo chính của thủ đô. Trong công quốc phía nam của xứ Dorne, Ellaria Sand (Indira Varma) tìm cách trả thù chống lại Nhà Lannisters.[33]

Phía bên kia vùng biển hẹp, anh em Viserys Targaryen (Harry Lloyd) và Daenerys Targaryen (Emilia Clarke) - những đứa con lưu vong của vị vua cuối cùng thuộc triều đại cầm quyền ban đầu, người bị lật đổ bởi Robert Baratheon - đang chạy trốn cho sinh mạng của họ và cố gắng giành lại ngai vàng. Daenerys đã được kết hôn với Khal Drogo (Jason Momoa), lãnh đạo của người du mục Dothraki. Đoàn tùy tùng của cô bao gồm hiệp sĩ bị lưu đày, Jorah Mormont (Iain Glen), trợ lý của cô, Missandei (Nathalie Emmanuel), tay lính đánh thuê, Daario Naharis (Ed Skrein trong mùa 3 và sau này là Michiel Huisman trong mùa 4 đến mùa 6), cùng với Grey Worm (Jacob Anderson), chỉ huy đội quân tinh nhuệ Unsullied của Daenerys.[33]

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Nina Gold and Robert Sterne là giám đốc casting chính của bộ phim.[34] Thông qua một quá trình thử giọng và bài đọc, các diễn viên chính đã được chọn lựa. Ngoại lệ duy nhất là Peter DinklageSean Bean, hai dễn viên mà nhà văn muốn ngay từ đầu; họ đã được công bố sẽ tham gia trong năm 2009.[35][36] Những diễn viên khác đã ký kết cho tập đầu tiên bao gồm Kit Harington vai Jon Snow, Jack Gleeson vai Joffrey Baratheon, Harry Lloyd vai Viserys Targaryen và Mark Addy vai Robert Baratheon.[36][37] Vai Daenerys Targaryen đã được dự kiến ​​sẽ dành cho nữ diễn viên Tamzin Merchant, nhưng sau này đã được thay thế bởi Emilia Clarke.[38] Vai Catelyn Stark cũng đã được thay đổi, với Michelle Fairley thay thế cho Jennifer Ehle.[39] Phần còn lại của dàn diễn viên mùa đầu tiên đều có mặt trong nửa thứ hai của năm 2009.[40]

Mặc dù nhiều người trong số các diễn viên của mùa phim đầu tiên đã được lên kế hoạch cho sự trở lại, các nhà sản xuất đã có một số lượng lớn các nhân vật mới để thử vai cho mùa thứ hai. Do đó, Benioff và Weiss hoãn sự ra đời của một số nhân vật chủ chốt và sáp nhập một số nhân vật khác nhau làm một hoặc chuyển giao một vài mạch truyện chuyển gaio một số các nhân vật khác nhau.[29]

Kế hoạch và lịch trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Benioff và Weiss có ý định phỏng theo toàn bộ, tuy vẫn chưa hoàn thiện, của loạt tiểu thuyết A Song of Ice and Fire cho bộ phim truyền hình. Sau khi Game of Thrones hoàn thành mùa 5, nó đã bắt đầu vượt quá các diễn biến của tiểu thuyết gốc. Trong mùa thứ 6 được sản xuất, bộ phim sẽ được phát triển dựa trên nội dung ban đầu và một phác thảo cốt truyện của tiểu thuyết trong tương lai bởi tác giả Martin.[41] Vào tháng 4 năm 2016, kế hoạch của các nhà làm phim là sản xuất tổng cộng 13 tập phim cho phần còn lại sau mùa thứ phim thứ 6. 7 tập trong mùa thứ 7 và 6 tập phim trong mùa thứ 8[42]. Cuối tháng đó, bộ phim chính thức được gia hạn cho mùa phim thứ 7 với 7 tập phim.[43][44] Năm 2016, 7 mùa đã được lên kế hoạch; 6 mùa đã được hoàn thành, tương ứng với tiểu thuyết với tốc độ khoảng 48 giây cho mỗi trang trong 3 mùa phim đầu tiên.[45]

Mùa phim Ngày gia hạn Thời gian quay phim Ngày lên sóng Ngày kết thúc Phỏng theo tập tiểu thuyết
Mùa 1 2 Tháng 3, 2010[46] Nửa cuối năm 2010 17 Tháng 4, 2011 19 Tháng 6, 2011 A Game of Thrones
Mùa 2 19 Tháng 4, 2011[47] Nửa cuối năm 2011 1 Tháng 4, 2012 3 Tháng 6, 2012 A Clash of Kings và một vài chương trong A Storm of Swords[48]
Mùa 3 10 Tháng 4, 2012[49] Tháng 7 – tháng 11 năm 2012 31 Tháng 4, 2013 9 Tháng 6, 2013 A Storm of Swords[50][51]
Mùa 4 2 Tháng 4, 2013[52] Tháng 7 - tháng 11 năm 2013 6 Tháng 4, 2014 15 Tháng 6, 2014 A Feast for CrowsA Dance with Dragons[53]
Mùa 5 8 Tháng 4, 2014[54] Tháng 7 - tháng 12 năm 2014 12 Tháng 4, 2015 14 Tháng 6, 2015 A Feast for Crows, A Dance with Dragons,[55][56]The Winds of Winter[57][58]
Mùa 6 8 Tháng 4, 2014[54] Tháng 7 - tháng 12 năm 2015 24 Tháng 4, 2016 26 Tháng 6, 2016 The Winds of Winter,[59][60] A Feast for CrowsA Dance with Dragons[61]
Mùa 7 21 Tháng 4, 2016[44] Tháng 8, 2016 – Tháng 2 2017 16 tháng 7 năm 2017 27 tháng 8 năm 2017 The Winds of WinterA Dream of Spring[60][60][62][63]
Mùa 8 30 Tháng 7, 2016 Tháng 10, 2017 – giữa 2018 14 tháng 4 năm 2019[64] 19 tháng 5 năm 2019[64]

Hai mùa đầu tiên chuyển thể theo từng cuốn tiểu thuyết. Đối với các mùa sau đó, các nhà làm phim thấy rằng Game of Thrones là một sự chuyển thể của A Song of Ice and Fire như một tổng thể chứ không phải là tiểu thuyết cá nhân;[65] điều đó cho phép họ thay đổi các sự kiện khác với tiểu thuyết, để đáp ứng yêu cầu theo sự phát triển của nội dung phim

Sự đón nhận và thành tựu

[sửa | sửa mã nguồn]

Người hâm mộ

[sửa | sửa mã nguồn]

A Song of Ice and FireGame of Thrones có một danh sách dài những cộng đồng người hâm mộ quốc tế. Năm 2012 Vulture.com liệt kê những người hâm mộ của bộ phim như những người hâm mộ cuồng nhiệt và trung thành nhất trong văn hóa đại chúng, nhiều hơn cả người hâm mộ của Lady Gaga, Justin Bieber, Harry Potter hay Star Wars.[66] Trong số những người hâm mộ cũng bao gồm cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama,[67][68] cựu Thủ tướng Anh David Cameron,[69] cựu Thủ tướng Úc Julia Gillard[70][71] và cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan Frans Timmermans, người đóng khung chính trị châu Âu trong một trích dẫn từ tiểu thuyết của Martin trong một bài phát biểu năm 2013.[72]

President Obama sits on the Iron Throne in the Oval Office of the White House, surrounded by other people
Hình ảnh được đăng tải bởi Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama (một người hâm mộ của bộ phim) ngồi trên Ngai Sắt trong phòng Bầu dục với vương miện của nhà vua trên đùi mình.

BBC News nói năm 2013 rằng "Niềm đam mê và sự tận tâm cùng cực của người hâm mộ" đã tạo ra một hiện tượng không giống như bất cứ điều gì liên quan đến những bộ phim truyền hình nổi tiếng khác.". Điều đó được thể hiện chính trong cộng đồng người hâm mộ,[73] các bậc cha mẹ đặt tên cho con cái của họ theo tên các nhân vật trong phim.[74] Năm trước, "Arya" là tên nữ có sự phổ biến tăng nhanh nhất ở Mỹ sau khi nó nhảy từ vị trí thứ 711 lên 413.[75]

Trong năm 2013, khoảng 58% người xem phim là nam giới và 42% phụ nữ và nam giới trung bình người xem là 41 tuổi.[76][77] Theo giám đốc quảng cáo SBS Broadcasting Group Helen Kellie, Game of Thrones có tốc độ tương tác với người hâm mộ rất cao; 5,5 phần trăm trong tổng số 2,9 triệu fan của bộ phim trên Facebook đã nói chuyện trực tuyến về loạt phim vào năm 2012, so với 1,8 phần trăm của hơn mười triệu người hâm mộ của.Loạt phim truyền hình này luôn đứng đầu những danh sách phim hay nhất mọi thời đại do bình chọn.Và nhũng năm gần đây bộ phim cũng là phim duy nhất có lượt người xem tăng dần theo từng mùa.Hiện tại tập phim giữ kỷ lục người xem cho đài HBO là tập cuối của phần 7 với 12.02 triệu người chỉ tính riêng xem trên truyền hình chưa kể lượng người xem trực tuyến trên các trang web.True Blood (một phim khác của HBO).[78]

Giải thưởng và đề cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Game of Thrones đã được đề cử cho 106 giải Primetime Emmy, thắng 38 giải.[79] Giữ kỷ lục Emmy cho phim truyền hình, theo sau là Frasier (nhận được 37 giải).[80]

Năm 2011, mùa phim đầu tiên nhận được 13 đề cử (bao gồm "Phim truyền hình xuất sắc"), và thắng giải "Nam diễn viên phụ xuất sắc trong phim truyền hình" (trao cho Peter Dinklage cho vai diễn Tyrion Lannister) và giải "Nhạc đề hay nhất". Các đề cử khác bao gồm "Chỉ đạo xuất sắc" ("Winter Is Coming") và "Kịch bản xuất sắc" ("Baelor").[79] Dinklage cũng được vinh danh "Diễn viên phụ xuất sắc" tại các lễ trao giải Golden Globe, SatelliteScream.[81][82][83] Năm 2012, mùa phim thứ hai nhận 6 giải Creative Arts Emmy trong 11 đề cử, bao gồm "Phim truyền hình xuất sắc" và giải "Nam diễn viên phụ xuất sắc trong phim truyền hình".[79]

Số lượt xem

[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa đầu tiên của bộ phim thu hút trung bình 2,5 triệu lượt xem trong mỗi buổi tối chủ nhật và đạt trung bình (bao gồm cả xem lại và xem theo yêu cầu) 9,3 triệu lượt xem mỗi tập.[84] Trong mùa thứ hai, series có trung bình 11,6 triệu lượt xem mỗi tập.[85] Mùa thứ ba ghi nhận 14,2 triệu lượt xem trung bình mỗi tập, giúp cho Game of Thrones trở thành series có lượt xem cao thứ hai trong lịch sử của HBO (sau The Sopranos).[86][87] Đến mùa thứ tư, HBO cho biết lượt khán giả trung bình là 18,4 triệu (sau đó còn tăng lên thành 18,6 triệu), vượt qua kỷ lục của The Sopranos.[88][89]

Vào mùa thứ sáu, lượt xem trung bình đã lên tới con số là trên 25 triệu, với gần 40 phần trăm khán giả xem trên nền tảng kỹ thuật số của HBO.[90] Năm 2016, một nghiên cứu của tờ New York Times đối với chương trình truyền hình 50 TV có số lượt Like của Facebook cao nhất đã cho biết rằng Game of Thrones "nổi tiếng hơn rất nhiều ở thành thị so với khu vực nông thôn, có lẽ đây là chương trình truyền hình duy nhất có zombie làm được điều này".[91] Tới mùa thứ bảy, lượng người xem trung bình đạt 32.8 triệu mỗi tập trên mọi nền tảng.[92][93]

Series đã đạt được kỷ lục về kênh truyền hình trả phí tại Vương Quốc Anh (với việc đạt trên 5 triệu lượt xem trên mọi nền tảng vào năm 2016)[94] và Australia (với trung bình 1,2 triệu lượt xem mỗi tập).[95]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hibberd, James (ngày 2 tháng 6 năm 2017). “Game of Thrones: HBO clarifies prequels, final seasons plan”. Entertainment Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ Martin, George R. R. (ngày 18 tháng 1 năm 2007). “HBO options Ice & Fire”. GeorgeRRMartin.com. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2013.
  3. ^ Martin, George R. R. (ngày 16 tháng 7 năm 2010). “From HBO”. Not a Blog. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013.
  4. ^ Kachka, Boris (ngày 18 tháng 5 năm 2008). “Dungeon Master: David Benioff”. New York. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2013.
  5. ^ O'Connell, Michael (ngày 22 tháng 5 năm 2012). 'Game of Thrones' Topped by 'Spartacus: Vengeance' as TV's Deadliest Series”. The Hollywood Reporter. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2012.
  6. ^ “2011 Fall TV Body Count Study Results: Summary, Background & Methodology”. Funeralwise. ngày 21 tháng 5 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2012.
  7. ^ “The Guardian. Archived from the original on ngày 20 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2014”.
  8. ^ “The New York Times. Archived from the original on ngày 28 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2016”.
  9. ^ “January Magazine. Archived from the original on ngày 4 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2016”.
  10. ^ “The New York Times. Archived from the original on ngày 2 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2016”.
  11. ^ “Orion. p. 7. ISBN 978-1-4732-1040-0. Archived from the original on ngày 6 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2016”.
  12. ^ “The New York Times. Đã lưu trữ từ bản gốc vào ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy lục ngày 4 tháng 5 năm 2014”.
  13. ^ Gevers, Nick (tháng 12 năm 2000). “Sunsets of High Renown – An Interview with George R. R. Martin”. Infinity Plus. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2016.
  14. ^ “ngày 11 tháng 6 năm 2011. Archived from the original on ngày 2 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2016”.
  15. ^ “Orion. P. 7. ISBN 978-1-4732-1040-0. Đã lưu trữ từ bản gốc vào ngày 6 tháng 11 năm 2016. Truy lục ngày 6 tháng 11 năm 2016”.
  16. ^ “CNN. Archived from the original on ngày 4 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2016”.
  17. ^ “Orion. p. 7. ISBN 978-1-4732-1040-0. Archived from the original on ngày 6 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2016”.
  18. ^ “. Orion. p. 7. ISBN 978-1-4732-1040-0. Archived from the original on ngày 6 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2016”.
  19. ^ “ngày 26 tháng 5 năm 2016. Archived from the original on ngày 26 tháng 5 năm 2016”.
  20. ^ “The Guardian. Archived from the original on ngày 26 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2017”.
  21. ^ “Vox. Archived from the original on ngày 17 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2017”.
  22. ^ “The Independent. Archived from the original on ngày 24 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2017”.
  23. ^ “Entertainment Weekly. Archived from the original on ngày 4 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2016”.
  24. ^ “. Universitas. Archived from the original on ngày 20 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017”.
  25. ^ Hibberd, James (ngày 17 tháng 3 năm 2015). “Game of Thrones showrunners answer burning season 5 questions”. Entertainment Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2015.
  26. ^ a b c d Holland, Tom (ngày 24 tháng 3 năm 2013). “Game of Thrones is more brutally realistic than most historical novels”. The Guardian. London. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2013.
  27. ^ Orr, David (ngày 12 tháng 8 năm 2011). “Dragons Ascendant: George R. R. Martin and the Rise of Fantasy”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2013. Martin's books are essentially the War of the Roses with magic
  28. ^ Milne, Ben (ngày 4 tháng 4 năm 2014). “Game of Thrones: The cult French novel that inspired George RR Martin”. BBC News Magazine. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2014.
  29. ^ a b Hibberd, James (ngày 29 tháng 5 năm 2012). 'Game of Thrones' scoop: Season 3 character list revealed – EXCLUSIVE”. Entertainment Weekly. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2016.
  30. ^ “Season 3: by the Numbers”. Making Game of Thrones. ngày 2 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2012.
  31. ^ Belloni, Matthew; Goldberg, Lesley (ngày 30 tháng 10 năm 2014). 'Game of Thrones' Cast Signs for Season 7 with Big Raises”. The Hollywood Reporter. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2014.
  32. ^ “More Details on the Return of Game of Thrones (Thông cáo báo chí). HBO (via ComingSoon.net). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2013.
  33. ^ a b c d e “Game of Thrones: Cast”. HBO. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2015.
  34. ^ Barraclough, Leo (ngày 15 tháng 4 năm 2016). 'Game of Thrones' Casting Director Nina Gold to Receive BAFTA Award”. Variety. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2016.
  35. ^ Andreeva, Nellie (ngày 5 tháng 5 năm 2009). “Two will play HBO's 'Game'. The Hollywood Reporter. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2009.
  36. ^ a b Kit, Borys; Andreeva, Nellie (ngày 19 tháng 7 năm 2009). “Sean Bean ascends to "Game of Thrones". Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2009.
  37. ^ Martin, George R. R. (ngày 19 tháng 7 năm 2009). “A Casting We Will Go”. Not A Blog. LiveJournal. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2009.
  38. ^ Ryan, Maureen (ngày 21 tháng 5 năm 2010). “Exclusive: 'Game of Thrones' recasts noble role”. Chicago Tribune. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2013.
  39. ^ Martin, George R. R. (ngày 21 tháng 5 năm 2010). “A New Daenerys”. Not A Blog. LiveJournal. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2013.
  40. ^ Ryan, Maureen (ngày 13 tháng 10 năm 2009). “The 'Games' afoot: HBO's 'Game of Thrones' gears up”. Chicago Tribune. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2016.
  41. ^ Robinson, Joanna (ngày 22 tháng 3 năm 2015). “Game of Thrones Creators Confirm the Show Will Spoil the Books”. Vanity Fair. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2015.
  42. ^ Birnbaum, Debra (ngày 14 tháng 4 năm 2016). 'Game of Thrones' Creators Mull Shorter Final Seasons (EXCLUSIVE)”. Variety. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2016.
  43. ^ Hibberd, James (ngày 18 tháng 7 năm 2016). “Game of Thrones: HBO announces summer return, 7 episodes”. Entertainment Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2016.
  44. ^ a b Andreeva, Nellie (ngày 21 tháng 4 năm 2016). 'Game Of Thrones' Picked Up For Season 7, 'Veep' & 'Silicon Valley' Also Renewed By HBO”. Deadline. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2016.
  45. ^ Scott, Patrick (ngày 6 tháng 4 năm 2014). “Game of Thrones: how does the TV series compare to the books?”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2014.
  46. ^ Ryan, Maureen (ngày 2 tháng 3 năm 2010). “HBO picks up 'Game of Thrones'; first picture, cast list”. Chicago Tribune. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2012.
  47. ^ Hibberd, James (ngày 19 tháng 4 năm 2011). “HBO renews 'Game of Thrones' for second season!”. Entertainment Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2015.
  48. ^ Anders, Charlie Jane (ngày 5 tháng 6 năm 2012). “10 Best Changes Game of Thrones Made to A Clash of Kings. Gizmodo. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2016.
  49. ^ O'Connell, Michael (ngày 10 tháng 4 năm 2012). 'Game of Thrones' Renewed for Season 3”. The Hollywood Reporter. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2015.
  50. ^ Hibberd, James (ngày 30 tháng 3 năm 2012). 'Game of Thrones' showrunners on season 2, splitting Book 3 and their hope for a 70-hour epic”. Entertainment Weekly. tr. 3. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  51. ^ Schwartz, Terri (ngày 12 tháng 5 năm 2014). 'Game of Thrones' Season 4: Writer Bryan Cogman breaks down Tyrion's trial, book deviations and that White Walker scene”. Zap2it. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2015.
  52. ^ Hibberd, James (ngày 2 tháng 4 năm 2013). 'Game of Thrones' renewed for season 4”. Entertainment Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2013.
  53. ^ Vineyard, Jennifer (ngày 11 tháng 6 năm 2013). “What Will Happen in Season 4 of Game of Thrones?”. Vulture. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  54. ^ a b Goldman, Eric (ngày 8 tháng 4 năm 2014). “Game of Thrones Renewed for Season 5 and Season 6”. IGN. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2014.
  55. ^ “Game of Thrones Season 5: Inside the Episode #9 (HBO)”. YouTube. ngày 7 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2015.
  56. ^ Hibberd, James (ngày 18 tháng 6 năm 2014). 'Game of Thrones' showrunners talk season 5: 'There will be Dorne'. Entertainment Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2014.
  57. ^ Kain, Erik (ngày 12 tháng 4 năm 2015). “Why Season 5 Of 'Game Of Thrones' Is The Most Important Yet For HBO”. Forbes. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2015.
  58. ^ “Game of Thrones Episodes: EP510: Mother's Mercy”. Westeros.org. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2015.
  59. ^ Noble, Matt (ngày 18 tháng 8 năm 2015). 'Game of Thrones' director Jeremy Podeswa dishes Jon Snow death, teases season six (Exclusive Video)”. GoldDerby. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2015.
  60. ^ a b c Hibberd, James (ngày 24 tháng 5 năm 2016). “George R. R. Martin revealed 3 huge shocks to Game of Thrones producers”. Entertainment Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2016.
  61. ^ Vineyard, Jennifer (ngày 5 tháng 5 năm 2016). “Why It's a Misconception That Game of Thrones Has Gone 'Off-Book'. Vulture. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2016.
  62. ^ Hibberd, James (ngày 30 tháng 7 năm 2016). “Game of Thrones: HBO confirms season 8 will be last”. Entertainment Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2017.
  63. ^ Shepherd, Jack (ngày 23 tháng 10 năm 2017). “Game of Thrones season 8 filming looks to be underway as cast members spotted in Belfast”. Independent.co.uk. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2017.
  64. ^ a b “Game of Thrones Will Return in 2019”. HBO. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2018.
  65. ^ Collins, Sean T. (ngày 20 tháng 3 năm 2013). “Q&A: 'Game of Thrones' Insider Bryan Cogman on the Biggest Season Yet”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2013.
  66. ^ “The 25 Most Devoted Fan Bases”. Vulture. ngày 15 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2012.
  67. ^ Shear, Michael (ngày 29 tháng 12 năm 2013). “Obama's TV Picks”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2013.
  68. ^ Ghahremani, Tanya (ngày 30 tháng 12 năm 2013). “President Obama 'Really Likes' Game of Thrones, In Case You Were Wondering”. Complex. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2016.
  69. ^ Armstrong, Victoria (ngày 7 tháng 4 năm 2015). “David Cameron admits he is a 'Throney' and 'huge fan' on Game of Thrones studio tour”. Daily Express. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2015.
  70. ^ Taylor, Lenore (ngày 30 tháng 5 năm 2013). “Julia Gillard reveals Game of Thrones addiction”. The Guardian. London. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2013.
  71. ^ Gillard, Julia (ngày 7 tháng 4 năm 2014). “Game of Thrones has parallels with my time as Australian prime minister”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014.
  72. ^ Kirkup, James (ngày 30 tháng 5 năm 2013). “Winter is coming: politics and Game of Thrones”. The Daily Telegraph. London. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2013.[liên kết hỏng]
  73. ^ Templeton, Molly (ngày 16 tháng 6 năm 2013). “The best (and the weirdest) of "Game of Thrones" fanfiction”. Salon. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2013.
  74. ^ de Castella, Tom (ngày 22 tháng 3 năm 2013). “Game of Thrones: Why does it inspire such devotion among fans?”. BBC News Magazine. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2013.
  75. ^ Carlson, Adam (ngày 10 tháng 5 năm 2013). 'Game of Thrones' domination is nearly complete: 'Arya' is the fastest-rising name for baby girls”. Entertainment Weekly. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2013.
  76. ^ Hibberd, James (ngày 31 tháng 3 năm 2013). “HBO: 'Game of Thrones' piracy is a compliment”. Entertainment Weekly. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2016.
  77. ^ Watercutter, Angela (ngày 3 tháng 6 năm 2013). “Yes, Women Really Do Like Game of Thrones (We Have Proof)”. Wired. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2013.
  78. ^ Kellie, Helen (ngày 26 tháng 10 năm 2012). “Social is coming of age in the marketing mix – a TV perspective”. Marketing magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2012.
  79. ^ a b c “Game of Thrones”. Emmys.com. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2016.
  80. ^ Dockterman, Eliana (ngày 18 tháng 9 năm 2016). “Game of Thrones Now Has the Most Emmy Wins Ever”. Time. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2016.
  81. ^ “Golden Globes 2012: The Winners List”. The Hollywood Reporter. ngày 15 tháng 1 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2016.
  82. ^ West, Kelly (ngày 19 tháng 6 năm 2011). “The 2011 Scream Awards Winners: Vampires, Wizards And Swans”. Cinemablend. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2016.
  83. ^ “2011 Winners”. International Press Academy. ngày 19 tháng 6 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2016.
  84. ^ Thomas, June (ngày 29 tháng 3 năm 2012). “How Much Gold Is Game of Thrones Worth”. Slate. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2014.
  85. ^ “HBO Renews 'Game of Thrones' for Fourth Season” (Thông cáo báo chí). HBO. ngày 2 tháng 4 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2014.
  86. ^ Ritter, Dan (ngày 7 tháng 8 năm 2013). “Game of Thrones is Time Warner's Cash Cow”. Wall Street Cheat Sheet. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2013.
  87. ^ Adalian, Josef (ngày 8 tháng 6 năm 2013). “For HBO, Game of Thrones Ratings Second Only to The Sopranos”. Vulture. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2013.
  88. ^ Fienberg, Daniel (ngày 5 tháng 6 năm 2014). 'Game of Thrones' has become more popular than 'The Sopranos' sorta kinda”. HitFix. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2019.
  89. ^ Sinha-Roy, Piya (ngày 16 tháng 6 năm 2014). 'Game of Thrones' draws 7.1 million viewers for blood-filled finale”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2014.
  90. ^ Shepherd, Jack (ngày 19 tháng 7 năm 2016). “Game of Thrones season 6 ratings: Show brought in 25.1 million viewers on average per episode”. The Independent. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2016.
  91. ^ Katz, Josh (ngày 27 tháng 12 năm 2016). 'Duck Dynasty' vs. 'Modern Family': 50 Maps of the U.S. Cultural Divide”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2016.
  92. ^ Koblin, John (ngày 28 tháng 8 năm 2017). 'Game of Thrones' Finale Sets Ratings Record”. The New York Times.
  93. ^ 'Game of Thrones' Season 8 Debut Breaks HBO Rating Records”. Time. ngày 15 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2019.
  94. ^ Plunkett, John (ngày 6 tháng 7 năm 2016). “Game of Thrones most popular Sky series ever with 5m viewers”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2016.
  95. ^ Idato, Michael (ngày 29 tháng 6 năm 2016). “Game of Thrones season six finale sets Australian audience record for Foxtel”. The Sydney Morning Herald. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Câu hỏi hiện sinh được giải đáp qua
Câu hỏi hiện sinh được giải đáp qua "SOUL" như thế nào
Dù nỗ lực đến một lúc nào đó có lẽ khi chúng ta nhận ra cuộc sống là gì thì niềm tiếc nuối bao giờ cũng nhiều hơn sự hài lòng.
Hẹn hò qua dating app - làm gì sau buổi first date
Hẹn hò qua dating app - làm gì sau buổi first date
Việc chúng ta cần làm ngay lập tức sau first date chính là xem xét lại phản ứng, tâm lý của đối phương để từ đó có sự chuẩn bị phù hợp, hoặc là từ bỏ
Nhân vật Araragi Koyomi - Monogatari Series
Nhân vật Araragi Koyomi - Monogatari Series
Araragi Koyomi (阿良々木 暦, Araragi Koyomi) là nam chính của series Monogatari.
Thay đổi lối sống với buổi sáng chuẩn khoa học
Thay đổi lối sống với buổi sáng chuẩn khoa học
Mình thuộc tuýp người làm việc tập trung vào ban đêm. Mình cũng thích được nhâm nhi một thứ thức uống ngọt lành mỗi khi làm việc hay học tập