Trương Giản Chi

Trương Giản Chi
張柬之
Hán Dương quận công
Tên khácHán Dương quận vương
Tên chữMạnh Tương (孟将)
Thụy hiệuVăn Trinh quận công (文貞郡公)
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
625
Nơi sinh
Tương Dương, Tương Châu
Quê quán
Tương Dương
Mất
Thụy hiệu
Văn Trinh quận công (文貞郡公)
Ngày mất
706
An nghỉTương Dương
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Zhang Xuanbi
Hậu duệ
Zhang Yi, Zhang Yi, Zhang Qi, Zhang Mou
Chức quanTể tướng nhà Đường
Tước hiệuHán Dương quận công (漢陽郡公)
Nghề nghiệpnhà thơ, chính khách
Quốc tịchnhà Đường
Thời kỳNhà Đường (Đường Cao Tông, Đường Trung Tông, Đường Duệ Tông), Võ Chu, Đường Trung Tông (lần 2)
Phồn thể張柬之
Giản thể张柬之

Trương Giản Chi (tiếng Trung: 張柬之, 625 - 706) là một đại thần nhà Đường cũng như triều đại Võ Chu do Võ Tắc Thiên lập ra. Ông được một vị quan có tiếng là Địch Nhân Kiệt tiến cử. Sau khi Địch Nhân Kiệt mất vào năm 700, ông là một trong những người giữ chức quan cao nhất trong triều - tể tướng. Tháng 2 năm 705 ông lãnh đạo cuộc đảo chính giết hai anh em họ Trương được Võ hậu sủng ái là Trương Dịch ChiTrương Xương Tông, buộc Võ hậu truyền ngôi cho con trai Lý Hiển. Ông mất vào năm 706, một năm sau cuộc đảo chính.

Thăng tiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Địch Nhân Kiệt và Trương Giản Chi vốn là bạn thân thời còn nhỏ. Trong suốt cuộc đời mình, Địch Nhân Kiệt luôn nghĩ cho xã tắc vì vậy ông rất muốn lật đổ nhà Võ Chu. Khi ông đã già và cảm thấy mình sống không còn được bao lâu nữa, ông cần phải có những người tâm phúc.

Người đầu tiên ông nghĩ tới là Trương Giản Chi, một bạn thân từ hồi còn nhỏ. Hiện thời Giản Chi chỉ giữ một chức quan nhỏ. Nhân Kiệt biết rõ Giản Chi là người thâm trầm, ít nói, nhưng tài ba xuất chúng. Hai người có chung một ý nguyện khôi phục nhà Đường. Một ngày kia Võ Hậu bảo Nhân Kiệt tìm một người có khả năng để giữ một nhiệm vụ quan trọng. Nhân Kiệt hỏi: - Tâu Bệ Hạ, người đó phải như thế nào? - Y phải tài ba hơn người, nghĩa là phải nghĩ và hành động trước người khác. - Nhiệm vụ của người đó là gì, tâu Bệ Hạ? - Y phải văn võ kiêm toàn, vừa có thể điều khiển việc triều chính, vừa có thể làm Nguyên soái nơi trận mạc. - Vậy thì không ai bằng Trương Giản Chi. Không hiểu Võ Hậu nghĩ sao, bà hạ lệnh cho Giản Chi về giữ chức Trưởng quan tại một quận thuộc Kinh đô. Tuy chức vụ này quan trọng nhưng chưa được như lời Võ Hậu nói. Có lẽ bà muốn thử tài Giản Chi. Một ngày khác Võ Hậu lại bảo Nhân Kiệt tìm người tài giỏi để trọng dụng. Nhân Kiệt nói: - Hạ thần đã tiến cử Giản Chi rồi mà. - Trẫm đã dùng y rồi. - Không phải như vậy. Thần tiến cử y làm Thừa tướng chứ không phải làm một chức quan nhỏ như vậy. Võ Hậu phong Giản Chi làm Phó thượng thư bộ Hình. Thế là ông trở thành nhân vật quan trọng.

Diễn biến cuộc đảo chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 2 năm 705, tể tướng Trương Giản Chi dẫn 500 quân tiến đánh vào hoàng cung, giết hai anh em họ Trương và buộc Võ hậu truyền ngôi cho thái tử Lý Hiển lên ngôi lần thứ hai.

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa xuân năm 706, ông và các quan đại thần gồm: Thôi Huyền Vĩ, Hoàn Ngạn Phạm, Viên Thứ Kỉ, Kính Huy bị Vi hoàng hậu gièm pha và đẩy họ ra châu xa. Tháng 7 năm 706, ông và 4 quan đại thần kia bị Vi hậu và Võ Tam Tư sai Chu Lợi Trinh giết hại.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lời nguyền bất hạnh của những đứa trẻ ngoan
Lời nguyền bất hạnh của những đứa trẻ ngoan
Mình là một đứa trẻ ngoan, và mình là một kẻ bất hạnh
[Vietsub+Kara][PV+Perf] Niji - Suda Masaki
[Vietsub+Kara][PV+Perf] Niji - Suda Masaki
“Niji” có nghĩa là cầu vồng, bài hát như một lời tỏ tình ngọt ngào của một chàng trai dành cho người con gái
Gải mã các khái niệm cơ bản xoay quanh Jujutsu Kaisen - Chú thuật hồi chiến
Gải mã các khái niệm cơ bản xoay quanh Jujutsu Kaisen - Chú thuật hồi chiến
Điểm qua và giải mã các khái niệm về giới thuật sư một cách đơn giản nhất để mọi người không còn cảm thấy gượng gạo khi tiếp cận bộ truyện
Vài trò của Hajime Kashimo sau Tử diệt hồi du
Vài trò của Hajime Kashimo sau Tử diệt hồi du
Hajime Kashimo là một chú thuật sư từ 400 năm trước, với sức mạnh phi thường của mình, ông cảm thấy nhàm chán