Trường Đại học Hải Phòng

Trường Đại học Hải Phòng
Phù hiệu trường
Địa chỉ
Map
171 Phan Đăng Lưu, Kiến An, Hải Phòng, Việt Nam
,
Thông tin
Tên khácTrường Đại học Tại Chức Hải Phòng, Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng, THP
LoạiĐại học Công lập
Thành lập22 tháng 7 năm 1959; 65 năm trước (1959-07-22)
Hiệu trưởngBùi Xuân Hải
Nhân viên749 cán bộ giảng viên và nhân viên
Khuôn viên28,78 ha
Websitewww.dhhp.edu.vn
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngNguyễn Thị Thanh Nhàn Trần Quốc Tuấn

Trường Đại học Hải Phòng (tiếng Anh: Haiphong University), được thành lập tại Hải Phòng năm 1959 với tên cũ là Phân hiệu Trường Đại học Tại chức Hải Phòng. Năm 2000, Trường Đại học Tại chức Hải Phòng sáp nhập với một số cơ sở đào tạo chuyên nghiệp khác của Hải Phòng thành Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng. Ngày 9 tháng 4 năm 2004, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 60/2004/QĐ-TTg, đổi tên Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng thành Trường Đại học Hải Phòng.

Quá trình hình thành và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Hải Phòng ngày nay là sự hợp thành từ nhiều trường trong hệ thống các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng ở Hải Phòng mà đơn vị tiền thân đầu tiên là Trường Sư phạm trung cấp Hải Phòng được thành lập theo Nghị định số 359-NĐ, ngày 22 tháng 7 năm 1959 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục về việc thành lập các trường sư phạm trung cấp ở các tỉnh, liên tỉnh. Trường Sư phạm trung cấp Hải Phòng có nhiệm vụ đào tạo giáo viên cấp 2 cho các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và Kiến An (nay là thành phố Hải Phòng), Hồng Quảng và Hải Ninh (nay là tỉnh Quảng Ninh).

Sau khi thành lập, nhà trường đã tập trung làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phổ thông, góp phần tích cực cho quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục ở các địa phương trong những năm đầu của công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và kháng chiến chống đế quốc Mỹ, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Hệ thống các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở Hải Phòng đã hình thành từ các trường đào tạo và bồi dưỡng sư phạm theo các cấp học từ bậc sơ cấp, trung cấp, 10+1, 10+2, 10+3 tới cao đẳng. Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập trường Đại học Sư phạm Hải Phòng trên cơ sở sáp nhập Trường Cao đẳng sư phạm Hải Phòng, Trường Đại học tại chức Hải Phòng, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và Bồi dưỡng giáo viên Hải Phòng và Trung tâm Ngoại ngữ Hải Phòng. Ngày 09 tháng 4 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 60/2004/QĐ-TTg đổi tên Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng thành Trường Đại học Hải Phòng.

Các ngành đào tạo bậc Đại học, Cao đẳng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học

[sửa | sửa mã nguồn]

Sư phạm

  • Toán (THPT) - 101
  • Toán - Lý (THCS) - 102
  • Vật lý (THPT) - 103
  • Hóa học (THPT) - 104
  • Ngữ văn (THCS)- 601
  • Địa lý - 602
  • Tiếng Anh - 701
  • Giáo dục Tiểu học - 901
  • Giáo dục thể chất - 902
  • Giáo dục mầm non - 904
  • Giáo dục Chính trị - 905
  • Sư phạm Âm nhạc - 906

Kỹ thuật

  • Công nghệ Chế tạo máy (đào tạo kỹ sư Cơ khí chế tạo) - Mã ngành: 7510202;
  • Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử (đào tạo kỹ sư Cơ điện tử)- Mã ngành: 7510203;
  • Công nghệ kỹ thuật Xây dựng (đào tạo kỹ sư Xây dựng dân dụng và công nghiệp) - Mã ngành: 7510103;
  • Công nghệ Kỹ thuật điện dân dụng và công nghiệp;
  • Công nghệ Kỹ thuật tự động hóa - 156;
  • Kiến trúc (đào tạo Kiến trúc sư) - Mã ngành: 7580101;
  • Tin học - 152
  • Toán - Tin ứng dụng - 154
  • Nông học - 351
  • Nuôi trồng thủy sản - 352
  • Chăn nuôi - Thú y - 353
  • Toán học - 151

Kinh tế - Quản trị kinh doanh

  • Quản trị kinh doanh (Quản trị kinh doanh, Quản trị tài chính kế toán, Marketing) - 451
  • Kế toán - 452
  • Kinh tế (Kinh tế ngoại thương, Kinh tế vận tải và dịch vụ, Quản lý kinh tế, Kinh tế xây dựng) - 453
  • Tài chính - Ngân hàng - 454

Ngôn ngữ

  • Tiếng Anh - 761
  • Tiếng Trung- 764

Văn hóa - Xã hội

  • Văn học - 651
  • Việt Nam học - 653
  • Công tác xã hội - 654

DU LỊCH

- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Cao đẳng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sư phạm

  • Lý - Hóa - C65
  • Sinh- Địa
  • Văn - Công tác đội - C67
  • Mỹ thuật- C70

Ngoài sư phạm

  • Kế toán - C72
  • Quản trị kinh doanh - C73
  • Quản trị văn phòng - C74
  • Tài chính ngân hàng
  • CĐ Kinh tế

Chất lượng đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội ngũ giảng viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến tháng 10 năm 2017, trường có 462 giảng viên. Trong đó có 5 phó giáo sư,68 tiến sĩ, 321 thạc sĩ và 70 giảng viên có trình độ đại học.[1]

Chất lượng đầu ra thực tế

[sửa | sửa mã nguồn]
Chất lượng đầu ra thực tế tính theo các ngành có thời gian tốt nghiệp vào năm 2016
Cấp bậc đào tạo Số lượng nhập học Số lượng tốt nghiệp đúng hạn Tỷ lệ tốt nghiệp loại xuất sắc Số lượng tốt nghiệp loại giỏi Tỉ lệ có việc làm sau khi ra trường 1 năm
Đại học 3540 3026 1,54% 3,6% 86%
Thạc sĩ (Cao học) 105 101 10% 36% 100%

* Tỉ lệ sinh viên có việc làm trong vòng một năm sau khi ra trường đã bao gồm số lượng người ra trường có khởi nghiệp thành lập doanh nghiệp, không bao gồm ngộ nhận khởi nghiệp như đa cấp.[2]

* Thống kê không dành cho bậc đào tạo thấp như cao đẳng với trung cấp, nên không thể nội suy chất lượng đào tạo ở hai hệ đào tạo này.

Cơ sở vật chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Hải Phòng gồm có 3 cơ sở, cơ sở trung tâm đặt tại quận Kiến An, 2 cơ sở khác đặt tại quận Ngô Quyền.

1. Số 171 đường Phan Đăng Lưu, Quận Kiến An, Hải Phòng: Cơ sở trung tâm. Đây là khu vực gồm văn phòng nhà trường: Ban giám hiệu, các phòng, ban, trạm, văn phòng các khoa khoa học cơ bản, các khoa sư phạm, ngoại ngữ, giảng đường, thư viện trung tâm và ký túc xá sinh viên. Diện tích quy hoạch 28 ha.

2. Số 246A đường Đà Nẵng, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng: Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ Trường Đại học Hải Phòng.

3. Số 49 đường Trần Phú, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng: Trung tâm đào tạo ngoại ngữ Trường Đại học Hải Phòng.

Trường Đại học Hải Phòng có tổng diện tích phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hội họp là hơn 28,76 ha. Trường có hơn 263 giảng đường, phòng học, hội trường lớn và hệ thống phòng hội thảo; gần 35 phòng thí nghiệm và phòng thực hành. Các hệ thống cơ sở vật chất phục vụ bộ môn giáo dục thể chất và phong trào thể thao của sinh viên đầy đủ và hiện đại với 1 sân bóng, 1 nhà thi đấu đa năng,... Trường có một khu ký túc xá với 150 phòng, đủ khả năng đáp ứng chỗ ở cho khoảng trên 1500 sinh viên, và 1 trung tâm y tế.

Các Khoa, Viện, Phòng ban, Trạm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 14 Khoa: Khoa Điện - Cơ, Khoa Toán, Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Du lịch, Khoa Khoa học Tự nhiên, Khoa Ngữ Văn Và Địa Lý, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Thể dục - Thể thao, Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non, Khoa Lý luận Chính trị, Khoa Tâm lý - Giáo dục học; Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Khoa Kế toán - Tài chính, Khoa Xây dựng.[3]
  • 01 Viện: Viện Đào tạo và Nghiên cứu phát triển sinh-nông. Đến tháng 8 năm 2014 đổi tên thành Viện Sinh Nông.
  • 5 Trung tâm: Trung tâm Thông tin thư viện, Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh sinh viên, Trung tâm Đào tạo Thường xuyên.
  • 11 Phòng, Ban: Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Đào tạo, Phòng Khoa học Công nghệ, Phòng Quản lý sau đại học, Phòng Hợp tác quốc tế, Phòng Hành chính - Quản trị, Phòng Kế hoạch Tài chính, Phòng Công tác học sinh - sinh viên, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Phòng Thanh tra - Pháp chế, Ban Quản lý dự án xây dựng.
  • 3 Trường thực hành sư phạm: Trường Mầm non Thực hành, Trường Tiểu học Thực hành, Trường PT Phan Đăng Lưu.

Danh sách hiệu trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Hiệu trưởng Thời gian Chức vụ cao nhất
1 TS. Ngô Đăng Duyên 2000 Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng
2 Anh Hùng Lao động - Nhà Giáo Nhân dân - GS,TS. Vương Toàn Thuyên 2003 Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng
3 Nhà Giáo Ưu Tú - PGS.TS. Phạm Văn Cương 2011 Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng
4 PGS.TS Nguyễn Thị Hiên 2018 1/2012 -> 7/2018: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng

7/2018 -> 6/2020: Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng

5 PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam 2021 2/2020 -> 6/2020: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng

6/2020 -> 4/2021: Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Hải Phòng

4/2021 -> 7/2023: Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng

6 PGS.TS Bùi Xuân Hải 2023 8/2023 -> nay: Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng

Hội đồng trường

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch:

  • Nguyễn Thị Hiên (Bí thư Đảng ủy)

Ban Giám hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệu trưởng:

  • PGS.TS. Bùi Xuân Hải

Các Phó Hiệu trưởng:

  • TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn
  • TS. Trần Quốc Tuấn

Các lãnh đạo phòng ban

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ: TS. Vũ Đức Văn
  • Phụ trách phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế: ThS. Khoa Việt Cường
  • Trưởng phòng đào tạo: TS. Trần Văn Trọng
  • Trưởng phòng đào tạo sau đại học: TS. Nguyễn Văn Quyền
  • Trưởng phòng Quản lý khoa học: PGS. TS. Bùi Bà Khiêm
  • Trưởng phòng Chính trị - Học sinh, Sinh viên: TS. Phạm Đức Cường
  • Trưởng phòng Thanh tra-Pháp chế: ThS. Đỗ Thị Ngọc Thắng
  • Trưởng phòng Khảo thí và bảo đảm chất lượng: TS. Đỗ Thị Thanh Toàn
  • Quyền trưởng phòng Kế hoạch tài chính: ThS. Phan Thị Thu Hương
  • Chánh Văn phòng: ThS. Phạm Khánh Toàn

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Báo cáo công khai của trường”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2017.
  2. ^ “Người Việt đang "mê" đa cấp thay vì "say" khởi nghiệp!?”"Có một sự liên hệ mật thiết giữa kinh doanh đa cấp và khởi nghiệp, nhưng nếu so sánh về giá trị cho xã hội mà khởi nghiệp và đa cấp tạo ra, chúng ta có thể thấy rõ sự khập khiễng này."Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  3. ^ “Khoa Toán Trường Đại học Hải Phòng”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đường nhỏ hóa mèo - Albedo x Sucrose
Đường nhỏ hóa mèo - Albedo x Sucrose
Albedo vuốt đôi tai nhỏ nhắn, hôn lên sống mũi nàng mèo thật nhẹ. Cô thế này có vẻ dễ vỡ
Từ triết lý Ikigai nhìn về việc viết
Từ triết lý Ikigai nhìn về việc viết
“Ikigai – bí mật sống trường thọ và hạnh phúc của người Nhật” là cuốn sách nổi tiếng của tác giả người Nhật Ken Mogi
Giới thiệu nhân vật Evileye trong Overlord
Giới thiệu nhân vật Evileye trong Overlord
Keno Fasris Invern, trước đây được gọi là Chúa tể ma cà rồng huyền thoại, Landfall, và hiện được gọi là Evileye, là một nhà thám hiểm được xếp hạng adamantite và người làm phép thuật của Blue Roses cũng như là bạn đồng hành cũ của Mười Ba Anh hùng.
Tóm tắt chương 226 Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 226 Jujutsu Kaisen
Đột nhiên, Hiruguma nói rằng nếu tiếp tục ở trong lãnh địa, Gojo vẫn phải nhận đòn tất trúng