Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Viện Đại học Đông Dương

Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương một cơ sở đào tạo về nghệ thuật trực thuộc Viện Đại học Đông Dương, thành lập ngày 27 Tháng 10 năm 1924 với sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin. [1]Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cũng là cơ sở giáo dục đầu tiên đặt nền tảng cho hệ thống giáo dục mỹ thuật ở Đông Dương và các trường nghệ thuật tại Việt Nam sau này như Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Mỹ thuật Đông Dương

[sửa | sửa mã nguồn]
Các tác phẩm ở xưởng vẽ trường Mỹ thuật Đông Dương khoảng năm 1930 - 1931.

Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập ngày 27 Tháng Mười năm 1924[3] với sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin. Tên tiếng Pháp của trường khi đó là École Supérieure des Beaux-Arts de l'Indochine (en) nhưng nếu theo hệ thống giáo dục chính quy của Pháp thì không thể coi Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương là trường cao đẳngÉcole Supérieure phải thuộc hệ thống trường lớn (Grandes écoles), tức những trường bậc đại học danh tiếng nhất. Đúng ra theo hệ thống giáo dục Pháp thì trường cao đẳng là trường đại học chuyên ngành, thể thức thi tuyển vào còn khó khăn hơn các trường Đại học (Université) bình thường.[4] Tuy nhiên trường Cao đẳng Mỹ thuật đã thành công như một bước đột phá mang quy thức nghệ thuật Tây phương đến Đông Dương.

Người đảm nhiệm thành lập trường là họa sĩ người Pháp Victor Tardieu; ông được bổ làm hiệu trưởng. Khi ông mất năm 1937, Évariste Jonchère (en 1892-1956) là người kế nhiệm.[3]

Vào thời Nhật chiếm (1940-45) hoạt động của trường bị hạn chế rất eo hẹp. Năm 1943 vì nạn oanh tạc của máy bay Đồng minh Trường phải tản cư dời bỏ Hà Nội. Khoa hội họa do Joseph Inguimberty (en) điều hành và một phần khoa điêu khắc dời lên Sơn Tây. Khoa kiến trúc và phần lớn khoa điêu khắc thì theo Jonchère vào Đà Lạt. Một số lớp mỹ thuật trang trí thì lánh xuống Phủ Lý. Khi Nhật đảo chính Pháp Tháng Ba năm 1945 thì Trường bị giải tán.[3]

Trường hoạt động trong thời gian 20 năm (1925-45), trao bằng tốt nghiệp cho 128 sinh viên họa sĩ, trong đó có những tên tuổi lớn của nền mĩ thuật Việt Nam sau này như Nam Sơn, tên thật Nguyễn Vạn Thọ (1890-1973), Nguyễn Phan Chánh, Georges Khanh, Tô Ngọc VânLê Phổ.[3]

Thể thức thi cử nhập học và học trình

Nhà trường tổ chức tuyển sinh tại Hà NộiHuế - Sài GònPhnompenhVientiane cùng một lúc, bao gồm các môn thi sau:

  • Hình họa, vẽ người mẫu trong 6 buổi, mỗi buổi 3 giờ.
  • Bố cục trang trí theo đề tài, mỗi buổi 8 giờ liền.
  • Định luật xa gần, mỗi buổi 4 giờ.
  • Một bài luận Pháp văn, chỉ kiểm tra.

Các bài thi của thí sinh đều niêm phong gửi về Hà Nội chấm và xếp hạng.[5]

Thời kì cuối cùng

Tháng 12/1943, Mỹ ném bom Hà Nội, theo chủ trương của Nha học chính Đông Dương các trường phải sơ tán khỏi Hà Nội, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã chia thành 3 bộ phận sơ tán 3 nơi:

  • Các lớp mỹ nghệ sơ tán xuống Phủ Lý do Geogie Khánh và Bùi Tường Viên phụ trách.
  • Khoa kiến trúc và một phần lớn khoa điêu khắc vào Đà Lạt do E. Jonchère phụ trách. Năm 1944, Khoa Kiến trúc ở Đà Lạt được nâng thành Trường Kiến trúc, nhưng vẫn trực thuộc Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Nghị định ngày 22-2-1944).
  • Khoa hội họa và một bộ phận nhỏ khoa điêu khắc lên Sơn Tây do giáo sư Inguimberty cùng với các họa sĩ Nam SơnTô Ngọc Vân phụ trách.

Chương trình học vẫn như cũ, nhưng do tình trạng sơ tán các môn phụ và lý thuyết phải bỏ, chỉ học được những môn chính. Việc học tập của sinh viên gần với thiên nhiên và gắn với thực tế hơn. Đó chính là đặc điểm của thời kỳ này.

Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đóng cửa. Ở Đà Lạt, khoa Kiến trúc sau năm 1945 vẫn tiếp tục đào tạo, tên gọi của trường vẫn duy trì đến năm 1948.

Triển lãm đã tổ chức

Tiền nhiệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam ngày nay là tiền thân là Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Viện Đại học Đông Dương.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ I, Trung tâm lưu trữ quốc gia (17 tháng 2 năm 2002). “Trường Mỹ thuật Đông Dương - khởi nguồn của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại”. VTLT. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2024.
  2. ^ Xuân, Trường (13 tháng 11 năm 2024). “Chúng ta đang kế thừa một di sản giáo dục nghệ thuật vô giá”. Tạp chí Mỹ thuật. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2024.
  3. ^ a b c d Noppe, Catherine và Hubert, Jean-François. Art of Vietnam. New York: Parkstone Press, 2003. tr 189-197
  4. ^ “THI CỬ VÀ NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2009. Truy cập 13 tháng 7 năm 2014.
  5. ^ “Trường Mỹ thuật Đông Dương”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2012. Truy cập 13 tháng 7 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu AG Lizbeth - Accountant - Artery Gear: Fusion
Giới thiệu AG Lizbeth - Accountant - Artery Gear: Fusion
Nhìn chung, Lizbeth là một phiên bản khác của Kyoko, máu trâu giáp dày, chia sẻ sát thương và tạo Shield bảo vệ đồng đội, đồng thời sở hữu DEF buff và Crit RES buff cho cả team rất hữu dụng
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan được kế thừa qua nhiều thế hệ kể từ khi bị chia ra từ Titan Thủy tổ của Ymir Fritz
“Killer of the Flower moon” - Bộ phim đẹp và lạnh lẽo vừa ra mắt.
“Killer of the Flower moon” - Bộ phim đẹp và lạnh lẽo vừa ra mắt.
Bộ phim được đạo diễn bởi Martin Scorsese và có sự tham gia của nam tài tử Leonardo Dicaprio
Giới thiệu nhân vật Kaeya Alberich - Genshin Impact
Giới thiệu nhân vật Kaeya Alberich - Genshin Impact
Đêm mà Kaeya Alberich nhận được Vision trời đổ cơn mưa to