Trần Đức Thuận

Trần Đức Thuận
Chân dung tướng Trần Đức Thuận
(tháng 4 năm 2021)
Chức vụ
Nhiệm kỳ23 tháng 5 năm 2021 – nay
Chủ tịch QH

Chủ nhiệm Ủy ban
Vương Đình Huệ

Thiếu tướng Lê Tấn Tới
Vị trí Việt Nam
Đại diệnNghệ An
Số phiếu352.414 phiếu
Tỉ lệ90,46%
Chuyên tráchTrung ương
Ủy banỦy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Việt Nam
Chức vụUỷ viên Thường trực
Nhiệm kỳ10 tháng 4, 2020 – nay
4 năm, 220 ngày
Viện trưởngTạ Quang Khải
Viện trưởng
Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 4
Nhiệm kỳTháng 5 năm 2015 – Tháng 3 năm 2020
Kế nhiệmNguyễn Văn Kỷ
Phó Viện trưởng
Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 4
Nhiệm kỳTháng 1 năm 2015 – Tháng 5 năm 2015
Kế nhiệmNguyễn Văn Kỷ
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh20 tháng 9, 1968 (56 tuổi)
Hưng Tây, Hưng Nguyên, Nghệ An
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
22 tháng 12, 1987
VợPhan Thị Luyến
Con cái2 người con
Học vấn
  • Sĩ quan Pháo binh
  • Thạc sĩ Luật
Alma mater
Phục vụ trong lực lượng vũ trang
Phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1986 – nay
Cấp bậc
Tặng thưởngHuy chương Chiến sĩ vẻ vang Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất
Huy chương Quân kỳ quyết thắng Huy chương Quân kỳ quyết thắng

Trần Đức Thuận (sinh ngày 20 tháng 9 năm 1968) là một chính khách người Việt Nam, tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, cấp bậc Thiếu tướng. Ông hiện là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 15 của đoàn đại biểu Khánh Hòa,[1][2] Ủy viên thường trực của Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội.[3]

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Đức Thuận sinh ngày 20 tháng 9 năm 1968, tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.[4]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ tháng 8 năm 1986 đến tháng 9 năm 1989, ông học tập tại trường Sĩ quan Pháo binh và được phong hàm Trung úy sau khi tốt nghiệp loại giỏi. Trong thời gian học tập tại trường, ngày 22 tháng 12 năm 1987, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau khi ra trường, ông trở thành Trung đội trưởng và Trợ lý tuyên huấn cho Trung đoàn E4 thuộc đơn vị f968 của Quân khu 4. Hai năm sau, ông tiếp tục theo Thạc sĩ tại trường Đại học Luật Hà Nội và tốt nghiệp vào tháng 11 năm 1993.[5]

Tháng 12 cùng năm, ông trở thành Cán bộ Kiểm sát của Viện Kiểm sát quân sự tỉnh Nghệ An. Trong thời gian này, ông tiếp tục được cử đi học lớp Nghiệp vụ Kiểm sát tại trường Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội. Đến tháng 5 năm 1994, ông được thăng làm Trợ lý tổng hợp của Viện kiểm sát quân sự Quân khu 4. Tháng 8 năm 1998, ông chính thức trở thành Kiểm sát viên. Trong khoảng thời gian từ 2003 đến 2006, ông trở thành Trưởng ban Kế hạch tổng hợp hành chính và được cử đi học Lớp đào tạo Cán bộ cấp Trung - Sư đoàn tại Học viện Chính trị Quân sự.[5]

Tháng 3 năm 2006, Trần Đức Thuận trở thành Viện trưởng kiêm Bí thư chi bộ Viện kiểm sát Quân sự khu vực 41 thuộc Quân khu 4. Đến tháng 1 năm 2015, ông trở thành Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 4. Chỉ 4 tháng sau, ông thăng chức làm Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 4 kiêm Đảng ủy viên Đảng ủy Cục Chính trị.[5]

Tháng 4 năm 2020, ông được bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương kiêm Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy. Lúc bấy giờ, ông mang hàm Đại tá.[6] Một năm sau, tháng 4 năm 2021, ông được 100% cử tri nơi cư trú giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 15.[7][8][9] Cũng trong thời gian này, ông được Chủ tịch nước phong hàm Thiếu tướng.[10] Tháng 6 cùng năm, ông chính thức trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 15.[11][12] Một tháng sau, ông trở thành Ủy viên thường trực của Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội khóa 15.[13][14]

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 1989 1992 1995 1999 2004 2009 2015 2021
Cấp bậc Trung úy Thượng úy Đại úy Thiếu tá Trung tá Thượng tá Đại tá Thiếu tướng

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Đức Thuận và vợ Phan Thị Luyến là người cùng quê. Hai người có 2 người con, một trai và một gái.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Chương trình hành động của ứng cử viên ĐBQH Trần Đức Thuận”. Báo Nghệ An. 7 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập 29 tháng 5 năm 2021.
  2. ^ Nguyễn Hoàng (10 tháng 6 năm 2021). “Công bố danh sách 499 đại biểu Quốc hội khóa XV”. Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2021. Truy cập 20 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ Hương Giang (23 tháng 7 năm 2021). “Phê chuẩn nhân sự cấp phó và ủy viên các Ủy ban, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội”. Báo Thanh Tra. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2021.
  4. ^ “Ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XV: Trần Đức Thuận”. Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập 29 tháng 5 năm 2021.
  5. ^ a b c NTV (9 tháng 5 năm 2021). “Tiểu sử và chương trình hành động của ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XV Trần Đức Thuận”. Đài Phát thanh – Truyền hình Nghệ An. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2021.
  6. ^ Phan Hồng Quang (12 tháng 5 năm 2020). “Viện kiểm sát quân sự Trung ương có tân Phó Viện trưởng”. Tạp chí Kiểm sát. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập 29 tháng 5 năm 2021.
  7. ^ Phạm Văn Oanh (6 tháng 4 năm 2021). “Phó Viện trưởng VKSQS Trung ương Trần Đức Thuận được 100% cử tri nơi cư trú tín nhiệm giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV”. Tạp chí Kiểm sát. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập 29 tháng 5 năm 2021.
  8. ^ Thành Nam (2 tháng 5 năm 2021). “Các tướng lĩnh, sỹ quan Quân đội ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập 29 tháng 5 năm 2021.
  9. ^ Hoàng Thùy (26 tháng 4 năm 2021). “35 sĩ quan Quân đội ứng cử đại biểu Quốc hội”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập 29 tháng 5 năm 2021.
  10. ^ “Không ngừng phấn đấu để xứng đáng là người đại biểu của nhân dân”. Tạp chí Kiểm sát. 21 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập 29 tháng 5 năm 2021.
  11. ^ “Danh sách 499 đại biểu Quốc hội khóa XV”. Tuổi Trẻ Online. 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập 20 tháng 6 năm 2021.
  12. ^ Quỳnh Nguyễn (11 tháng 6 năm 2021). “32 tướng lĩnh, sỹ quan quân đội trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV”. Báo điện tử báo Nông thôn Ngày nay. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2021. Truy cập 20 tháng 6 năm 2021.
  13. ^ Luân Dũng (6 tháng 8 năm 2021). “Sau kiện toàn, Uỷ ban Quốc phòng An ninh có 41 thành viên”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2021.
  14. ^ “Giới thiệu thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh khóa XV”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan