Trần Doãn Kỷ

Trần Doãn Kỷ
Chức vụ
Nhiệm kỳ1990 – 1993
Tiền nhiệmLê Xuân Kiện
Kế nhiệmĐoàn Sinh Hưởng
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh1927
Mất28 tháng 11, 2021(2021-11-28) (93–94 tuổi)
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Tháng 5 năm 1951
Binh nghiệp
Phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1949 – 1994
Cấp bậc
Đơn vịBinh chủng Tăng - Thiết giáp
Tặng thưởngHuân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Nhì
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Chiến thắng Huân chương Chiến thắng hạng Ba
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất
Huy chương Quân kỳ quyết thắng Huy chương Quân kỳ quyết thắng

Trần Doãn Kỷ (192728 tháng 11 năm 2021) là một sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, nguyên Tư lệnh Binh chủng Tăng – Thiết giáp.[1][2] Ông còn được gọi là vị "Tướng xe tăng" của Quân đội Việt Nam.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Doãn Kỷ sinh năm 1927 tại xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông nhập ngũ từ tháng 6 năm 1949, trải qua các chức vụ như Tiểu đội phó, Tiểu đội trưởng thuộc Đại đội 520, Tiểu đoàn 154, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 và tham gia nhiều chiến dịch như Trung du, Lý Thường Kiệt, Hoàng Hoa Thám, Hòa Bình trong giai đoạn từ 1949 đến 1952. Tháng 5 năm 1951, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 8 năm 1952, ông bắt đầu học tại Trường Lục quân Việt Nam (sau là Trường Sĩ quan Lục quân) lúc này đang đóng tại Vân Nam, Trung Quốc. Sau khi hoàn thành việc học vào tháng 4 năm 1954, ông được nhà trường giữ lại làm giáo viên chiến thuật đến hết năm 1960.

Tháng 1 năm 1961, ông tiếp tục được huấn luyện tại Học viện Tăng Thiết giáp của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Sau tròn 4 năm huấn luyện tại Trung Quốc, ông về nước và trở thành Tiểu đoàn trưởng, Phó tham mưu trưởng Trung đoàn 202, tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên.[3] Tháng 4 năm 1975, ông trở thành Trưởng phòng Thiết giáp của Quân đoàn 3, một trong 4 quân đoàn chủ lực cơ động của Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ tháng 7 năm 1976 đến tháng 3 năm 1979, ông lần lượt trải qua các chức vụ Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Xe tăng 273,[4] Phó Tham mưu trưởng Quân đoàn 3 và tham gia Chiến tranh biên giới Tây Nam.[5]

Tháng 4 năm 1979, Trần Doãn Kỷ trở thành Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Binh chủng Tăng Thiếp giáp và đảm nhiệm chức vụ này suốt 8 năm. Đến tháng 10 năm 1987, ông được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh thứ nhất, quyền Tư lệnh của Binh chủng Tăng Thiết giáp và giữ vai trò này trong 3 năm trước khi chính thức trở thành Tư lệnh Binh chủng và được thăng hàm Thiếu tướng vào tháng 6 năm 1990.[6][7] Tháng 1 năm 1994, ông được nhà nước cho về hưu theo chế độ. Ngày 28 tháng 11 năm 2021, ông qua đời tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thọ 94 tuổi.[8][9]

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 1990
Cấp bậc Đại tá Thiếu tướng

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ TTXVN (25 tháng 4 năm 2015). “Hà Nội: Ghi nhớ công lao những người có công với sự nghiệp giải phóng đất nước”. Tạp chí Tuyên giáo. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ PV (25 tháng 4 năm 2015). “40 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước: Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Bài ca thống nhất". Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Đặng Vũ Hiệp (2002). Lê Hải Triều; Lê Vĩnh Bình (biên tập). Ký ức Tây Nguyên: hồi ức. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 340. OCLC 605306379.
  4. ^ Bộ Đội Tăng - Thiét Giáp, 1975-1990: Biên niên những sự kiện và tư liệu. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. 1994. tr. 10.
  5. ^ Uyên Na (30 tháng 4 năm 2011). “Gặp "Tướng xe tăng" từng bị Mỹ, nguỵ ra rả gọi đầu hàng”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  6. ^ Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam (2003). Kỷ niệm sâu sắc về công tác tham mưu chiến lược. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 255. OCLC 607230135.
  7. ^ Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1999). 55 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: biên niên sự kiện. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 674. OCLC 606507145.
  8. ^ “Đồng chí Thiếu tướng Trần Doãn Kỷ từ trần”. Báo Quân đội nhân dân. 30 tháng 11 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2021.
  9. ^ PV (1 tháng 12 năm 2021). “Tin buồn: Thiếu tướng Trần Doãn Kỷ từ trần”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Polumnia Omnia - Lời oán than của kẻ ngu muội
Polumnia Omnia - Lời oán than của kẻ ngu muội
Đây là bản dịch lời của bài [Polumnia Omnia], cũng là bản nhạc nền chủ đạo cho giai đoạn 2 của Boss "Shouki no Kami, Kẻ Hoang Đàng".
Corpse Bride - tản mạn về phim, cảm xúc của Victor đối với Emily là gì?
Corpse Bride - tản mạn về phim, cảm xúc của Victor đối với Emily là gì?
Victor gặp Emily trong một hoàn cảnh khá trớ trêu. Emily là một cô gái hồng nhan bạc mệnh, vì trót trao nhầm tình yêu cho một kẻ đểu cáng mà ra đi tức tưởi trong bộ váy cưới
NFC và những ứng dụng thú vị của nó
NFC và những ứng dụng thú vị của nó
Chúng ta thường quan tâm đến Wifi, Bluetooth, Airdrop mà bỏ qua NFC và những ứng dụng thú vị của nó
Shiina Mashiro - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Shiina Mashiro - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Shiina Mashiro (椎名 ましろ Shiina Mashiro) là main nữ trong "Sakurasou no Pet Na Kanojo" và hiện đang ở tại phòng 202 trại Sakurasou. Shiina có lẽ là nhân vật trầm tính nhất xuyên suốt câu chuyện.