Trần Quang Huy (nhạc sĩ)

Nhạc sĩ
Trần Quang Huy
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Trần Quang Huy
Ngày sinh
1938
Nơi sinh
Thành phố Hồ Chí Minh, Liên bang Đông Dương (nguyên quán trước đó là ở An Lão, Hải Phòng)
Mất
Ngày mất
2 tháng 4 năm 2009(2009-04-02) (70–71 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNhạc sĩ (Thể loại:Nhạc trữ tình)
Gia đình
Hôn nhân
Đã kết hôn

Trần Quang Huy (1938-2009), là nhạc sĩ của Việt Nam. Ông là hội viên Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Tiểu sử và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Năm 1946, ông theo gia đình trở về nguyên quán huyện An Hải[1], Hải Phòng[2].
  • Năm 1961, ông học lớp chuyên tu nhạc họa tại Trường Lý luận nghiệp vụ - Bộ Văn Hóa (nay là Trường Đại học Văn hóa Hà Nội).
  • Ông sống với vợ sinh năm 1972 từng là học trò của ông và có 1 con trai duy nhất cho đến nay.
  • Năm ⁰⁰1970, sau khi tốt nghiệp Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viên Âm nhạc quốc gia Việt Nam) ngành sáng tác và chỉ huy dàn nhạc, nhạc sĩ từng tham gia Đoàn văn công Tây nguyên (1971), góp mặt trong Đội văn nghệ xung kích đi chiến trường Bình Trị Thiên (1972).
  • Năm 1973, nhạc sĩ trở ra Bắc làm giảng viên âm nhạc tại Trường Nghệ thuật Tây Bắc (tỉnh Hòa Bình)
  • Từ năm 1974 ông là cán bộ nghiên cứu âm nhạc thuộc Viện Âm nhạc Việt Nam.
  • Từ năm 1977 ông quyết định về công tác tại Phân viện Nghiên cứu âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 9 năm 1984 là biên tập viên âm nhạc Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 1998.[2]

Cuối đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi quyết định về hưu, ông sống tại phường Tam Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, tại đây ông tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng tại địa phương và sống rất giản dị, chan hòa với dân làng, chòm xóm. Ông lại khá kín tiếng, và gần như không có bất kỳ một bài viết, đánh giá hay thể hiện quan điểm nào, ông cũng khá hạn chế tiếp xúc trực tiếp với báo chí, trên thực tế những năm cuối đời Trần Quang Huy đã hoàn toàn không còn can thiệp, tham gia vào bất cứ series khác nữa và các năm tiếp theo.

Ông qua đời khi đang điều trị tại Bệnh viện Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh lúc 0 giờ 10 phút ngày 2/4/2009 sau một cơn đột quỵ quái ác[3].

Cống hiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Với gia tài hơn 100 ca khúc, nhạc sĩ Trần Quang Huy được nhiều người biết đến qua các nhạc phẩm trữ tình:

  • Tình biển.
  • Vũng Tàu biển hát
  • Ngõ vắng xôn xao (từng được các ca sĩ nổi tiếng thể hiện như Bảo Yến, Lam Trường, Thu Minh, Đàm Vĩnh Hưng, Quang Dũng...)
  • Phù sa nồng nàn.
  • Nhạc reo mơ Hà Nội.
  • Một nửa mùa đông.
  • Mưa hoàng hôn.
  • Em về suối mơ.
  • 30 năm tình cũ
  • Hững hờ
  • Vương vấn mùa xuân
  • Em có nghe mùa thu
  • Du xuân í a
  • Củ Chi đất thép thành đồng.
  • Một thoáng Đà Lạt.

Nhạc sĩ Trần Quang Huy cũng nổi tiếng với mảng ca khúc viết dành cho thiếu nhi, như:

  • Bông hồng tặng Cô
  • Ngày Tết đến rồi
  • Ngày Tết ngày Xuân
  • Em mong nhiều Tết
  • Thầy tôi
  • Em nhớ Tây Nguyên (sáng tác chung với nhạc sĩ Văn Tấn)
  • Hoa Ban vào lớp
  • Mưa chồi xuân,
  • Má cưng bé xíu
  • Cánh hoa màu nắng
  • Múa ca hòa bình
  • Vần thơ quê em,...

Ngoài lĩnh vực sáng tác ca khúc, nhạc sĩ Trần Quang Huy còn là tác giả của nhiều công trình khoa học và nghệ thuật như[4]:

  • Hát ru - tính khoa học và nghệ thuật,
  • Khảo cứu dân ca Chăm,
  • Nói thơ Bạc Liêu,
  • Tính nhân bản trong dân ca H’rê…

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nay là quận Hải An, thành phố Hải Phòng
  2. ^ a b “Nhạc sĩ Trần Quang Huy qua đời”. Báo Người Lao động Điện tử. 03/04/2009 01:40(GMT+7). Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date=|date= (trợ giúp)
  3. ^ “Nhạc sĩ của Ngõ vắng xôn xao - Trần Quang Huy qua đời”. Tuổi Trẻ Online. 02/04/2009, 15:04 (GMT+7). Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày= (trợ giúp)
  4. ^ Tác giả Ngõ vắng xôn xao qua đời Lưu trữ 2009-04-06 tại Wayback Machine, báo Pháp Luật TP.HCM ra ngày 2.4.2009
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Chàng Trai Khắc Kỷ Sẽ Sống Như Thế Nào?
Chàng Trai Khắc Kỷ Sẽ Sống Như Thế Nào?
Trước khi bắt đầu mình muốn bạn đọc nhập tâm là người lắng nghe thằng homie kể về người thứ 3
Chongyun: Giải mã cuộc đời
Chongyun: Giải mã cuộc đời
Chắc ai cũng biết về Chongyun ngây thơ và đáng yêu này rồi
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Thảo Thần là một kẻ đi bô bô đạo lý và sống chui trong rừng vì anh ta nghèo
Sự tương đồng giữa Kuma - One Piece và John Coffey - Green Mile
Sự tương đồng giữa Kuma - One Piece và John Coffey - Green Mile
Nhiều bạn mấy ngày qua cũng đã nói về chuyện này, nhân vật Kuma có nhiều điểm giống với nhân vật John Coffey trong bộ phim Green Mile.