Trận Kumanovo

Trận Kumanovo
Một phần của cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ nhất

Bản đồ trận Kumanovo
Thời gian23 - 24 tháng 10 năm 1912
Địa điểm
Kết quả Thắng lợi quyết định của Quân đội Serbia[1]/>, quân chủ lực Ottoman bị đánh tan.[2][3] Quân đội Serbia chiếm được phần lớn miền Macedonia.[4]
Tham chiến
 Vương quốc Serbia  Đế quốc Ottoman
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Serbia Thái tử Alexander (Tập đoàn quân số 1[4])
Vương quốc Serbia Radomir Putnik
Đế quốc Ottoman Zekki Pasha (Tập đoàn quân Vardar
Đế quốc Ottoman Fethi Pasha (Quân đoàn VII)
Đế quốc Ottoman Kara Said Pasha (Quân đoàn V)
Đế quốc Ottoman Djavid Pasha (Quân đoàn VI)
Lực lượng
132.000 quân [5]
132 hỏa pháo
100 súng máy [5]
65.000 quân
164 hỏa pháo
104 súng máy [5]
Thương vong và tổn thất
Tổng cộng: 4.564 quân thương vong
687 quân tử trận
3.280 quân bị thương
597 quân mất tích [6][7]
Tổng cộng: 4.500 quân thương vong
1.200 quân tử trận
3.000 quân bị thương
327 quân bị bắt
98 hoả pháo
Ngoài ra còn có quân đào ngũ [6]
Trận Kumanovo trên bản đồ Bắc Macedonia
Trận Kumanovo
Vị trí trong Bắc Macedonia.

Trận Kumanovo (1912) là một trong những trận đánh quyết định nhất của cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ nhất, giữa Vương quốc SerbiaĐế quốc Ottoman.[1] Trong trận chiến, Quân đội Serbia do Thái tử Alexander chỉ huy đã đánh tan Quân đội Ottoman do Nguyên soái Zekki Pasha chỉ huy.[8] Hai phe đều chịu thiệt hại không nhỏ[3][9], nhưng thắng lợi này đã thể hiện khả năng tập trung binh lực và khí thế mạnh mẽ của quân Serbia, cũng như tinh thần nhiệt huyết và cương quyết của các Sĩ quan cấp cao.[2][10] và góp phần mang lại chiến thắng chóng vánh cho các nước Liên minh Balkan trong cuộc chiến tranh.[11]

Khi chiến tranh bùng nổ vào năm 1912, Thái tử Serbia là Alexander (Tư lệnh Tập đoàn quân số 1[4]) đã tiến công Macedonia, và tiếp cận với quân đội của Zekki Pasha ở Kumanovo về phía Đông Bắc Skopje. Theo thượng lệnh của Tham mưu trưởng Nizam Pasha, Tập đoàn quân Vardar của Zekki Pasha, bao gồm ba Quân đoàn V, VI, và VII (của các Tướng Kara Said Pasha, Djavid Pasha, Fethi Pasha) mở trận Kumanovo[7] đẫm máu.[9] Quân Serbia bất ngờ và bị đánh thiệt hại nặng do nhiều đơn vị chưa tham chiến và Pháo binh Serbia di chuyển chậm chạp.[7] Một khi đã hội đủ,[7] quân Serbia dưới quyền và Đại tướng Radomir Putnik[11] đã tấn công dồn dập các cứ điểm của quân Ottoman dưới lạn đạn pháo khốc liệt đối phương. Khi đến sát chiến hào của quân Ottoman, quân Serbia chiến đấu bằng lưỡi lê.[12] Dù vậy, quân Ottoman vẫn giữ lợi thế vào cuối ngày 23 tháng 10 năm 1912.[4] Nhưng sang ngày hôm sau thì những đợt phản công không ngừng của quân Serbia đã thay đổi thế trận:[4] Pháo binh Serbia (hiệu Creuzot) tiếp cận chiến trường vào ngày 24 tháng 10 và chứng tỏ hiệu quả vượt bậc so với Pháo binh hiệu Krupp của quân Thổ Ottoman.[4][12] Do không có khả năng dùng pháo, quân Ottoman bị Pháo binh Serbia đè bẹp.[4] Cả hai bên đều tổn thất khoảng 4.000 quân.[9] Cứ điểm của quân Thổ Ottoman cuối cùng đã thất thủ[13] và họ phải triệt thoái về Monastir.[1][9][14] Cùng thời điểm với thất bại Kumanovo, quân Ottoman tại Thrace cũng thua lớn trong trận Kirk Kilissa.[9] Trận Kumanovo được xem là trận đánh lớn nhất của cuộc chiến, quyết định đến thắng lợi cuối cùng của Liên minh Balkan và sự đánh đuổi hoàn toàn của người Thổ Ottoman ra khỏi vùng Balkan.[2]

Viện binh Ottoman cũng không thể vãn hồi tình hình[7]. Skopje cuối cùng đã được giải phóng sau suốt hàng thế kỷ nằm dưới sự thống trị của Đế quốc Ottoman.[9] Quân Serbia cũng tiến vào Monastir, cùng với quân Montenegro.[9] Thậm chí sau đại thắng, họ còn tràn vào xứ Albania.[15] Sau thắng lợi, sĩ khí quân đội Serbia tăng vọt và[2], họ chiếm được phần lớn miền Macedonia.[4] Ngoài ra, chiến thắng lẫy lừng này còn có ý nghĩa quan trọng đối với "huyền sử" dân tộc Serbia: quân Serbia đã đại phá quân Thổ, nghĩa là đã rửa hận cho trận Kosovo hồi năm 1388 khi quân Ottoman đánh thắng quân Serbia và mở ra quá trình xâm lược của Đế quốc Ottoman vào vùng Balkan.[16]. Qua đó, đại thắng tại Kumanovo đã mở ra một trang mới cho lịch sử Serbia[17].[16] Với công tích không nhỏ, Putnik đã được vua Peter I phong hàm Nguyên soái.[7]

Kế hoạch tác chiến của hai bên

[sửa | sửa mã nguồn]

Quân đội Serbia đặt ra mục tiêu hủy diệt Quân đội Ottoman trong một trận đánh quyết định, trước khi người Thổ Ottoman có thể hoàn tất việc tổng động viên và phân bố lực lượng. Những người lập kế hoạch của Serbia đặt giả thiết là quân Ottoman sẽ được triển khai bố phòng chủ yếu tại thung lũng Vardar và tại cao nguyên Ovče Pole có tầm quan trọng mang tính chiến lược. Họ quyết tâm dùng ba Tập đoàn quân để bao vây gọng kìm quân đội Thổ Ottoman.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Belgrade (Serbia). Vojni muzej Jugoslovenske narodne armije, Fourteen centuries of struggle for freedom, các trang XIVII.
  2. ^ a b c d Војислав Суботић, Memorijali oslobodilačkih ratova Srbije, Sách 1, Tập 1, các trang 215-217.
  3. ^ a b Enciklopedijski leksikon Mozaik znanja - Istorija, Belgrade: Interpres, 1970, trang 363.
  4. ^ a b c d e f g h Richard C. Hall, The Balkan Wars 1912-1913: Prelude to the First World War, trang 45
  5. ^ a b c Borislav Ratković, Mitar Đurišić, Savo Skoko, Srbija i Crna Gora u Balkanskim ratovima 1912-1913, Belgrade: BIGZ, 1972, trang 70.
  6. ^ a b Borislav Ratković, Mitar Đurišić, Savo Skoko, Srbija i Crna Gora u Balkanskim ratovima 1912-1913, Belgrade: BIGZ, 1972, trang 83. Trong tổn thất của quân Ottoman không tính tới những binh sĩ trốn ngũ trước và sau trận chiến.
  7. ^ a b c d e f Richard C. Hall, The Balkan Wars 1912-1913: Prelude to the First World War, trang 48
  8. ^ Rossiter Johnson, The war in Europe, its causes and consequences: an authentic narrative of the immediate and remote causes of the war, with a descriptive account of the countries involved, including statistics of armies, navies, aeroplanes, dirigibles, &c., &c, trang 204
  9. ^ a b c d e f g Tony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: F-O, trang 551
  10. ^ Grolier Incorporated, Encyclopedia Americana, trang 574
  11. ^ a b Henry Bogdan, From Warsaw to Sofia: a history of Eastern Europe, trang 144
  12. ^ a b Edmund Burke, Annual register, trang 353
  13. ^ Andrew Rossos, Russia and the Balkans: inter-Balkan rivalries and Russian foreign policy, 1908-1914, trang 41
  14. ^ Philip Jowett, Armies of the Balkan Wars 1912-13: The priming charge for the Great War
  15. ^ Edward Raymond Turner, Europe since 1870, trang 327
  16. ^ a b Alan Kramer, Dynamic of Destruction: Culture and Mass Killing in the First World War
  17. ^ John Frederick Charles Fuller, A Military History of the Western World: From the earliest times to the Battle of Lepanto, trang 500
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp trong tiếng Anh
Tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp trong tiếng Anh
Tìm hiểu cách phân biệt tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp chi tiết nhất
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
BPD là một loại rối loạn nhân cách về cảm xúc và hành vi mà ở đó, chủ thể có sự cực đoan về cảm xúc, thường xuyên sợ hãi với những nỗi sợ của sự cô đơn, phản bội
Nhật Bản - Sự Trỗi Dậy Của Con Hổ Phương Đông?
Nhật Bản - Sự Trỗi Dậy Của Con Hổ Phương Đông?
BoJ đã chính thức trở thành ngân hàng cuối cùng trên thế giới nới lỏng chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo khi quốc gia này đang phải đối mặt với hàng thập kỷ giảm phát.
Hướng dẫn Relationships trong Postknight
Hướng dẫn Relationships trong Postknight
Relationships hay cách gọi khác là tình yêu trong postknight