Trận Çatalca lần thứ nhất

Trận Çatalca lần thứ nhất
Một phần của cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ nhất
Thời gian17 - 18 tháng 11 năm 1912
Địa điểm
Phòng tuyến Çatalca
Kết quả Quân Ottoman giành chiến thắng lớn,[1] quân Bulgaria chịu tổn thất nặng nề.[1]
Tham chiến
Bulgaria Bulgaria Đế quốc Ottoman Đế quốc Ottoman
Chỉ huy và lãnh đạo
Bulgaria Radko Dimitriev Đế quốc Ottoman Nazim Pasha
Lực lượng
176.430 quân
(118.092 súng trường, 146 MGs, 462 cỗ pháo)
140.571 quân
(103.514 súng trường, 62 MGs, 316 cỗ pháo)
Thương vong và tổn thất

1.482 quân tử trận,
9.129 quân bị thương
1.401 quân mất tích

Tổng cộng: 12.012 quân thương vong
Tổng cộng: dưới 10.000 quân thương vong [1]
Trận Çatalca lần thứ nhất trên bản đồ Thổ Nhĩ Kỳ
Trận Çatalca lần thứ nhất
Vị trí trong Đế quốc Ottoman.

Trận Çatalca lần thứ nhất, còn gọi là Trận Chataldja,[2] diễn ra từ ngày 17 cho tới ngày 18 tháng 11 năm 1912,[1] là một trận đánh giữa BulgariaĐế quốc Thổ Ottoman trong cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ nhất.[3] Trận đánh mở đầu với ý đồ của hai Tập đoàn quân số 1số 3 của Bulgaria, dưới quyền chỉ huy của Trung tướng Radko Dimitriev, nhằm đánh bại Tập đoàn quân Çatalca của Thổ Ottoman và chọc thủng phòng tuyến cuối cùng của quân Ottoman trước Constantinopolis. Tuy nhiên, trận đánh kết thúc với chiến thắng không nhỏ của quân Ottoman, nhờ vào khả năng phòng thủ chiều sâu của Tham mưu trưởng Nazim Pasha, sự tập trung pháo binh chặt chẽ của quân Ottoman và những nhược điểm của quân Bulgaria mặc dù quân Bulgaria vừa thắng hai trận trước.[1]

Trận chiến bắt đầu khi quân Bulgaria tiến hành pháo kích, và thị dân Constantinopolis hẳn là nghe được tiếng pháo. Ban đầu, lính Bulgaria thọc sâu vào phòng tuyến quân Ottoman.[3] Khí hậu khắc nghiệt đã khiến cho quân Bulgaria khó thể liên lạc và mang lại thuận lợi cho quân Ottoman. Sau đó, lực lượng Pháo binh Ottoman đã bắn trả dữ dội, đẩy lùi mọi cuộc tấn công của địch thủ. Trước hỏa lực của quân Thổ Ottoman, quân Bộ binh Bulgaria cùng với các khẩu đội pháo của họ đã bị đập nát.[1] Quân Ottoman làm chủ tình hình trong ngày đầu, và cái giá cho thắng lợi lớn của họ cũng không phải là cao. Song, tướng Dimitriev quyết định tấn công vào hôm sau. Nhưng thiệt hại trong ngày hôm trước đã khiến cho quân Bulgaria một lần nữa gặp rắc rối về liên lạc, và Pháo binh Ottoman đã xé lẻ Bộ binh Bulgaria. Quân Bulgaria bị kiệt quệ và cuối cùng, Dimitriev tuyên bố thất bại. Đêm ngày 18 tháng 11 năm 1912, Bộ Tư lệnh Bulgaria tuyên bố chấm dứt tiến công.[1][2] Đây là chiến thắng vang dội nhất của Quân đội Ottoman trong cuộc chiến tranh và là thất bại lớn đầu tiên của Quân đội Bulgaria kể từ sau khi được thành lập vào năm 1878.[4] Thương vong của quân Thổ Ottoman thấp hơn đáng kể so với quân Bulgaria.[1]

Thắng lợi lớn tại Çatalca đã thể hiện khả năng rút kinh nghiệm của Quân đội Ottoman sau hai thất bại trước đó. Sự chỉ huy mạnh mẽ và quyết đoán của Bộ Tư lệnh Ottoman đã mang lại chiến thắng cho họ. Không những thế, người Ottoman cũng đã cải tiến pháo binh của mình, khác với người Bulgaria sau hai thắng lợi ban đầu lại rút ra những suy nghĩ sai lầm. Và, thắng lợi này cũng lên dây cót cho sĩ khí quân đội Ottoman.[1] Sau đại bại, quân Bulgaria còn mắc phải một cơn bệnh dịch lớn.[3] Cho đến cuối cuộc chiến, quân Ottoman vẫn giữ được phòng tuyến Çatalca.[2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i Edward J. Erickson, Defeat in detail: the Ottoman Army in the Balkans, 1912-1913, các tang 131-134.
  2. ^ a b c Tony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: A-E, trang 230
  3. ^ a b c Oya Dağlar, War, epidemics and medicine in the late Ottoman Empire (1912-1918), trang 19
  4. ^ Vŭchkov pp.99-103

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Erickson, Edward J. (2003). Defeat in Detail: The Ottoman Army in the Balkans, 1912–1913. Greenwood Publishing Group. ISBN 0-275-97888-5.
  • Hall, Richard C. (2000). The Balkan Wars, 1912–1913: Prelude to the First World War. Routledge. ISBN 0-415-22946-4.
  • Vŭchkov, Aleksandŭr. (2005). The Balkan War 1912-1913. Angela. ISBN 9549058743.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Doctor Who và Giáng sinh
Doctor Who và Giáng sinh
Tồn tại giữa thăng trầm trong hơn 50 năm qua, nhưng mãi đến đợt hồi sinh mười năm trở lại đây
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Quay trở lại vài năm trước, nhắc đến cái tên Mixigaming, chắc hẳn chả mấy ai biết đến
Vì sao cảm xúc quan trọng đối với quảng cáo?
Vì sao cảm xúc quan trọng đối với quảng cáo?
Cảm xúc có lẽ không phải là một khái niệm xa lạ gì đối với thế giới Marketing
Vài câu tỏ tình hàng tuyển
Vài câu tỏ tình hàng tuyển
Những lời tỏ tình với đôi chút lãn mạn và một bầu trời yêu thương