Trống cái

Trống lệnh dùng trong quân đội thời Tây Sơn

Trống cái (trống đại, đại cổ) là nhạc cụ bộ gõ, chi gõ, không định âm, có kích thước lớn, xuất hiện ở khắp Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Dù ở đồng bằng hay miền núi người ta đều nhận ra sự có mặt của trống cái.

Nó không chỉ đơn thuần là một nhạc cụ mà đã trở thành một dụng cụ thông tin trong trường học, quân đội, lễ hội... từ xưa đến nay.

Cấu tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo định nghĩa "trống cái" là trống lớn (đại cổ). Người ta thường quy ước loại trống có đường kính mặt từ 50cm trở lên là trống cái. Những chiếc trống kích thước rất lớn, đường kính từ 150cm, tang trống từ 170cm còn được gọi là trống sấm.[1]

Trống cái của các dân tộc Việt Nam có những đặc điểm sau:

  • Hai mặt trống bịt da (thường là da trâu, bò), đường kính từ 50cm trở lên, được cố định bằng đinh. Cũng có một số loại trống cái căng dây xạ như trống cơm, điển hình là trống k'thu của dân tộc Cơ Tu[2][3] và trống của dân tộc Ba Na.
  • Tang trống bằng gỗ, hình trụ khum, thường ghép từ nhiều mảnh gỗ và cố định bởi hai vòng đai xung quanh để giữ chặt phần thân trống.[4] Một số ít loại trống cái dùng tang liền khối, như trống bát nhã trong chùa và trống cái hơgơr.[5][6]. Các nghệ nhân làng trống Đọi Tam quan niệm: "da trâu tang mít" (tang bằng gỗ mít)[7]; trong khi người Gia Rai thường dùng gỗ sao nguyên khối chế tác trống cái.[5][6]
    Trống cái tại Khu trưng bày nhạc cụ của Cố NSUT Đức Dậu
    Trống hơgơr, một loại trống cái của dân tộc Ê Đê và Gia Rai. Da trống được bịt đến giữa phần thân.

Trống cái được treo bằng quai xách trên thân trống, hoặc đặt trên giá gỗ hay kim loại. Đối với diễn tấu cồng chiêng (Gia Rai, Ba Na), người ta còn quàng dây đeo trống trước bụng[8], hoặc treo trên giá và khiêng (như quang gánh), vừa đánh trống dẫn dắt dàn cồng chiêng vừa đi đầu theo vòng tròn xoang.[9]

Âm thanh trống trầm và vang xa. Người ta có thể dùng một hoặc hai dùi gỗ để đánh trống (tùy theo tính chất của công việc). Cách đánh trống có nhiều cách: đánh giữa mặt trống, rìa mặt trống hay tang trống,... Mỗi cách đều tạo âm sắc riêng. Có thể đánh nhanh hoặc chậm tùy trường hợp.

Tranh Đông Hồ vẽ cảnh múa lân, các nhân vật trong tranh sử dụng một số nhạc cụ Việt Nam như trống cái, kèn bầu, thanh la

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Là nhạc cụ hòa tấu dùng trong sinh hoạt tín ngưỡng, trong biểu diễn nghệ thuật và thông tin trong cộng đồng (báo động, điểm giờ, cổ động...). Nghi lễ đánh trống khai giảng năm học mới đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam ngày nay.

Vào thế kỷ 1516 trống cái đã xuất hiện trong các dàn nhạc như Đường thượng chi nhạcNhã nhạc. Đến thế kỷ 18 người ta nhận thấy sự có mặt của nó trong dàn nhạc lễ và trong các ban nhạc sân khấu như tuồng, chèo để tạo không khí kịch tính. Tại Tây Nguyên, trống cái tham gia hòa tấu với dàn nhạc cồng chiêng, còn ở Tây Bắc nó xuất hiện trong đám múa sư tử, điệu xòe hoa (của người Thái).

Trống cái là nhạc cụ chủ đạo trong Hát Xoan Phú Thọ, đóng vai trò giữ nhịp. Góp mặt trong sân khấu Hát bội, bên cạnh trống chiến cũng có một chiếc trống cái, gọi là trống chầu, có vai trò đánh giá diễn xuất của nghệ sĩ (tương tự trống chầu trong Ca trù có kích thước như trống đế).[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Túy-Phượng, Trần Lê (ngày 14 tháng 7 năm 2015). "Nhạc cụ cổ truyền VN – Trống". Đọt Chuối Non (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2025.
  2. ^ Nẵng, Báo Công an TP Đà. "Giá trị nhân văn trong kho tàng âm nhạc người Cơ tu". cadn.com.vn. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2025.
  3. ^ thanhnien.vn (ngày 12 tháng 2 năm 2024). "Tết của người dân Đồng bào miền núi Cơ Tu ở Nam Đông". thanhnien.vn. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2025.
  4. ^ "Làng nghề dưới chân núi Đọi". Báo Hà Nam điện tử (bằng tiếng Anh). ngày 24 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2025.
  5. ^ a b "Độc đáo trống cổ của người Jrai". Báo Gia Lai điện tử. ngày 15 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2025.
  6. ^ a b "Trống – Báu vật của người Jrai ở Gia Lai". scov.gov.vn. ngày 25 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2025.
  7. ^ "Nghìn năm làng trống dưới chân núi Đọi". Báo Giáo dục và Thời đại Online. ngày 13 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2025.
  8. ^ Acomm(http://www.acomm.com.vn), Copyright(c) 2014. "Người nặng lòng với văn hóa Jrai | Ban Dân vận Trung ương". danvan.vn. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2025.{{Chú thích web}}: Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ "Bảo tồn trống da". Báo Gia Lai điện tử. ngày 19 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2025.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Quay trở lại vài năm trước, nhắc đến cái tên Mixigaming, chắc hẳn chả mấy ai biết đến
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Đương, tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm
Đại cương về sát thương trong Genshin Impact
Đại cương về sát thương trong Genshin Impact
Các bạn có bao giờ đặt câu hỏi tại sao Xiangling 4 sao với 1300 damg có thể gây tới 7k4 damg lửa từ gấu Gouba
Giới thiệu AG Mega Armor Mel - Giant Gospel Cannon
Giới thiệu AG Mega Armor Mel - Giant Gospel Cannon
Nhìn chung Mel bộ kỹ năng phù hợp trong những trận PVP với đội hình Cleaver, khả năng tạo shield