Tuyết Minh (nghệ sĩ múa)

Biên đạo múa
Nguyễn Thị Tuyết Minh
Phó Chủ tịch thường trực
Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam
Nhiệm kỳ2021 – nay
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Thị Tuyết Minh
Ngày sinh
1980 (43–44 tuổi)
Nơi sinh
Yên Định, Thanh Hóa
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Lĩnh vựcMúa
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động1988 – nay
Đào tạoHọc viện Múa Việt Nam
Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội
Thể loại
Tác phẩm
  • "Hoàn lương"
  • "Mùa Phượng cháy"
  • "Tình đời"
Giải thưởngDanh sách
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2022
Văn học Nghệ thuật

Tuyết Minh (tên khai sinh là Nguyễn Thị Tuyết Minh, sinh năm 1980, quê quán tại Yên Định, Thanh Hóa) là nghệ sĩ múa, biên đạo múa, tác giả kịch bản, đạo diễn múa Việt Nam; được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2022.[1]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyết Minh sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nghệ thuật. Bố mẹ của chị là cặp nghệ sỹ tuồng nổi tiếng Văn Mợi - Kim Oanh. Ngọn lửa đam mê nghệ thuật trong Tuyết Minh đã được nhen nhóm từ tuổi thơ ở khu văn công Mai Dịch.[2]

Từ năm 1991 đến năm 1998, Tuyết Minh học hệ chính quy Diễn viên Múa cổ điển Châu Âu tại Trường Cao đẳng Múa Việt Nam (Nay là Học viện Múa Việt Nam); Từ năm 2000 đến năm 2004, chị học đại học chính quy Huấn luyện Múa Cổ điển Châu Âu tại Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội, trong đó có thời gian học tập và tu nghiệp tại đoàn Ballet Atlantique thành phố LaRochen - Cộng hòa Pháp. Từ 2005 đến 2008, chị học Thạc sỹ Lý luận và Lịch sử Nghệ thuật sân khấu tại Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội.[1]

Tuyết Minh học tập và công tác trong nhiều lĩnh vực thuộc nghệ thuật biểu diễn: 6 năm làm giảng viên Ballet tại Học Viện Múa Việt Nam; 10 năm làm giảng viên Khoa múa Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội; sau đó chị về làm chuyên viên hoạt động công tác quản lý nghệ thuật biểu diễn tại Phòng Nghệ thuật - Cục Nghệ thuật biểu diễn. Tháng 1 năm 2021, Tuyết Minh được bầu làm Phó Chủ tịch thường trực Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam.[3]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyết Minh hoạt động ở nhiều vai trò: tổng đạo diễn, tác giả kịch bản, tổng biên đạo, biên đạo múa nhiều vở kịch múa, nhạc kịch; các chương trình nghệ thuật, lễ kỷ niệm. Chị còn là thành viên ban chỉ đạo, hội đồng nghệ thuật các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp các bộ, ngành, các doanh nghiệp.

Chị là người đã đưa các tác phẩm nổi tiếng của văn học Việt Nam như “Truyện Kiều”, “Vợ chồng A Phủ”… lên sân khấu múa với mong muốn lưu giữ các giá trị tinh hoa của dân tộc bằng ngôn ngữ múa. Vở kịch múa “Mỵ” (dựa trên tác phẩm văn học nổi tiếng “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài) đã giành giải “Chương trình ấn tượng và biên đạo múa xuất sắc” tại Liên hoan Ca Múa Nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2018.[3]

Tuyết Minh cũng từng làm giám khảo chuyên môn của Cuộc thi “Thử thách cùng bước nhảy – So you think you can dance” tìm kiếm tài năng trong lĩnh vực nhảy múa tại Việt Nam, được phát trên truyền hình bốn mùa liên tiếp trong các năm 2012 đến 2015.[4]

Từ năm 1993 cho tới nay, Tuyết Minh được Bộ Văn hóa Thông tin; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cử tham gia nhiều Festival nghệ thuật tại: Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Séc, Liên bang Nga, Đan Mạch, Vương quốc Bỉ, Cộng hòa Liên bang Đức…

Năm 2022, chị được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, nhưng trước đó chị lại không được tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú do không hội đủ số phiếu bầu của Hội đồng chuyên ngành.[5][6]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 2008: 2 Huy chương Vàng Liên hoan ca múa nhạc và triển lãm mỹ thuật học sinh, sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật
  • 2009: 4 Huy chương Vàng Hội diễn Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc
  • 2012: 3 Huy chương Vàng Liên hoan Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc
  • 2013: Huy chương Vàng Liên hoan nghệ thuật Campuchia - Lào - Myanmar và Việt Nam
  • 2013: Huy chương Vàng Cuộc thi Tài năng trẻ Biên đạo múa toàn quốc lần thứ nhất
  • 2014: Huy chương Vàng Liên hoan Múa quốc tế lần thứ nhất
  • 2018: 2 Huy chương Vàng Liên hoan Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc
  • 2022: 6 Huy chương vàng tại Liên hoan Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc

Ngoài ra chị còn giành được: 22 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng trong các hội diễn cấp Trung ương; 9 Giải thưởng Nghệ thuật Múa chuyên ngành toàn quốc.[1]

  • Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2022
  • Chuyên mục Văn học nghệ thuật: Người truyền lửa đam mê của VTV có phóng sự riêng về Tuyết Minh (2024)[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Biên đạo Múa, Thạc sĩ Tuyết Minh – Phó Chủ tịch thường trực”. Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2024.
  2. ^ Minh Thu (20 tháng 10 năm 2021). “Biên đạo múa Tuyết Minh: Lui về phía sau để cống hiến được nhiều hơn”. Vietnam+. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024.
  3. ^ a b Phương Lan (20 tháng 10 năm 2021). “Biên đạo múa Tuyết Minh và niềm đam mê từ trái tim nghệ sỹ”. Báo tin tức. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ “Biên đạo múa Tuyết Minh sang trọng, quyến rũ”. Phụ nữ Việt Nam. 21 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024.
  5. ^ Sao Việt (19 tháng 5 năm 2023). “Biên đạo múa từng 'trượt' danh hiệu NSƯT giành Giải thưởng Nhà nước”. VTCNews. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024.
  6. ^ Ngọc Ánh - Gia Linh (11 tháng 12 năm 2023). “Xét danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú: Vì sao lắm ồn ào?”. Tiền phong. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ “Văn học nghệ thuật: Người truyền lửa đam mê”. VTV. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lịch sử đồng hành của các vị thần với quốc gia của mình
Lịch sử đồng hành của các vị thần với quốc gia của mình
Lược qua các thông tin cơ bản của các vị thần với quốc gia của mình
Money Heist 5 Vol.2: Chương kết hoàn hảo cho một hành trình
Money Heist 5 Vol.2: Chương kết hoàn hảo cho một hành trình
REVIEW MONEY HEIST 5 Vol.2: CHƯƠNG KẾT HOÀN HẢO CHO MỘT HÀNH TRÌNH
Cung thuật Tengu - Genshin Impact
Cung thuật Tengu - Genshin Impact
Kujou Sara sử dụng Cung thuật Tengu, một kĩ năng xạ thuật chết chóc nổi tiếng của Tengu.
[Review Sách] Quân Vương
[Review Sách] Quân Vương
Tác phẩm “Quân Vương” của Niccolò Machiavelli là nghệ thuật hay xảo thuật trị quốc? đến nay hậu thế vẫn tiếp tục tranh luận