Y Brơm

Nghệ sĩ Nhân dân
Y Brơm
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1940
Nơi sinh
Mang Yang, Gia Lai, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
28 tháng 10, 2013(2013-10-28) (72–73 tuổi)
Nơi mất
Pleiku, Gia Lai
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Dân tộcBa Na
Nghề nghiệpBiên đạo
Gia đình
Vợ
  • Nay Kim Cương
    (cưới 1968⁠–⁠ld.1983)
  • Trương Thanh Bình (cưới 1988)
Con cái
  • Y Song Linh
  • Y Song Bring
Đào tạoTrường Múa Việt Nam
(1957–1958)
Lĩnh vựcMúa
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (1984)
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2001
Văn học Nghệ thuật

Y Brơm (1940 – 28 tháng 10 năm 2013) là biên đạo múa người Việt Nam. Ông được biết đến với các tác phẩm múa mang âm hưởng Tây Nguyên, ông được nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dângiải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Y Brơm sinh năm 1940 tại làng Đak Hlah, xã Đê Ar, huyện Đak Bơk (nay là xã Lơ Pang, huyện Mang Yang), tỉnh Gia Lai. Ông là người dân tộc Ba Na, cha ông tên là Y Phứ, mẹ tên là Hdjới. Từ năm 13 tuổi, ông thoát ly tham gia hoạt động du kích tuyên truyền.[1]

Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và bắt đầu học văn hóa. Tháng 9 năm 1955, Y Brơm được tuyển vào Đoàn Hát, Kịch Tây Nguyên, sau đổi thành Đoàn Ca múa Nhân dân Tây Nguyên vào cuối năm 1956. Kể từ năm 1957, ông thôi hát để tập trung vào múa và trở thành solist của Đoàn, bắt đầu tham gia sáng tác những điệu múa mới. Ông theo học ở Trường Múa Việt Nam (tháng 3 năm 1957 – tốt nghiệp năm 1958), từ đó tập trung vào công việc biểu diễn và huấn luyện ở Đoàn. Tác phẩm đầu tay của ông – vở múa Kéo pháp – được biểu diễn tháng 9 năm 1958. Ông còn vinh dự khi 6 lần được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh.[2][3]

Từ cuối năm 1960 đến 1965, Y Brơm được cử đi học lớp biên đạo múa 4 năm tại Bắc Triều Tiên. Trở về, ông dựng vở Múa trống Tây Nguyên trở thành tiết mục múa Tây Nguyên được đi biểu diễn quốc tế. Năm 1966, ông trở thành Phó đoàn kiêm chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa Tây Nguyên (sau đổi tên thành Đoàn Nghệ thuật Đam San vào 1975), tuy nhiên lúc này do bị nghi ngờ dính líu với tổ chức FULRO nên ông không được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến năm 1991, ông được kết nạp vào Đảng khi đã được chứng minh là không có quan hệ với FULRO.[2]

Năm 1992, Y Brơm chuyển sang hoạt động quản lý, đảm nhận làm Phó Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin Gia Lai cho đến khi về hưu năm 2001. Trong cuộc bạo động ở Tây Nguyên năm 2001, khi đang đương nhiệm, ông đã bị lực lượng bạo động bắt trói và đánh đập.[4][5]

Trong hơn 50 năm hoạt động nghệ thuật, Y Brơm đã dàn dựng hàng trăm tiết mục múa, trong đó có 30 tác phẩm đoạt huy chương vàng trong các hội diễn chuyên và không chuyên.[4] Ông là một trong ba nghệ sĩ của ngành múa (cùng Thái Ly, Phùng Nhạn) được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân đợt đầu tiên (1984).[6] Năm 2001, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước cho ba tác phẩm: Múa trống Tây Nguyên, Múa khiên, Múa giã gạo đêm trăng.[2]

Sau khi nghỉ hưu, Y Brơm vẫn tiếp tục công việc nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa Tây Nguyên. Ông tham gia dàn dựng các tiết mục trong đợt UNESCO công nhận Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên cũng như tổ chức Festival Cồng chiêng Quốc tế năm 2009 tại Gia Lai.[4] Ông cùng nhạc sĩ Lê Xuân Hoan thực hiện đề tài sưu tầm, biên soạn và bảo tồn những làn điệu dân ca cổ của dân tộc Ba Na.[1]

Ngày 28 tháng 10 năm 2013, ông qua đời tại làng Kép, Pleiku, hưởng thọ 73 tuổi.[7]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1968, Y Brơm kết hôn với người vợ mang hai dòng máu Gia RaiKinh tên là Nay Kim Cương, và có một người con gái là Y Song Linh. Ông ly hôn với Nay Kim Cương năm 1983. Năm 1988, ông tái hôn với Trương Thanh Bình, một nữ diễn viên cũ của Đoàn Nghệ thuật Đam San và có một người con trai là Y Song Bring.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Đông Lâm (22 tháng 5 năm 2013). “Nghệ sỹ Nhân dân Y Brơm: Nghệ thuật là một phần cuộc sống”. Báo Biên phòng. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2024.
  2. ^ a b c Đăng Trường (23 tháng 5 năm 2010). “NSND Y Brơm: Lời Bác dạy khắc ghi trong tôi”. Báo Công an Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2024.
  3. ^ Quốc Học (2 tháng 9 năm 2009). “NSND Y Brơm: Bác như vẫn đang còn đâu đây”. VOV. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2024.
  4. ^ a b c Thất Sơn (ngày 5 tháng 5 năm 2009). “Nghệ sĩ nhân dân Y Brơm: "Sống giữa mọi người không ngại ngần". Báo Gia Lai. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2010.
  5. ^ “Sự thật về cuộc "gây rối mang màu sắc chính trị" ở Tây Nguyên (phần II)”. Báo Công An Nhân dân, Chuyên đề An Ninh Thế giới. 14 tháng 3 năm 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 3 năm 2013. Truy cập 21 tháng 3 năm 2013.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  6. ^ “Nghệ sĩ nhân dân”. Trang Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ N. Như (30 tháng 10 năm 2013). “Vĩnh biệt NSND Y Brơm”. Báo Công an Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Thao túng tâm lý: Vì tôi yêu bạn nên bạn phải chứng minh mình xứng đáng
Thao túng tâm lý: Vì tôi yêu bạn nên bạn phải chứng minh mình xứng đáng
Thuật ngữ “thao túng cảm xúc” (hay “tống tiền tình cảm/tống tiền cảm xúc”) được nhà trị liệu Susan Forward đã đưa ra trong cuốn sách cùng tên
Tóm tắt chương 248: Quyết chiến tại tử địa Shinjuku - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 248: Quyết chiến tại tử địa Shinjuku - Jujutsu Kaisen
Những tưởng Yuuji sẽ dùng Xứ Hình Nhân Kiếm đâm trúng lưng Sukuna nhưng hắn đã né được và ngoảnh nhìn lại phía sau
Nhân vật Ichika Amasawa - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vật Ichika Amasawa - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Ichika Amasawa (天あま沢さわ 一いち夏か, Amasawa Ichika) là một trong những học sinh năm nhất của Trường Cao Trung Nâng cao.
Nhân vật Lộng Ngọc - Thiên Hành Cửu Ca
Nhân vật Lộng Ngọc - Thiên Hành Cửu Ca
Nàng, tên gọi Lộng Ngọc, là đệ nhất cầm cơ của Hàn quốc, thanh lệ thoát tục, hoa dung thướt tha, thu thủy gợi tình