USS Jonas Ingram (DD-938)

Tàu khu trục USS Jonas Ingram (DD-938), tháng 6 năm 1957
Lịch sử
Hoa Kỳ
Tên gọi USS Jonas Ingram
Đặt tên theo Jonas H. Ingram
Đặt hàng 3 tháng 2, 1954
Xưởng đóng tàu Bethlehem Steel, Xưởng tàu Fore River
Đặt lườn 15 tháng 6, 1955
Hạ thủy 7 tháng 8, 1956
Người đỡ đầu bà Lawrence C. Hays, Jr.
Trưng dụng 10 tháng 7, 1957
Nhập biên chế 19 tháng 7, 1957
Xuất biên chế 4 tháng 3, 1983
Xóa đăng bạ 15 tháng 6, 1983
Danh hiệu và phong tặng 4 × Ngôi sao Chiến trận
Số phận Đánh chìm như mục tiêu, 23 tháng 7, 1988
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu lớp Forrest Sherman
Kiểu tàu tàu khu trục
Trọng tải choán nước
Chiều dài
  • 407 ft (124 m) (mực nước)
  • 418 ft (127 m) (chung)
Sườn ngang 45 ft (14 m)
Mớn nước 22 ft (6,7 m)
Công suất lắp đặt 70.000 bhp (52.000 kW)
Động cơ đẩy
Tốc độ 32,5 hải lý trên giờ (60,2 km/h; 37,4 mph)
Tầm xa 4.500 hải lý (8.300 km) ở tốc độ 20 hải lý trên giờ (37 km/h)
Thủy thủ đoàn tối đa
  • 15 sĩ quan,
  • 318 thủy thủ
Hệ thống cảm biến và xử lý Hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 56
Vũ khí

USS Jonas Ingram (DD-938) là một tàu khu trục lớp Forrest Sherman từng hoạt động cùng Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Đô đốc Jonas H. Ingram (1886–1952), người từng được tặng thưởng Huân chương Danh dự trong cuộc đổ bộ lên Vera Cruz năm 1914, và sau này từng đảm nhiệm Tổng tư lệnh Hạm đội Đại Tây Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.[1][2] Nó đã dành phần lớn quãng đời hoạt động để phục vụ tại các khu vực Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và vùng vịnh Ba Tư, cho đến khi xuất biên chế vào năm 1983. Con tàu cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu vào năm 1988.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi đưa vào hoạt động, lớp Forrest Sherman là những tàu khu trục Hoa Kỳ lớn nhất từng được chế tạo,[3] dài 418 foot (127 m) và trọng lượng choán nước tiêu chuẩn 2.800 tấn (2.800 tấn Anh). Nguyên được thiết kế theo dự án SCB 85, chúng được trang bị ba pháo 5 inch (127 mm)/54 caliber trên ba tháp pháo đơn (một phía mũi, hai phía đuôi tàu), bốn pháo phòng không 3 inch (76 mm)/50 caliber trên hai tháp pháo đôi, cùng súng cối Hedgehogngư lôi chống ngầm.[4]

Jonas Ingram được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Bethlehem Steel Corporation ở Quincy, Massachusetts vào ngày 15 tháng 6, 1955. Nó được hạ thủy vào ngày 7 tháng 8, 1956, được đỡ đầu bởi bà bà Lawrence C. Hays, Jr., con gái đô đốc Ingram, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ tại Xưởng hải quân Boston vào ngày 19 tháng 7, 1957 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân G. L. Rawlings.[1][2][5][6]

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy tại vùng biển Caribe và dọc theo bờ biển Nam Mỹ, Jonas Ingram rời Boston, Massachusetts vào ngày 26 tháng 2, 1958 để hoạt động tuần tra tại vùng biển Tây Ấn. Sau đó nó khởi hành từ Newport, Rhode Island vào ngày 2 tháng 9 cho một lượt phục vụ cùng Đệ Lục hạm đội tại khu vực Địa Trung Hải. Quay trở về Newport vào ngày 12 tháng 3, 1959, nó lại lên đường vào ngày 16 tháng 6, đi đến Mayport, Florida, nơi nó phục vụ như tàu thu hồi cho một cuộc phóng thử nghiệm một đầu đạn trong khuôn khổ Chương trình Mercury ngoài khơi bờ biển Florida vào ngày 25 tháng 6. Trong vai trò soái hạm của Chuẩn đô đốc E. C. Stephen, Tư lệnh Lực lượng Nam Đại Tây Dương, nó lên đường vào ngày 24 tháng 8, tham gia các cuộc tập trận phối hợp với Hải quân PhápHải quân Nam Phi, đồng thời viếng thăm chín quốc gia Châu Phi trước khi quay trở về Mayport vào ngày 15 tháng 11.[1]

Jonas Ingram sau đó phục vụ canh phòng dọc theo tuyến đường khi chuyến bay đưa Tổng thống Dwight D. Eisenhower đi sang tham dự Hội nghị Paris vào tháng 5, 1960, và một lần nữa phục vụ như tàu thu hồi cho một chuyến bay khác của Chương trình không gian Mercury. Nó khởi hành vào ngày 15 tháng 3, 1961 để đi sang vùng biển Châu Phi, tham gia vào những nỗ lực gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Congo. Sau khi quay trở về nhà vào ngày 8 tháng 9, nó lại lên đường vào ngày 18 tháng 10 để tham gia cuộc tập trận của Khối NATO tại vùng biển Bắc Âu, và quay trở về vào ngày 21 tháng 12.[1]

Trong hai năm tiếp theo, Jonas Ingram luân phiên các lượt biệt phái phục vụ tại Địa Trung Hải với các hoạt động tại chỗ từ căn cứ Mayport. Tại Malta vào ngày 21 tháng 9, 1964, nó là một trong số bốn tàu chiến đại diện cho Hoa Kỳ tham dự buổi lễ Anh Quốc trao trả độc lập cho đảo quốc này. Cũng trong chuyến đi này nó đón lên tàu bốn sĩ quan Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ trong khuôn khổ chương trình trao đổi kinh nghiệm của Khối NATO, kéo dài trong bốn tuần lễ. Nó quay trở về vùng biển nhà kịp lúc để tiếp tục phục vụ như tàu thu hồi cho một chuyến bay không người lái trong khuôn khổ Chương trình Gemini vào tháng 12. Con tàu tiếp tục các hoạt động thực hành chống tàu ngầm tại Đại Tây Dương vào tháng 2, 1965, và tham gia cuộc Tập trận Springboard tại vùng biển Caribe trong tháng 3. Sang mùa Hè, con tàu thực hiện chuyến viếng thăm hữu nghị sang vùng Trung Đông, viếng thăm Djibouti, Somaliland thuộc Pháp; Berbera, Somalia; Aden, Yemen; Karachi, Pakistan; và Beirut, Lebanon.[1]

Quay trở về Mayport vào mùa Thu, Jonas Ingram lại phục vụ như tàu thu hồi cho chuyến bay của tàu không gian Gemini 6 đưa các phi hành gia Walter SchirraThomas P. Stafford lên quỹ đạo quanh trái đất vào tháng 12. Sau các hoạt động thường lệ tại vùng biển Đại Tây Dương và Caribe vào đầu năm 1966, nó tiếp tục đi sang Địa Trung Hải để hoạt động cùng Đệ Lục hạm đội. Vào tháng 9, 1966, nó tháp tùng tàu khu trục Stribling (DD-867) đi sang Port Said, trở thành chiếc tàu chiến Hoa Kỳ đầu tiên viếng thăm Ai Cập trong gần 15 năm. Nó quay trở về nhà vào ngày 20 tháng 10, rồi tham gia vào cuộc Tập trận Lantflex 66-2 được tổ chức tại vùng biển Caribe trong tháng 11 và kéo dài cho đến giữa tháng 12. Nó tiếp tục hoạt động tại chỗ từ Mayport cho đến khi lên đường vào ngày 17 tháng 7, 1967 để đi sang Địa Trung Hải. Nó đi đến Gibraltar vào ngày 29 tháng 7 và hoạt động cùng Đệ Lục hạm đội cho đến mùa Thu.[1]

Jonas Ingarm vào năm 1972, sau khi hiện đại hóa khả năng chống ngầm.

Đi đến Xưởng hải quân Philadelphia, Jonas Ingram được tạm thời xuất biên chế để được đại tu đồng thời hiện đại hóa nhằm nâng cao năng lực chống ngầm. Một tháp pháo 5-inch Mark 42 phía đuôi được thay thế bằng một dàn tám ống phóng tên lửa chống ngầm RUR-5 ASROC; hệ thống động lực cũng được nâng cấp để sử dụng nhiên liệu phản lực JP5 thay vì dầu cặn. Con tàu tái biên chế trở lại tại Philadelphia vào tháng 8, 1970 và quay trở về cảng nhà tại Mayport, Florida.[5][6]

Trong lượt hoạt động tại các khu vực Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương và vùng vịnh Ba Tư từ tháng 3 đến tháng 10, 1973, vào ngày 25 tháng 6, Jonas Ingram nhận được tín hiệu cầu cứu S.O.S. từ chiếc tàu Ấn Độ Saudi, vốn đã bị lật úp do biển động nặng tại vùng bờ biển Somalia. Nó đã di chuyển trong đêm để đến hiện trường, cứu được nhiều người sống sót đang bám trên các mảnh vỡ, vớt được tám thi thể nạn nhân, nhưng vẫn còn 97 người mất tích; các nạn nhân được chuyển lên bờ tại Djibouti. Đến ngày 4 tháng 10, 1976, chiếc tàu khu trục lại tiếp tục cứu vớt bảy người sống sót từ một chiếc xuồng máy Phần Lan bị đắm trong biển Baltic; họ được đưa lên bờ tại Karlskrona, Thụy Điển.[6]

Trong những năm tiếp theo, Jonas Ingram còn được phái sang hoạt động tại khu vực Địa Trung Hải trong bốn lượt: từ tháng 1 đến tháng 8, 1977; từ tháng 4 đến tháng 10, 1978; từ tháng 11, 1980 đến tháng 3, 1981; và từ tháng 1, 1982 đến tháng 10, 1983.[6] Chiếc tàu khu trục được cho xuất biên chế vào ngày 4 tháng 3, 1983, rồi rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 15 tháng 6, 1983.[2][5][6] Con tàu cuối cùng được sử dụng như một tiêu thực hành, bị đánh chìm bởi ngư lôi Mark 48 vào ngày 23 tháng 7, 1988.[2][5][6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f Naval Historical Center. Jonas Ingram. Dictionary of American Naval Fighting Ships. Navy Department, Naval History and Heritage Command.
  2. ^ a b c d Yarnall, Paul R. “USS Jonas Ingram (DD-938)”. NavSource.org. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ Không tính đến các chiếc từ DD-927 đến DD-930 vốn được hoàn tất theo cấu hình tàu soái hạm khu trục
  4. ^ Friedman 1982, tr. 246–249.
  5. ^ a b c d Doehring, Thoralf. “USS Jonas Ingram (DD-938)”. Navysite.de. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022.
  6. ^ a b c d e f Schultz, Dave. “U.S.S. Jonas Ingram (DD-938)”. Hullnumber.com. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]



Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Chưa bao giờ trong lịch sử có nền kinh tế của một quốc gia hồi phục nhanh như vậy sau chiến tranh và trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giới thiệu các nhân vật trong Postknight 2
Giới thiệu các nhân vật trong Postknight 2
Trong Postknight 2 chúng ta sẽ gặp lại những người bạn cũ, và thêm những người bạn mới
Giới thiệu nhân vật Yuri Alpha Overlord
Giới thiệu nhân vật Yuri Alpha Overlord
Yuri Alpha (ユ リ ・ ア ル フ ァ, Yuri ・ α) là đội phó của "Pleiades Six Stars", đội chiến hầu của Lăng mộ vĩ đại Nazarick. Cô được tạo ra bởi Yamaiko, một trong ba thành viên nữ của Ainz Ooal Gown
Xác suất có thật sự tồn tại?
Xác suất có thật sự tồn tại?
Bài dịch từ "Does probability exist?", David Spiegelhalter, Nature 636, 560-563 (2024)