Võ Huệ phi

Trinh Thuận Hoàng hậu
貞順皇后
Đường Huyền Tông Hoàng hậu
Thông tin chung
Sinh?
Mấttháng 12, 737
Hưng Khánh cung, Trường An
An tángKính lăng (敬陵)
Phối ngẫuĐường Huyền Tông
Lý Long Cơ
Hậu duệ
Thụy hiệu
Trinh Thuận Hoàng hậu
(貞順皇后)
Thân phụVõ Du Chỉ
Thân mẫuDương thị

Đường Huyền Tông Võ Huệ phi (chữ Hán: 唐玄宗武惠妃, ? - 737), còn gọi là Trinh Thuận Hoàng hậu (貞順皇后), là một sủng phi của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ, vị Hoàng đế thứ 7 hoặc thứ 9 của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc.

Xuất thân là một người cháu của Võ Tắc Thiên, trong suốt đời mình bà chiếm trọn sủng ái của Đường Huyền Tông. Sau khi Vương hoàng hậu bị phế năm 724, địa vị của Võ Huệ phi trong cung được ví như Hoàng hậu, mặc dù bà chưa bao giờ được phong. Bà sinh cho Huyền Tông 4 hoàng tử và 3 công chúa, nhiều hơn bất cứ những phi tần nào khác. Đường Huyền Tông nhiều lần muốn lập bà làm Hoàng hậu nhưng quần thần kiên quyết phản đối, vì bà là con cháu của Võ Tắc Thiên, nên quần thần lo sợ họ Võ lại chiếm giang sơn của nhà Đường.

Có được sự sủng ái, lại muốn cho con trai là Thọ vương Lý Mạo làm Thái tử, Võ Huệ phi tham dự sự kiện cung biến khiến Thái tử trước đó là Lý Anh bị ban chết. Sau khi Phế Thái tử qua đời không lâu, Võ Huệ phi bị ám ảnh bởi chính việc mình gây ra, sợ hãi qua đời. Đường Huyền Tông cả đời chưa từng lập bà làm Hoàng hậu, bèn truy tặng bà thụy hiệu của một Hoàng hậu. Do đó, bà trở thành một trong 2 người phi tần của triều Đường không phải sinh mẫu của Hoàng đế mà lại có thụy hiệu Hoàng hậu, bên cạnh Độc Cô Quý phi. Về sau, Đường Túc Tông cho rằng Võ thị mưu hại hoàng tử, bèn phế trừ thụy hiệu Hoàng hậu của bà.

Tiền trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Võ Huệ phi không rõ sinh năm bao nhiêu, theo suy đoán thì ước chừng vào niên hiệu Thánh Lịch thời Võ Tắc Thiên trị vì, rơi vào khoảng năm 699 vậy, nếu là như vậy thì bà kém Lý Long Cơ tới 14 tuổi. Bà xuất thân từ gia tộc của Võ Tắc Thiên, vào thời điểm này là rất hiển hách.

Cao tổ phụ của Võ thị là Võ Sĩ Nhượng (武士讓), một người chú của Võ Tắc Thiên. Thân phụ của bà là Võ Du Chỉ (武攸止), cưới Dương thị phu nhân xuất thân từ đại gia tộc Hoằng Nông Dương thị, con gái của Huyện thừa huyện Ung Dương Hoành (杨宏), cháu nội của Du Kích tướng quân Dương Diễn (杨衍). Khi Võ Tắc Thiên xưng làm Hoàng đế, Võ Du Chỉ được phong làm Hằng An vương (恒安王)[1]. Võ Du Chỉ mất sớm, Võ thị được nhập cung từ nhỏ nuôi dưỡng[2][3]. Có nhiều hiểu lầm khi cho rằng Võ thị là vào cung làm cung nữ, lệ con gái thân thích hoàng gia được đưa vào cung có từ lâu (xem Sào Lạt vương phi Dương thị), hay thậm chí là đưa vào cung nuôi làm con dâu cũng có (xem bài Minh Tuyên Tông Tôn Quý phi). Trong thời gian ở trong cung, Võ thị được cháu trai của Võ Tắc Thiên là Lâm Tri vương Lý Long Cơ để ý. Lâm Tri vương Lý Long Cơ sau khi dẹp trừ được đối thủ chính trị cuối cùng là Thái Bình công chúa, đã lập tức lên ngôi Hoàng đế. Sử gọi Đường Huyền Tông.

Nhân việc Võ thị do có tư sắc, lại là họ hàng với tổ mẫu của Huyền Tông nên rất có vai vế, Võ thị trở thành phi tử được sủng ái nhất trong số các cung phi khi ấy của Huyền Tông[4]. Vị hiệu trước khi trở thành Huệ phi của bà không được cả hai sách Đường thư ghi lại, căn cứ "Trinh Thuận Hoàng hậu ai sách văn" trong Toàn Đường Văn (全唐文), thông qua câu "Tự Tiệp dư nhi tam mệnh" (自婕妤而三命) mà trước mắt tạm đoán Võ thị có thể từng thụ phong Tiệp dư, hơn nữa còn từng qua tổng cộng 3 lần sách phong[5]. Sau khi chính thức vào hậu cung của Huyền Tông, Võ thị liên tiếp sinh cho Huyền Tông 2 hoàng tử là Lý Nhất (李一), Lý Mẫn (李敏) và Thượng Tiên công chúa, tuy nhiên cả ba người con này đều chết non. Đến khi bà sinh ra Lý Mạo (李清) thì Đường Huyền Tông nhờ đến anh trưởng là Ninh vương Lý Hiến nuôi hộ. Đó là con trai trưởng thành độc nhất của bà. Trong khi Đường Huyền Tông càng ngày càng sủng ái Võ thị, thì ông ngày càng lạnh nhạt với chính cung Vương hoàng hậu. Hoàng hậu từ lúc Huyền Tông còn chưa đăng cơ, đã giúp ông không ít trong việc bảo vệ bản thân và con đường sự nghiệp, nhưng bà không hề có người con nào với Huyền Tông, khiến ông rất buồn phiền. Võ thị nhập cung, Vương hoàng hậu lo sợ thân phận gần với Võ Tắc Thiên mà khuyên ông nên xa lánh, điều này làm rạn nứt mối quan hệ giữa Huyền Tông và Vương hoàng hậu.

Năm Khai Nguyên thứ 10 (722), Huyền Tông bí mật nghị bàn cùng đại thần Khương Kiều (姜皎) về việc phế truất Vương hoàng hậu vì Hoàng hậu không có con, không xứng đáng giữ ngôi vị. Năm thứ 12 (724), anh trai Hoàng hậu là Vương Thủ Nhất bị phát hiện dùng bùa chú trong cung, ông ta đưa cho Hoàng hậu một chiếc vòng thuật với hy vọng Hoàng hậu có thể mang thai. Huyền Tông biết chuyện, nổi giận và phế truất Vương hoàng hậu. Vương hoàng hậu do quá đau buồn mà mất sau đó không lâu.

Ngang hàng Hoàng hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khai Nguyên thứ 12 (724), sau khi Vương hoàng hậu bị hạ bệ, Đường Huyền Tông phong cho Võ thị làm Huệ phi (惠妃), đứng hàng đầu các phi tần trong hậu cung của Đường Huyền Tông. Cùng thời gian đó, mẹ Huệ phi là Dương thị được sắc phong làm Trịnh Quốc phu nhân (鄭國夫人), hai em trai là Võ Trung (武忠) và Võ Tín (武信) được phong làm Tế tửu của Quốc tử giámBí thư giám.

Năm Khai Nguyên thứ 14 (726), Huyền Tông có ý định lập Võ Huệ phi làm Hoàng hậu. Ngự sử Phan Hảo Lễ (潘好礼) dâng sớ không đồng tình, một phần vì bà có họ hàng với Võ Diên Tú cùng Võ Tam Tư đã làm loạn kỉ cương, một phần vì muốn bảo vệ Thái tử Lý Anh - nhị hoàng tử sinh bởi Triệu Lệ phi. Bản thân Võ Huệ phi cũng có hai người con trai, nếu Huệ phi được lập làm Hoàng hậu thì địa vị của Thái tử sẽ trở nên nguy hiểm, vì những lý do lớn đó mà triều thần kiêng quyết phản đối lập Huệ phi làm Hoàng hậu. Huyền Tông cũng vì ân tình cũ, thương xót con của Lệ phi nên xuôi theo[6].

Đại lược tấu sớ của Phan Hảo Lễ năm ấy:

Tuy không được lập làm Hoàng hậu, Huyền Tông vẫn yêu cầu Thái giámCung nữ trong cung đều chuẩn bị nghi trượng, quần áo và sắp xếp lễ nghi cho bà không khác gì một Hoàng hậu[7][8]. Con trai bà là Lý Mạo được phong Thọ vương, Lý Kỳ phong Thịnh vương, các con gái là Hàm Nghi công chúa xuất giá lấy Dương Hồi, con trai của Trường Ninh công chúa. Con gái út của bà là Thái Hoa công chúa, về sau lấy Dương Kỹ, là con của Dương Huyền Khuê (杨玄珪), bá phụ của Thọ vương phi Dương thị, vợ của Lý Mạo.

Cuối đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Mưu hại Hoàng tử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoại trừ Huệ phi, Huyền Tông khi trước từng sủng ái Triệu Lệ phi là sinh mẫu của Thái tử Lý Anh, ngoài ra còn có Hoàng Phủ Đức nghi là sinh mẫu của Ngạc vương Lý Dao (李瑤) và Lưu Tài nhân là sinh mẫu của Quang vương Lý Cư (李琚). Khi Võ Huệ phi đắc sủng, những phi tần khác đều thất sủng, do vậy Thái tử Lý Anh cùng Ngạc vương và Quang vương bất bình thay cho mẫu thân, liền không có quan hệ tốt với Huệ phi. Khi đó con trai Huệ phi là Thọ vương Lý Mạo được sủng ái, hơn hẳn các anh em khác, Thái tử cùng hai Vương vì việc thất sủng của mẹ và địa vị của Thọ vương mà thường qua lại, cả ba dần đều chung y tưởng ý oán hận mẹ con Võ Huệ phi[9][10].

Khi ấy, con rể Dương Hồi vì biết tâm ý của Huệ phi nên rất chú ý nhất cử nhất động của Thái tử, có gì đều mật tấu, chỉ ra được sự oán hận của Thái tử cùng hai Vương nên khiến Huệ phi rất bất an. Do vậy Huệ phi gặp Huyền Tông mà khóc lóc, nói Thái tử kết đảng muốn hại chết mẹ con Huệ phi, lại còn ám chỉ Thái tử có ý dòm ngó ngôi vị chí tôn. Đường Huyền Tông dần tin là thật, bèn muốn phế đi Thái tử, nhưng Thượng thư lệnh Trương Cửu Linh (张九龄) dẫn chuyện Ly Cơ, Giang Sung, Giả Nam Phong cùng Độc Cô Hoàng hậu năm xưa, nhấn mạnh nghe theo người khác làm thay đổi vị trí Thái tử thì chính sự tắc loạn, do vậy việc bèn tạm thôi. Sau đó, Trương Cửu Linh bị Võ Huệ phi gây sức ép dẫn đến nỗi bị bãi quan, Đường Huyền Tông lấy Lý Lâm Phủ thay vào, đó là người được Võ Huệ phi tiến cử. Lâm Phủ chịu ơn tiến cử của Huệ phi nên nguyện theo bà ta phò trợ Thọ vương, do vậy cùng với Võ Huệ phi thông đồng với đại thần và Dương Hồi muốn phế truất Thái tử Lý Anh, để con trai bà đăng ngôi Thái tử[11].

Năm Khai Nguyên thứ 25 (737), tháng 4, Dương Hồi mật tấu Huệ phi, nói anh của Thái tử phi Tiết thị là Tiết Đồng muốn cùng Thái tử tiến hành binh biến. Nghe thấy thế, Võ Huệ phi tiến hành âm mưu, bà ta sai người đến Đông cung và hai Vương truyền rằng trong cung có gian tặc, gọi 3 vị Hoàng tử vào cung dẹp giặc, Thái tử cùng hai Vương nghe có giặc nên bèn phải mặc áo giáp và cầm binh khí. Sau khi ba vị Hoàng tử vào, Huệ phi liền khóc lóc nói với Huyền Tông rằng:「"Thái tử và hai Vương mưu phản, còn mặc giáp vào cung!"」. Huyền Tông tra khảo và phát hiện đúng sự tình, sai bắt giam cả ba Hoàng tử mặc cho họ kêu oan thống thiết. Hôm sau, Huyền Tông gọi các đại thần vào nghị sự chuyện của Thái tử, Lý Lâm Phủ lúc này đã là đại thần trụ cột của triều đình, khuyên:「"Đây đều là việc nhà của bệ hạ, chúng thần không tiện can gián!"」. Đường Huyền Tông do ảnh hưởng của Võ Huệ phi mà phế truất cả ba vị Hoàng tử làm Thứ nhân, đồng thời ép cả ba phải tự sát[12][13][14].

Kinh hãi mà qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù Võ Huệ phi có mưu tính hại cả Thái tử, thế nhưng lá gan lại rất nhỏ, không lâu sau khi hại thê thảm ba vị Hoàng tử thì bản thân bà cũng tự dọa mình mà chết. Theo truyện kể lại, Võ Huệ phi đêm nằm mơ thường thấy ba vị Hoàng tử đến ám mình, ngủ luôn không sâu nên sinh bệnh tật, bà ta mời thầy cúng vào trong cung, cúng bái quỷ thần nhưng vẫn tiếp tục những cơn ác mộng. Bà cho mời thầy cúng, lại tiếp tục cải táng ba vị Hoàng tử, hay thậm chí cho người tuẫn tang, tất cả mọi biện pháp nhưng đều không có kết quả[15][16].

Năm Khai Nguyên thứ 25 (737), tháng 12, Võ Huệ phi tự mình hù chết, qua đời khi hơn 40 tuổi. Khi Huệ phi qua đời, Đường Huyền Tông vô cùng tiếc thương, truy phong bà là Trinh Thuận Hoàng hậu (貞順皇后), táng ở Kính lăng (敬陵), cách Trường An tầm 30 km, ở phía Nam của Hạo Thiên quan cũng lập Miếu thờ[17].

Ngày Võ thị mất, Huyền Tông hạ chiếu:

Sau khi Huệ phi qua đời, Đường Huyền Tông cho lập miếu cầu tự ngày đêm cúng vái, ra chiều thương tiếc cho đến khi sủng hạnh con dâu bà là Dương Quý phi. Sau này vào thời Càn Nguyên, Đường Túc Tông đăng cơ, xét Võ Huệ phi âm mưu giết hại ba vị Hoàng tử, tuy không đề cập việc bỏ đi huy hiệu Hoàng hậu nhưng tước bỏ việc tế tự[18]. Như vậy tuy trên thực tế còn được giữ huy hiệu Hoàng hậu và Kính lăng theo mô thức Hoàng hậu, Võ thị đã không còn được hưởng tế cúng với tư cách Hoàng hậu từ các Hoàng đế đời sau.

Võ Huệ phi sinh cho Đường Huyền Tông Lý Long Cơ tổng 7 người con, 4 hoàng tử và 3 hoàng nữ, trong đó 3 người chết non.

  1. Hạ Điệu vương Lý Nhất [夏悼王李一; 716 - 717], hoàng tử thứ 9, chết non[19].
  2. Hoài Tư vương Lý Mẫn [怀哀王李敏; 719 - 720], hoàng tử thứ 15, chết non.
  3. Thọ vương Lý Mạo [壽王李瑁; ? - 775], bổn danh Lý Thanh (李清), hoàng tử thứ 18.
    Các con đầu của Huệ phi đều chết yểu, nên khi Lý Thanh sinh ra bèn đưa cho Ninh vương Lý Hiến nuôi dưỡng, tròn hơn 10 năm. Năm 725, phong Vương, trở về cung và cải tên [Lý Mạo]. Võ Huệ phi mưu cùng Lý Lâm Phủ triệt hạ Thái tử Lý Anh, hòng đưa Thọ vương Lý Mạo lên ngôi Thái tử không thành. Lý Mạo lấy Dương thị làm phi, sau bị Đường Huyền Tông ép phải ly hôn. Mất dưới thời Đường Đại Tông.
  4. Thịnh vương Lý Kì [盛王李琦; ? - 764], bổn danh Lý Mộc (李沐), hoàng tử thứ 21.
    Năm 725, phong Vương, sang năm 727 lãnh Đô đốc Dương Châu. Đến năm 732, nhận vinh hàm Khai phủ nghi đồng Tam ti, đổi tên [Lý Kỳ]. Loạn An Sử, cùng Thọ vương Mạo hộ tống Huyền Tông đến Thục. Mất dưới thời Đường Đại Tông, tặng Thái phó.
  5. Thượng Tiên công chúa [上仙公主], sinh khoảng năm đầu Khai Nguyên, mấy ngày sau chết non.
    Khi công chúa qua đời, xuất hiện [Tường phong thụy hồng; 祥風瑞虹], Trương Cửu Linh nói công chúa là thần tiên hạ phàm, thỉnh cầu Đường Huyền Tông đem chuyện này coi như điềm lành ghi vào sách sử, cũng tặng hiệu [Thượng Tiên].
  6. Hàm Nghi công chúa [咸宜公主; ? - 784], sinh khoảng sau năm 721.
    Vì duyên cớ Võ Huệ phi, công chúa hưởng thực ấp 1.000 hộ, vượt hơn nhiều mức 500 tiêu chuẩn cho một công chúa. Năm 735, công chúa hạ giá Dương Hồi (杨洄), con trai của Trường Ninh công chúa - con gái thứ của Đường Trung TôngDương Chân Giao (杨慎交). Cả hai sinh một con trai Dương Thuyết (杨說), về sau lấy Kiến Bình công chúa - một con gái khác của Đường Huyền Tông. Năm 761, Kỳ vương Lý Trân phản loạn thất bại, Phò mã Dương Hồi bị liên lụy và ban chết, công chúa tái giá Thôi Tung (杨洄). Mất dưới đời Đường Đức Tông.
  7. Thái Hoa công chúa [太華公主], hoàng nữ thứ 21.
    Năm 745, hạ giá lấy Dương Kỹ (杨锜) - con trai của Dương Huyền Khuê (杨玄珪), em họ của Dương Quý phi. Dương Kỹ nhân đó được bái Bạc Thanh Quang lộc đại phu, Vệ Úy khanh, Phò mã Đô úy, lại tiến phong Thị ngự sử. Thái Hoa công chúa là vị công chúa được Huyền Tông sủng ái cực điểm vì duyên cố của mẹ ruột, lễ nghi vượt các công chúa khác, Thái Hoa cùng chồng Dương Kỹ được đặc biệt đưa về sống trong Tư đệ ở khuôn viên cấm cung. Thái Hoa công chúa qua đời trong năm Thiên Bảo.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《全唐文》《郑国夫人神道碑》:"郑国夫人者,弘农杨氏之女也,开元神武皇帝惠妃之母。曾祖讳谌,以礼乐习文,为越州司马。祖衍,以折冲学武,为游击将军。父宏,以门才入仕,为雍县丞,而早卒。初则天之代,夫人言归武氏,曰恒安郡王,生惠妃及家令忠、太子仆信。开元十年三月,终於通化里,其四月,卜宅於少陵原。"
  2. ^ 【旧唐书卷51后妃上】: 攸止卒後,后尚幼,隨例入宮。
  3. ^ 【新唐书卷七十六 列传第一】: 玄宗貞順皇后武氏,恒安王攸止女,幼入宮。
  4. ^ 【旧唐书卷51后妃上】: 上即位,漸承恩寵。
  5. ^ 【全唐文 卷三百五】: 維開元二十五年歲次丁丑十二月庚子朔七日丙午,惠妃武氏薨於興慶宮之前院,移殯春宮麗正殿之西階。粵翌日,乃命有司持節冊諡曰貞順皇后,以旌德飾終也。洎明年春二月己亥朔二十二日庚申,將遷座於敬陵,禮也。啟攢塗於春禁,候重門於初旭,轉靈衛於金根,緬哀懷於上國。亦既有命,銘於貞王。其詞曰:《風》之始者,(闕二字)備內。職選才淑,政兼翊戴。化錫丕祉,繁華鍾美。我天后之從孫,周桓王之季子。於渭之涘,重開戚裏。鵷鸞飛翔,珮玉鏘鏘。自婕妤而三命,乃率先於雁行。出言有章,彤管有光。孝慈之心,諒自天啟。鞠育孫幼,恩流愷悌。七子既均,六宮有禮。貴主三分於外館,賢王兩辟於朱邸。彼陰教兮惟微,承日月之光輝。輔聖人之至德,故動用而無違。驪穀湯泉,天行暮律。屬車之內,陪遊之日。孰謂蕩邪,茲焉遇疾。(闕)焚香山,以邀元吉。卻屆重城,彌留永畢。思勿藥之有喜,痛還年之無術。嗚呼哀哉!覽舊館兮洞開,踐芳塵兮徘徊。指甘泉之畫像,謂德容之在哉!自昔層城之宮,椒風之殿,獲遇明主,是矜邦媛。有平生之渥恩,無淪沒之餘眷。況貞順之寵錫,伊往古而莫見。卜兆考常,三龜既良。園陵蒼蒼,在國之陽。傍芙蓉而左轉,怨桃李之春芳。風卷旌旆,繁笳委咽。中使護道,懿親辭訣。山藏玉衣,地留金穴。惟清灞之永矣,流國風而不竭。嗚呼哀哉!
  6. ^ 【新唐书卷七十六 列传第一】将遂立皇后,御史潘好礼上疏曰:"《礼》,父母仇,不共天。《春秋》,子不复仇,不子也。陛下欲以武氏为后,何以见天下士!妃再从叔三思也,从父延秀也,皆干纪乱常,天下共疾。夫恶木垂荫,志士不息;盗泉飞溢,廉夫不饮。匹夫匹妇尚相择,况天子乎?愿慎选华族,称神祇之心。《春秋》:宋人夏父之会,无以妾为夫人;齐桓公誓葵丘曰:'无以妾为妻。'此圣人明嫡庶之分。分定,则窥竞之心息矣。今人间咸言右丞相张说欲取立后功图复相,今太子非惠妃所生,而妃有子,若一俪宸极,则储位将不安。古人所以谏其渐者,有以也!"遂不果立。
  7. ^ 【旧唐书卷51后妃上】: 及王庶人廢後,特賜號為惠妃,宮中禮秩,一同皇后。
    Dịch: "Sau khi Vương thứ nhân bị phế, bà được đặc cách phong hiệu là Huệ phi. Hễ khi trong cung có lễ tiết, bà đều được dùng ngự như Hoàng hậu".
  8. ^ 【新唐书卷七十六 列传第一】: 時王皇后廢,故進冊惠妃,其禮秩比皇后。
  9. ^ 【旧唐书卷一百〇七玄宗諸子】: 瑛母趙麗妃,本伎人,有才貌,善歌舞,玄宗在潞州得幸。及景雲升儲之後,其父元禮、兄常奴擢為京職,開元初皆至大官。及武惠妃寵幸,麗妃恩乃漸弛。時鄂王瑤母皇甫德儀、光王琚母劉才人,皆玄宗在臨淄邸以容色見顧,出子朗秀而母加愛焉。及惠妃承恩,鄂、光之母亦漸疏薄,惠妃之子壽王瑁,鐘愛非諸子所比。瑛於內第與鄂、光王等自謂母氏失職,嘗有怨望。
  10. ^ 【新唐书卷七十六 列传第一】: 初,瑛母以倡進,善歌舞,帝在潞得幸。及即位,擢妃父元禮、兄常奴皆至大官。鄂、光二王母亦帝為臨淄王時以色選。及武惠妃寵幸傾後宮,生壽王,愛與諸子絕等。而太子、二王以母失職,頗怏怏。
  11. ^ 【旧唐书卷一百〇七玄宗諸子】: 惠妃女咸宜公主出降於楊洄,洄希惠妃之旨,規利於己,日求其短,譖於惠妃。妃泣訴於玄宗,以太子結黨,將害於妾母子,亦指斥於至尊。玄宗惑其言,震怒,謀於宰相,意將廢黜。中書張九齡奏曰:「陛下纂嗣鴻業,將三十年,太子已下,常不離深宮,日受聖訓。今天下之人,皆慶陛下享國日久,子孫蕃育,不聞有過,陛下奈何以一日之間廢棄三子?伏惟陛下思之。且太子國本,難於動搖。昔晉獻公惑寵嬖之言,太子申生憂死,國乃大亂。漢武威加六合,受江充巫蠱之事,將禍及太子,遂至城中流血。晉惠帝有賢子為太子,容賈後之譖,以至喪亡。隋文帝取寵婦之言,廢太子勇而立晉王廣,遂失天下。由此而論之,不可不慎。今太子既長無過,二王又賢,臣待罪左右,敢不詳悉。」玄宗默然,事且寢。其年,駕幸西京,以李林甫代張九齡為中書令,希惠妃之旨,托意於中貴人,揚壽王瑁之美,惠妃深德之。
  12. ^ 【新唐书卷七十六 列传第一】:希妃意陷太子、鄂光二王,皆废死。
  13. ^ 【新唐书卷七十六 卷八十二 十一宗諸子】: 二十五年,洄復構瑛、瑤、琚與妃之兄薛銹異謀。惠妃使人詭召太子、二王,曰:「宮中有賊,請介以入。」太子從之。妃白帝曰:「太子、二王謀反,甲而來。」帝使中人視之,如言,遽召宰相林甫議,答曰:「陛下家事,非臣所宜豫。」帝意決,乃詔:「太子瑛、鄂王瑤、光王琚同惡均罪,並廢為庶人;銹賜死。」瑛、瑤、琚尋遇害,天下冤之,號「三庶人」。歲中,惠妃數見庶人為祟,因大病。夜召巫祈之,請改葬,且射行刑者瘞之,訖不解。妃死,崇亡。寶應元年,詔贈瑛皇太子,瑤等復王。瑛子五人:儼、伸、倩、俅、備。瑛之廢,帝使慶王畜儼等為子。儼封新平郡王,伸平原郡王,俅嗣慶王,備太仆卿,倩失傳。
  14. ^ 【旧唐书卷一百〇七玄宗諸子】: 二十五年四月,楊洄又構於惠妃,言瑛兄弟三人與太子妃兄駙馬薛鏽常構異謀。玄宗遽召宰相籌之,林甫曰:「此蓋陛下家事,臣不合參知。」玄宗意乃決矣。使中官宣詔於宮中,並廢為庶人,鏽配流,俄賜死於城東驛。天下之人不見其過,鹹惜之。
  15. ^ 【旧唐书卷一百〇七玄宗諸子】: 其年,武惠妃數見三庶人為崇,怖而成疾,巫者祈請彌月,不痊而殞。
  16. ^ 【新唐书卷七十六 卷八十二 十一宗諸子】: 歲中,惠妃數見庶人為祟,因大病。夜召巫祈之,請改葬,且射行刑者瘞之,訖不解。妃死,崇亡。
  17. ^ 【旧唐书卷五十一 列传第一】: 惠妃以开元二十五年十二月薨,年四十余。下制曰:"存有懿范,没有宠章,岂独被于朝班,故乃施于亚政,可以垂裕,斯为通典。故惠妃武氏,少而婉顺,长而贤明,行合礼经,言应图史。承戚里之华胄,升后庭之峻秩,贵而不恃,谦而益光。以道饬躬,以和逮下,四德粲其兼备,六宫咨而是则。法度在己,靡资珩佩;躬俭化人,率先絺纮。夙有奇表,将加正位,前后固让,辞而不受,奄至沦殁,载深感悼,遂使玉衣之庆,不及于生前;象服之荣,徒增于身后。可赠贞顺皇后,宜令所司择日册命。"葬于敬陵。时庆王琮等请制齐衰之服,有司请以忌日废务,上皆不许之。立庙于京中昊天观南,乾元之后,祠享亦绝。
  18. ^ 【旧唐书卷51后妃上】: 葬於敬陵。時慶王琮等請制齊衰之服,有司請以忌日廢務,上皆不許之。立廟於京中昊天觀南,乾元之後,祠享亦絕。
  19. ^ 《全唐文·卷二百五十六·大唐故悼王石塔铭》: 唐开元五年岁在丁巳四月庚午朔二十一日庚寅,故悼王薨於上阳之中禁,年曰二岁,而未及周。呜呼哀哉!王即开元神武皇帝第九之爱子也,以某月二十七日景申,葬於万安山之东南岭。圹唯五尺,棺不三寸,垒石塔一丈於其上,不雕不砻,从省薄也。其铭曰:南有万安兮北有洛城,城可望兮天之京,呜呼悼王宁不恋兮?呜呼悼王宁不见兮?倚素塔兮陵翠微,空不碍兮云则飞,呜呼悼王兮其何归?

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tết Hàn thực cổ truyền của dân tộc
Tết Hàn thực cổ truyền của dân tộc
Tết Hàn Thực hay Tết bánh trôi bánh chay là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch.
[ZHIHU]
[ZHIHU] "Bí kíp" trò chuyện để ghi điểm trong mắt bạn gái
Những cô gái có tính cách khác nhau thì thang điểm nói của bạn cũng sẽ khác
Ray Dalio - Thành công đến từ những thất bại đau đớn nhất
Ray Dalio - Thành công đến từ những thất bại đau đớn nhất
Ray Dalio là một trong số những nhà quản lý quỹ đầu tư nổi tiếng nhất trên thế giới
Những kiểu tóc đẹp chơi tết 2020 là con gái phải thử
Những kiểu tóc đẹp chơi tết 2020 là con gái phải thử
“Cái răng cái tóc là gốc con người”. Tết này bạn hãy “làm mới” mình bằng một trong các kiểu tóc đang biến các cô nàng xinh lung linh hơn nhé.