Vương Ông Tu

Điệu hậu
悼后
Hán Tuyên Đế sinh mẫu
Thông tin chung
Phu quânĐiệu hoàng khảo Lưu Tiến
Hậu duệHán Tuyên Đế Lưu Tuân
Tên đầy đủ
Vương Ông Tu (王翁須)
Thụy hiệu
Điệu hậu
(悼后)

Vương Ông Tu (chữ Hán: 王翁須; ? - 91 TCN), cũng gọi Điệu hậu (悼后) hay Sử hoàng tôn Vương phu nhân (史皇孙王夫人), là phu nhân của Điệu hoàng khảo Lưu Tiến và là sinh mẫu của Hán Tuyên Đế Lưu Tuân.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuở thiếu thời

[sửa | sửa mã nguồn]

Điệu hậu Vương thị, xuất thân bình dân, người huyện Quảng Vọng, Trác quận (广望涿郡; nay là huyện Lễ, Bảo Định, tỉnh Hà Bắc). Mẹ bà Vương Ẩu (王媼) vốn là người huyện Lễ Ngô, tái giá lấy người ở Quảng Vọng là Vương Ti Thủy (王虒始), sinh hạ Vương Vô Cố (王无故), Vương Vũ (王武) cùng một con gái, chính là Điệu hậu Vương Ông Tu.

Khi Vương Ông Tu tầm 8 tuổi, bà đến sống và học ca vũ trong phủ của Lưu Trọng Khanh (劉仲卿) - con trai Quảng Vọng Tiết hầu Lưu Trung (劉忠) và là cháu nội của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng. Khi ấy nhìn Ông Tu có tư sắc, Trọng Khanh nói với Vương Ti Thủy rằng:"Ông đem Ông Tu cho ta nuôi, ta sẽ giáo dục nó tử tế thành nhân". Vương Ẩu còn vì con gái mà làm vài bộ quần áo đơn sơ. Từ khi đến nhà Lưu Trọng Khanh, cứ mỗi hè thì Ông Tu được quay về để lấy thêm đồ vật, quần áo tùy theo mùa[1]. Khoảng 4-5 năm sau, Vương Ông Tu nói với mẹ:"Lưu Trọng Khanh muốn bán con cho một người Hàm Đan là Giả Trường Nhi làm Ca vũ nữ!", vì thế hai mẹ con bèn đào tẩu.

Đến hương Bình, người của Lưu Trọng Khanh tìm hai mẹ con quá gắt, Vương Ẩu bèn đem Ông Tu về, nói với Trọng Khanh rằng:"Con gái ta đến nhà của ngài, chưa từng làm tệ hại, sao lại đem con của ta đi bán chứ?!", Trọng Khanh bèn nói:"Không phải như bà nghĩ đâu!". Vài ngày sau đó, xe ngựa của Giả Trường Nhi đến đón, Vương Ông Tu muốn từ biệt cha mẹ, khóc lóc hồi lâu, Vương Ẩu bèn nói:"Hay là nhà ta đi cáo trạng đi?!", nhưng Ông Tu nói:"Mẹ hãy thuận theo tự nhiên đi, ở đây cáo trạng cũng vô ích". Sau đó, Vương Ẩu cùng Vương Ti Thủy về nhà gói gém đồ đạc, cứ bám theo con gái đến Trung Sơn. Khi đó Vương Ông Tu cùng 5 Ca vũ nữ khác ở trọ tại cùng 1 quán, thế là Vương Ẩu cũng bầu bạn với con gái 1 đêm[2]. Ngày hôm sau, Vương Ti Thủy thay Vương Ẩu chăm sóc Ông Tu, còn bà về nhà bán nốt vài món đồ để đi theo con gái đến Hàm Đan, nhưng gặp Vương Ti Thủy trở về nói:"Ông Tu đã đi, ta không đủ lộ phí, bèn trở về!". Từ đó, Vương Ông Tu cùng gia đình bặt vô âm tín[3].

Làm dâu nhà Hán

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi đến Hàm Đan, Vương Ông Tu cùng 5 Ca vũ nữ khác được Giả Trường Nhi dạy dỗ nghiêm khắc Ca vũ. Khoảng năm Thiên Hán (100 TCN - 97 TCN), sứ giả từ Trường An là Thái tử xá nhân Hầu Minh (侯明) theo lệnh của Thái tử Lưu Cứ cùng Sử Lương đệ, chọn ở Hàm Đan các Ca vũ nữ để nhập Thái tử cung, hầu cận Hoàng tôn Lưu Tiến. Vương Ông Tu cùng các Ca vũ nữ khác, cộng 5 người, được Giả Trường Nhi hộ tống đến Trường An[4].

Khoảng năm Thái Thủy (96 TCN - 93 TCN), Vương Ông Tu được Lưu Tiến sủng hạnh. Sang năm Chinh Hòa thứ 2 (91 TCN), Vương Ông Tu sinh hạ Lưu Bệnh Dĩ, con trai trưởng của Lưu Tiến, do đó gọi Hoàng tằng tôn. Vốn Vương Ông Tu nhập Thái tử cung chỉ là Gia nhân tử, do Thái tử cung không có danh phận đặc thù dành cho thiếp thất của Hoàng tôn. Sau khi sinh Lưu Bệnh Dĩ, bà được trở thành Chính phối của Lưu Tiến, đương thời gọi [Vương phu nhân; 王夫人].

Sau vài tháng hạ sinh Lưu Bệnh Dĩ, Thái tử Lưu Cứ cùng Lưu Tiến bị liên lụy Án Vu cổ mà thân bại danh liệt. Vương Ông Tu cùng các nữ quyến của Thái tử cung đều bị xử trảm. Chỉ duy có Lưu Bệnh Dĩ là còn sống. Thi thể của Vương Ông Tu cùng Lưu Tiến được táng ở Quảng Minh[5][6].

Sau khi Hán Chiêu Đế băng hà, Hoắc Quang lập Xương Ấp vương Lưu Hạ kế vị. Nhưng sau 27 ngày, Lưu Hạ bị phế truất do thiếu khả năng trị vì. Thế là, Hoằng tằng tôn Lưu Bệnh Dĩ, con trai Sử hoàng tôn Lưu Tiến cùng Vương Ông Tu được Hoắc Quang chọn làm người kế vị Chiêu Đế, sử gọi Hán Tuyên Đế.

Năm Nguyên Bình nguyên niên (74 TCN), tháng 7, ngày Canh Thân, Hán Tuyên Đế tức vị. Năm Bổn Thủy nguyên niên (73 TCN), tháng 6, hạ chiếu nói:"Cố Hoàng thái tử táng ở huyện Hồ, không có thụy hiệu, cũng không có bốn mùa hiến tế theo lễ, nay nên nghị định thụy hiệu, thiết trí viên tẩm cùng an bài dân hộ trông coi lăng viên". Quan viên lâu lên nên truy tôn cho Thái tử Lưu Cứ, Sử lương đệ, Sử hoàng tôn cùng Vương phu nhân[7][8]. Tấu viết:

Năm Địa Tiết thứ 2 (68 TCN), Hán Tuyên Đế tìm được nhà bà ngoại Vương Ẩu. Hai anh của Điệu hậu là Vương Vô Cố, Vương Vũ đều tùy sứ giả mà diện kiến trước điện. Khi đó Vương Ẩu đi xe bò đến, nên bá tánh gọi là Ngưu Ẩu[9]. Mới đầu, Hán Tuyên Đế vừa kế vị đã phái người đi tìm nhà bà ngoại, do nhiều năm đã qua, nên manh mối cứ thật giả lẫn lộn. Khi chính xác tìm được, Tuyên Đế phái Thái trung đại phu Nhậm Tuyên (任宣) cùng Thừa tướng thuộc lại đến nhà dò hỏi, xem xét thực hư. Sau khi Nhậm Tuyên xác định sự thật, Hán Tuyên Đế ban thưởng Vương Vô Cố, Vương Vũ làm Quan nội hầu, cùng một số tiền tài khác. Không lâu sau, Vương Ẩu được phong làm Bác Bình quân (博平君), lấy hai huyện Bác Bình và Lễ Ngô làm Canh mộc ấp, cộng 12.000 hộ. Vương Vô Cố được phong làm Bình Xương hầu (平昌侯), Vương Vũ làm Nhạc Xương hầu (樂昌侯), thực ấp 6.000 hộ[10]. Khi ấy, cha của Điệu hậu là Vương Ti Thủy đã mất (70 TCN), được truy tặng làm Tư Thành hầu (思成侯), chiếu lệnh Trác quận tu sửa phòng ốc chỗ ở cũ, thành lập viên ấp 400 hộ, phái Trưởng thừa ấn quy định mà phụng thủ. Sau khi Bác Bình quân qua đời, truy tặng Tư Thành phu nhân (思成夫人), di chuyển hợp táng với Tư Thành hầu ở Cố Thành của Quảng Minh, thiết trí viên ấp Trưởng thừa, hủy bỏ Tư Thành viên tại quận Trác. Vương thị phong Hầu hai người, con của Vương Vô Cố là Vương Tiếp (王接) làm đến Đại tư mã Đại tướng quân, con của Vương Vũ là Vương Thương (王商) làm Thừa tướng[11].

Năm Nguyên Khang nguyên niên (65 TCN), Thừa tướng Ngụy Tương dâng tấu sớ nói:"Kinh Lễ viết:'Phụ vi sĩ, tử vi thiên tử, tế dĩ thiên tử'. Điệu viên nên thượng tôn làm Hoàng khảo, lập Miếu, ở trong lăng viên thành lập tẩm điện, dùng lễ nghi Thiên tử mà cúng bái. Gia tăng hộ cung phụng thành 1.800 hộ, thiết trí Phụng Minh huyện. Tôn Lệ phu nhân làm Lệ hậu, thiết trí lăng viên cùng thái ấp cung phụng lên 300 hộ"[12][13].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《汉书·卷九十七上·外戚传第六十七上》:初,上即位,数遣使者求外家。久远,多似类而非是。既得王媪,令太中大夫任宣与丞相御史属杂考问乡里识知者,皆曰王妪。妪言名妄人,家本涿郡蠡吾平乡。年十四嫁为同乡王更得妻。更得死,嫁为广望王虒始妇,产子男无故、武,女翁须,翁须年八九岁时,寄居广望节侯子刘仲卿宅,仲卿谓虒始曰:"予我翁须,自养长之。"媪为翁须作缣单衣,送仲卿家。仲卿教翁须歌舞,往来归取冬夏衣。
  2. ^ 《汉书·卷九十七上·外戚传第六十七上》:居四五岁,翁须来言:"邯郸贾长皃求歌舞者,仲卿欲以我与之。"媪即与翁须逃走,之平乡。仲卿载虒始共求媪,媪惶急,将翁须归,曰:"儿居君家,非受一钱也,奈何欲予它人?"仲卿诈曰:"不也。"后数日,翁须乘长皃车马过门,呼曰:"我果见行,当之柳宿。"媪与虒即之柳宿,见翁须相对涕泣,谓曰:"我欲为汝自言。"翁须曰:"母置之,何家不可以居?自言无益也。"媪与虒始还求钱用,随逐至中山卢奴,见翁须与歌舞等比五人同处,媪与翁须共宿。
  3. ^ 《汉书·卷九十七上·外戚传第六十七上》:明日,虒始留视翁须,媪还求钱,欲随至邯郸。媪归,粜买未具,虒始来归曰:"翁须已去,我无钱用随也。"因绝至今,不闻其问。
  4. ^ 《汉书·卷九十七上·外戚传第六十七上》:贾长皃妻贞及从者师遂辞:"往二十岁,太子舍人侯明从长安来求歌舞者,请翁须等五人。长皃使遂送至长安,皆入太子家。"及广望三老更始、刘仲卿妻其等四十五人辞,皆验。
  5. ^ 《汉书·卷九十七上·外戚传第六十七上》:史皇孙王夫人,宣帝母也,名翁须,太始中得幸于史皇孙。皇孙妻、帝无号位,皆称家人子。征和二年,生宣帝。帝生数月,卫太子、皇孙败,家人子皆坐诛,莫有收葬者,唯宣帝得全。
  6. ^ 班固《汉书 武五子传》载:初,太子有三男一女,女者平舆侯嗣子尚焉。及太子败,皆同时遇害。卫后、史良悌葬长安城南。史皇孙、皇孙妃王夫人及皇女孙葬广明。
  7. ^ 班固《汉书 宣帝纪》载:六月,诏曰:"故皇太子在湖,未有号谥、岁时祠。其议谥,置园邑。"
  8. ^ 班固《汉书 武五子传》载:太子有遗孙一人,史皇孙子,王夫人男,年十八即尊位,是为孝宣帝,帝初即位,下诏曰:"故皇太子在湖,未有号谥,岁时祠,其议谥,置园邑。"有司奏请;"《礼》‘为人后者,为之子也’,故降其父母不得祭,尊祖之义也。陛下为孝昭帝后,承祖宗之祀,制礼不逾闲。谨行视孝昭帝所为故皇太子起位在湖,史良娣冢在博望苑北,亲史皇孙位在广明郭北。谥法曰‘谥者,行之迹也’,愚以为亲谥宜曰悼,母曰悼后,比诸侯王国,置奉邑三百家。故皇太子谥曰戾,置奉邑二百家。史良娣曰戾夫人,置守冢三十家。园置长丞,周卫奉守如法。"以湖阌乡邪里聚为戾园,长安白亭东为戾后园,广明成乡为悼园。皆改葬焉。
  9. ^ 《汉书·卷九十七上·外戚传第六十七上》:即尊位后,追尊母王夫人谥曰悼后,祖母史良娣曰戾后,皆改葬,起园邑,长丞奉守。语在《戾太子传》。地节三年,求得外祖母王媪,媪男无故,无故弟武皆随使者诣阙。时乘黄牛车,故百姓谓之黄牛妪。
  10. ^ 《汉书·卷九十七上·外戚传第六十七上》:宣奏王媪悼后母明白,上皆召见,赐无故、武爵关内侯,旬月间,赏赐以巨万计。顷之,制诏御史赐外祖母号为博平君,以博平、蠡吾两县户万一千为汤沐邑。封舅无故为平昌侯,武为乐昌侯,食邑各六千户。
  11. ^ 《汉书·卷九十七上·外戚传第六十七上》:初,虒始以本始四年病死,后三岁,家乃富贵,追赐谥曰思成侯。诏涿郡治冢室,置园邑四百家,长丞奉守如法。岁余,博平君薨,谥曰思成夫人,诏徙思成侯合葬奉明顾成庙南,置园邑长丞,罢涿郡思成园。王氏侯者二人,无故子接为大司马车骑将军,而武子商至丞相,自有传。
  12. ^ 班固《汉书 武五子传》载:后八岁,有司复言:"《礼》‘父为士,子为天子,祭以天子’。悼园宜称尊号曰皇考,立庙,因园为寝,以时荐享焉。益奉园民满千六百家,以为奉明县。尊戾夫人曰戾后,置园奉邑,及益戾园各满三百家。"
  13. ^ 班固《汉书 宣帝纪》载:夏五月,立皇考庙。益奉明园户为奉明县。
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu nhân vật Yuta Okkotsu trong Jujutsu Kaisen
Giới thiệu nhân vật Yuta Okkotsu trong Jujutsu Kaisen
Yuta Okkotsu (乙おっ骨こつ憂ゆう太た Okkotsu Yūta?) là một nhân vật phụ chính trong sê-ri Jujutsu Kaisen và là nhân vật chính của sê-ri tiền truyện.
Nhân vật Tsugikuni Yoriichi -  Kimetsu no Yaiba
Nhân vật Tsugikuni Yoriichi - Kimetsu no Yaiba
Tsugikuni Yoriichi「継国緑壱 Tsugikuni Yoriichi」là một kiếm sĩ diệt quỷ huyền thoại thời Chiến quốc. Ông cũng là em trai song sinh của Thượng Huyền Nhất Kokushibou.
Kamisato Ayato Build Guide
Kamisato Ayato Build Guide
Kamisato Ayato is a Hydro DPS character who deals high amount of Hydro damage through his enhanced Normal Attacks by using his skill
FOMO - yếu tố khiến các Nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường
FOMO - yếu tố khiến các Nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường
Hãy tưởng tượng hôm nay là tối thứ 6 và bạn có 1 deadline cần hoàn thành ngay trong tối nay.