Vấn đề liên quan đến anime

Anime là thuật ngữ tiếng Nhật mô tả các loại hoạt hình vẽ tay và máy tính có nguồn gốc từ Nhật Bản hoặc có sự gắn kết mật thiết với Nhật Bản.[1] Bên ngoài Nhật Bản, thuật ngữ này thường được sử dụng nhằm ám chỉ tính đặc trưng và riêng biệt của hoạt hình Nhật Bản hoặc như một phong cách hoạt hình phổ biến tại Nhật Bản.[2][3] Hiện nay, anime đã phổ biến nhiều nơi trên thế giới, nhưng kéo theo đó là nhiều vấn đề liên quan.

Làm việc quá sức lao động

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tượng làm đến chết karōshi (Nhật: 過労死 (quá lao tử)?) xuất hiện trong công nghiệp anime như trường hợp một trợ lý sản xuất tại A-1 Pictures tự sát năm 2010[4]họa sĩ diễn hoạt Mizuno Kazunori chết khi tham gia chế tác Ballroom e yōkoso năm 2017.[5] Trợ lý sản xuất tại A-1 Pictures tự sát năm 2010 do làm 600 giờ một tháng,[6] phải làm thêm giờ và không được trả lương, ba ngày nghỉ trong 10 tháng.[4] Trong tựa sách phát hành năm 2018 về Studio Ghibli, nhà sản xuất phim Suzuki Toshio tiết lộ sự kỳ vọng cao của đạo diễn Takahata Isao đã "phá hủy nhiều người", gián tiếp gây ra cái chết của nhà thiết kế nhân vật và đạo diễn diễn hoạt Kondō Yoshifumi; Miyazaki Hayao thừa nhận là người duy nhất sống sót khi làm việc với Takahata Isao.[7] Hiện tượng làm đến chết karōshi (Nhật: 過労死 (quá lao tử)?) bởi số lượng anime ra mắt mỗi mùa ngày càng tăng và họa sĩ diễn hoạt phải làm việc nhiều hơn nhằm bù đắp thiếu hụt nhân viên, mức lương bình quân thấp khiến họa sĩ diễn hoạt buộc phải đảm nhận nhiều dự án.[5][8] Năm 2009, đạo diễn Oshii Mamoru thừa nhận buộc phải sử dụng máy tính để hoạt họa The Sky Crawlers vì 'không có đủ họa sĩ diễn hoạt ngoài kia để chúng tôi làm mọi thứ bằng tay. Họ không còn ở đây nữa'.[9]

Năm 2012, ba nhân viên đã kiện Studio Easter lên toà án Tokyo vì không thanh toán tiền làm thêm giờ 27 triệu JP¥ (340.000 US$), công ty trước đó nói với họ rằng 'trong công nghiệp anime chúng tôi không trả tiền làm thêm giờ'.[10] Năm 2016, một họa sĩ diễn hoạt làm ba tháng tại Xebec nhận 131.000 JP¥ (1.103 US$) một tháng, giờ làm việc thực tế là 'làm nhiều nhất có thể trong 24 giờ' và được yêu cầu lập một sổ chấm công viết bằng tay vào cuối mỗi tháng.[11][12] Mức lương thấp cũng xuất hiện tại các công ty khác: Arms Corporation yêu cầu trợ lý sản xuất làm 8,5 giờ mỗi ngày, sáu ngày mỗi tuần và khả năng làm thêm giờ với 145.000 JP¥ (1.150 US$) một tháng; Diomedéa yêu cầu trợ lý sản xuất làm toàn thời gian với 1,8 triệu JP¥ (14.500 US$) một năm.[11] Tháng 4 năm 2019, một trợ lý sản xuất tại Madhouse được đưa đến bệnh viện vì làm việc quá sức; cường độ hơn 200 giờ làm thêm mỗi tháng cả ngày lẫn đêm, làm thêm giờ không lương, thậm chí làm vào cuối tuần và các ngày nghỉ lễ ở Nhật Bản.[13] Trợ lý sản xuất tại Madhouse làm tới 393 giờ một tháng, được chẩn đoán rối loạn thần kinh chức năng, nhận 3 triệu JP¥ (26.800 US$) từ làm thêm giờ không lương, Madhouse chỉ trả tiền khi đạt khung cố định 50 giờ làm thêm và không trả bất kỳ khoản tiền nào quá 50 giờ làm thêm. Theo trợ lý sản xuất tại Madhouse, các trợ lý sản xuất anime truyền hình tại các công ty khác bắt buộc phải làm thêm từ 100 - 200 giờ một tháng trở lên, các công ty thầu phụ thậm chí không có máy chấm công cho nhân viên. Họa sĩ diễn hoạt Ogawa Mizue nói trên twitter rằng thói quen lạm dụng của Madhouse vẫn tiếp diễn khi nhận được tin nhắn trả lời của một trợ lý sản xuất tại Madhouse tiết lộ làm việc đến đêm.[14]

Nishii Terumi nói rằng anime có ngân sách thấp đến ngạc nhiên nhưng chất lượng hoạt họa cao vì lương thấp và làm việc nhiều giờ, ngay cả bất khả thi thì ngân sách vẫn không tăng;[15] đồng thời tiết lộ 'công nghiệp anime đang rơi vào tình huống thậm chí không còn ai có thể tạo ra các kịch bản phân cảnh chính xác và các xưởng phim lớn không còn có thể tìm thấy những nhà cung ứng bên ngoài thực hiện được dự án'. Đại diện Production I.G Ueda Yoko tiết lộ rằng 'sự suy giảm số lượng họa sĩ diễn hoạt được nhìn thấy ở khắp mọi nơi, lịch trình ngày càng kín đặc hơn và mọi người đều làm việc quá sức', đại diện TV Asahi Kishimoto Takahiro tiết lộ 'sự thiếu hụt lực lượng lao động từ đạo diễn diễn hoạt đến trợ lý sản xuất, không chỉ vì số lượng phim cao kỷ lục trong những năm gần đây mà còn bởi vì ngày càng ít tài năng mới và trẻ tuổi trong ngành'.[8] Theo khảo sát của Sakuga Blog từ 25 trợ lý sản xuất anime vào tháng 5 năm 2019: 96% phải làm thêm giờ (72% 'luôn luôn', 20% không làm thêm vào cuối tuần và các ngày nghỉ lễ ở Nhật Bản), 76% làm thêm không lương (32% luôn luôn, 44% thỉnh thoảng), 76% bị bạo hành thể chất hoặc bạo hành tâm lý từ cấp trên (20% luôn luôn xảy ra, 56% thỉnh thoảng xảy ra), khoảng 50% nhận tiền thưởng và tăng lương, 92% thuộc nhân viên chính thức/hợp đồng trái ngược với phần lớn họa sĩ diễn hoạt không được ký kết thành nhân viên. Một trợ lý sản xuất trong khảo sát nói rằng "một số trường hợp đẩy hàng tấn công việc dành cho người mới dẫn đến hội chứng cháy sạch, sau đó bất ngờ sa thải người mới không một lý do".[16]

Hiệp hội Tác giả hoạt hình Nhật Bản cho rằng các công ty sản xuất nên đàm phán ngân sách phim với các nhà tài trợ Nhật Bản hoặc tìm kiếm những nhà tài trợ nước ngoài để họa sĩ diễn hoạt trẻ có mức lương tốt, chính phủ Nhật Bản cần hỗ trợ anime, các xưởng phim nên đặt trụ sở bên ngoài Tokyo (Kyōto Animation tại Kyōto, P.A.Works tại Toyama).[17] Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) đề xuất một dự luật trên website Bộ Nội vụ và Truyền thông ngày 27 tháng 4 năm 2019 nhằm lấy ý kiến của công chúng tại Nhật Bản về cải thiện điều kiện làm việc trong công nghiệp anime với các ý chính: 'ủy ban sản xuất' chịu trách nhiệm tổ chức tiến độ, hình phạt khi không tuân thủ hợp đồng, cung cấp các bản hợp đồng tốt nhất với các trường hợp khác nhau; chính khách Yamada Tarō nói rằng 'công nghiệp anime chỉ có khoảng 5.000 người và không đủ sức tự mình nắm giữ quyền lực chính trị. Nhưng ở đây thậm chí có nhiều người yêu thích anime. Những tiếng nói đồng ý hay không đồng ý đơn độc sẽ không thay đổi chính trị. Với những số liệu đứng về phía chúng ta, chúng ta có thể thay đổi các hướng dẫn và luật pháp'.[18]

Những khác biệt văn hóa và kiểm duyệt

[sửa | sửa mã nguồn]

Song hành với sự phổ biến văn hóa đại chúng của anime bên ngoài Nhật Bản, cũng phát sinh những phản đối loại hoạt hình này. Các tranh cãi và kiểm duyệt nổ ra phần lớn là do các khác biệt giữa quan niệm của Nhật Bản và phương Tây. Một hiểu lầm văn hóa rất căn bản do một số quốc gia phương Tây chỉ muốn hoạt hình luôn hướng đến trẻ em, do đó nhiều anime ban đầu có ý hướng đến người trưởng thành hoặc thanh niên đã bị buộc phải chuyển thể dành cho nhóm tuổi trẻ em.[19][20][21] Tại Nhật Bản, anime từ lâu đã được coi như điện ảnh, một hình thức biểu đạt nghệ thuật có thể truyền tải nội dung thuộc tất cả thể loại và kiểu phân loại hướng đến các nhóm khán thính giả mục tiêu khác nhau.[22]

Giữa thập niên 1980 tại Ý, hoạt hình Nhật Bản đã trải qua một hệ thống kiểm duyệt trên các kênh truyền hình quốc gia (RAI và đặc biệt Fininvest/Mediaset) thông qua các chuyển thể phi lý và ngoại lai, chuyển ngữ hời hợt so với kịch bản phim gốc; đôi khi cắt ghép không hoàn chỉnh và thay đổi tùy ý.[23][24] Các lựa chọn biên tập của MTV Ý góp phần đánh dấu một bước ngoặt: chương trình phát thanh truyền hình anime Nhật Bản chiếu vào những khung giờ thích hợp và giống hệt với nội dung đĩa phim phát hành dành cho thị trường băng đĩa tại gia của các công ty Ý; hầu hết các trường hợp phát sóng hoàn toàn không bị kiểm duyệt (như trường hợp của Ranma ½) nhưng với một số sản phẩm đặc biệt (như Golden Boy hay OVA Rurouni Kenshin) được chiếu vào hai khung giờ: kiểm duyệt các cảnh bạo lực không phù hợp với nhóm tuổi được bảo vệ và một phiên bản đầy đủ chiếu vào đêm khuya.[25][26]

Tại Hoa Kỳ từ thập niên 1960, nhiều loạt phim bị biên tập lại vì được cho rằng không phù hợp với trẻ em; do đó họ thay đổi nội dung giúp trẻ em dễ tiếp cận hơn, cũng như chú thích văn hóa Nhật Bản với người Mỹ.[27][28] Biên tập anime trong phát sóng truyền hình Hoa Kỳ tiếp tục vào cuối thập niên 1970 đến đầu thập niên 1980.[28] Các hãng phân phối sau đó phát hành các phiên bản băng đĩa tại gia không chỉnh sửa như 4Licensing Corporation (Yu-Gi-Oh!Shaman King),[29] Funimation (Dansu in za Vanpaia Bando).[30][31] Nghiên cứu của Parents Television Council cho rằng phiên bản biên tập truyền hình của Shaman King không phù hợp với trẻ em.[32] Nhiều người tức giận với cách biên tập One Piece của 4Licensing Corporation khi thấy phim rất trẻ con, mặc dù phim được phân loại shōnen;[33] Funimation sau đó đã giành được độc quyền phát sóng và bán DVD của One Piece tại Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 2007 với phiên bản không biên tập.[34] Sự thay đổi nhân khẩu học khán thính giả mục tiêu tại Hoa Kỳ từ thập niên 1990 dẫn đến anime được phát hành băng đĩa bám sát nguyên tác.[27][28]

Châu Âu và các quốc gia lân cận

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại châu Âu, một số loạt phim cũng bị biên tập tương tự như Hoa Kỳ với mục đích phù hợp công chúng hơn.[35] Những tranh cãi đã xảy ra tại Tây Ban Nha và các quốc gia khác khi cho rằng mọi thứ liên quan đến hoạt hình đều là trẻ con; do đó đã có nhiều hiểu lầm trong phát sóng từ các mạng truyền hình.[36] Năm 1994 tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, BBC giới thiệu hoạt hình Nhật Bản trong chương trình 'Manga!' có thời lượng hơn một giờ, phát thanh viên nhấn mạnh bối cảnh văn hóa 'những người hâm mộ say mê nhiệt thành bị các nhà phê bình chỉ trích'.[37] Năm 2019, tín hữu Giáo hội Chính Thống giáo Nga tại Bashkortostan cáo buộc những người dùng trên dịch vụ mạng xã hội VKontakte xúc phạm tôn giáo khi miêu tả hình ảnh các biểu tượng Chính Thống giáo theo phong cách anime; họa sĩ Dmitri Grozov cho rằng những bức vẽ có kỹ năng điêu luyện theo phong cách anime là tác phẩm nghệ thuật, những ảnh ghép anime không có giá trị nghệ thuật và không nên săn phù thủy bởi một trò đùa ngớ ngẩn.[38] Năm 2013, Screen Anarchy tại Canada đưa ra thuyết âm mưu rằng Đại chiến Titan gợi nhắc chiến tranh thế giới thứ hai và tư tưởng Đế quốc Nhật Bản, ủng hộ sự hy sinh cá nhân vì nghĩa lớn sẽ thúc đẩy chiến tranh thế giới thứ ba.[39]

Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) phát sóng Soul's Window vào năm 2009 xuất hiện một số phân cảnh dường như được lấy từ 5 Centimet trên giây gây ra một cuộc tranh luận về sự khác biệt giữa đạo văn và cảm hứng sáng tạo của hoạt hình khu vực Đông Á, CCTV chiếu một chương trình vào tháng 12 năm 2012 chỉ trích chính phủ cánh hữu Nhật Bản [đảng Dân chủ Tự do] thông qua cốt truyện Thám tử lừng danh Conan: Bóng ma đường Baker với thuyết âm mưu về chủ nghĩa gia đình trị.[40] Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc đã lập một danh sách cấm phân phối 38 anime tại Trung Quốc vào năm 2015, yêu cầu các dịch vụ stream anime trực tuyến phải xin phê duyệt truyền tải các nội dung nước ngoài;[41] đồng thời trừng phạt một số công ty (Tencent, Youku, Baidu, iQiyi) vì stream các anime có trong danh sách cấm phân phối tại Trung Quốc,[42][43] một bài xã luận trên Qianzhan chỉ trích hệ thống kiểm duyệt anime "phù hợp với mọi lứa tuổi" và bảo hộ hoạt hình nội địa Trung Quốc.[44] Năm 2014, báo chí Trung Quốc cáo buộc Doraemon là âm mưu chính trị của chính phủ Nhật Bản[45][46][47][48][49] nhưng bị người Trung Quốc phản đối;[50][51]

Các quốc gia khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Shin – Cậu bé bút chì tại Ấn Độ bị cho rằng ảnh hưởng đến trẻ em, kênh Hungama TV giải thích trong phim cha mẹ luôn khiển trách bất cứ khi nào nhân vật có hành vi sai trái;[52] Bộ Thông tin và Phát thanh truyền hình Ấn Độ cấm phát sóng phim năm 2008 vì các hình ảnh khỏa thân.[53] Doraemon cũng bị một chính khách người Pakistan và một nhà hoạt động xã hội người Ấn Độ kêu gọi cấm tại quốc gia của họ vào năm 2016 vì cho rằng Doraemon phá hủy các quy tắc xã hội nhưng không được chấp thuận.[54] Tại New Zealand, bộ phim Puni Puni Poemi đã bị cấm phát hành vào năm 2005 vì Văn phòng Phân loại Phim và Văn học (OFLC) cảm thấy "khuyến khích hoặc ủng hộ, có xu hướng khuyến khích hoặc ủng hộ lợi dụng trẻ em hoặc thanh thiếu niên cho mục đích tình dục, bạo lực cực đoan hoặc tàn ác cực độ", dù việc cấm vẫn gây nhiều tranh cãi từ người hâm mộ về tính giễu nhại phóng đại của phim.[55][56] Một số định kiến chống lại anime vì thiếu sự tiếp xúc (có thể sự tiếp xúc duy nhất qua hentai hoặc các bản lồng tiếng tương đối khủng khiếp trên truyền hình), nhận định tiêu cực anime dành cho trẻ em (trong khi anime hướng đến nhiều khán thính giả mục tiêu), gắn kết tiêu cực người hâm mộ với otakuweeaboo.[57]

Vấn nạn vi phạm bản quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

"Đạo luật bản quyền" trừng phạt tới 10 năm tù hoặc 10 triệu JP¥ khi người dùng tại Nhật Bản đăng tải âm nhạc và video vi phạm bản quyền.[58][59] Cảnh sát Nhật Bản bắt giữ 11 người vào tháng 11 năm 2009 vì nghi ngờ đăng tải trái phép anime và các nội dung khác bằng phần mềm Share; năm 2010, cảnh sát bắt giữ một nghi phạm 37 tuổi vào tháng 1 và một nghi phạm 43 tuổi vào tháng 6 vì đăng tải anime trái phép bằng phần mềm Perfect Dark.[60] Tháng 4 năm 2011, cảnh sát tỉnh Hyōgo bắt giữ một nghi phạm 25 tuổi vì đăng tải trái phép 28.000 tập tin anime và manga bằng phần mềm Share, cảnh sát tỉnh Chiba bắt giữ một nghi phạm 41 tuổi vì đăng tải trái phép One Piece Film: Strong World bằng phần mềm Share.[61][62] Tháng 6 năm 2011, cảnh sát tỉnh Kōchi bắt giữ một nghi phạm 27 tuổi vì đăng tải trái phép 6.500 tập tin anime và ảnh bằng phần mềm Share,[63] một nghi phạm 51 tuổi bị cảnh sát tỉnh Yamagata bắt giữ vào tháng 5 năm 2011 vì đăng tải trái phép phim Bakuman - Giấc mơ họa sĩ truyện tranh bằng phần mềm Share.[64]

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) khởi động "Manga-Anime Guardians Project" (MAGP) [Dự án Vệ binh Manga-Anime] và ra mắt website hợp pháp "Manga-Anime here" vào ngày 30 tháng 7 năm 2014, đồng thời tiến hành xóa 80 tác phẩm anime vi phạm bản quyền trong vòng 5 tháng. Công nghiệp nội dung Nhật Bản năm 2013 theo báo cáo của Cục Văn hóa thiệt hại 560 tỷ JP¥ (5,6 tỷ US$) tại các thành phố lớn của Trung Quốc (Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Trùng Khánh); một báo cáo của METI năm 2014 ước tính vi phạm bản quyền trực tuyến khoảng 2 nghìn tỷ JP¥ (20 tỷ US$).[65] Ngày 16 tháng 10 năm 2014, METI xúc tiến dự án thứ hai ngăn chặn vi phạm bản quyền với tên gọi "Join Us, Friends" [Tham gia với chúng tôi, các bạn], xóa khoảng 170.000 danh mục từ 184 website được nhắm mục tiêu, chiếm 67% tổng số bản sao lậu.[66] Theo Thời báo Hoàn Cầu, cảnh sát Nhật Bản khởi xướng một chiến dịch chống lại "cướp biển" Trung Quốc mỗi năm một lần kể từ năm 2015.[67]

Năm 2016, METI thuê một chuyên gia xử lý các video bản quyền chưa được cấp phép trên các dịch vụ stream và tải xuống, đánh giá thiệt hại với bên giữ bản quyền.[68] Ngày 13 tháng 4 năm 2018, chính phủ Nhật Bản ngăn chặn truy cập vào ba website lưu trữ trực tuyến vi phạm bản quyền (Mangamura, AniTube!, MioMio) có 938 triệu lượt truy cập với ước tính gây thiệt hại 400 tỷ JP¥ (3,7 tỷ US$) cho công nghiệp anime và manga.[69][70] Tháng 10 năm 2017, cảnh sát Nhật Bản bắt giữ 9 nghi phạm điều hành website tổng hợp siêu liên kết 'Haruka Yumeno Ato', mặc dù tổng hợp siêu liên kết không vi phạm theo "Đạo luật bản quyền" hiện tại nhưng nhóm quản lý bị bắt vì tham gia xây dựng các website lưu trữ lậu được 'Haruka Yumeno Ato' liên kết đến, ước tính thiệt hại 73,1 tỷ JP¥ (640 triệu US$).[71][72]

Cục Văn hóa dự định đệ trình bổ sung trong "Đạo luật bản quyền" vào phiên họp Quốc hội Nhật Bản năm 2019: cấm các website tổng hợp siêu liên kết đến tác phẩm vi phạm bản quyền với mức án từ ba đến năm năm tù.[71] Do "Đạo luật bản quyền" sửa đổi năm 2010 trừng phạt tới hai năm tù hoặc 2 triệu JP¥ (25.700 US$) khi người dùng tại Nhật Bản tải xuống âm nhạc và video vi phạm bản quyền,[58][59] Cục Văn hóa đề xuất cấm toàn diện hành vi tải xuống vi phạm bản quyền manga, tiểu thuyết, tạp chí, tiểu luận, ảnh (tải xuống hình ảnh anime, hình minh họa, hình chụp màn hình được đăng bất hợp pháp trên blog cá nhân và tài khoản Twitter).[73] Hiệp hội Truyện tranh Nhật Bản tuyên bố rằng cần cân nhắc đúng đắn để đảm bảo rằng việc mở rộng [Đạo luật bản quyền] không cản trở các quyền dân sự như nghiên cứu và tự do ngôn luận,[74] thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzō loại bỏ đề xuất cấm toàn diện và thảo luận thêm về dự luật sửa đổi tại phiên họp Quốc hội Nhật Bản của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ.[75][76] Ngày 15 tháng 4 năm 2019, cảnh sát tỉnh Ōsaka bắt giữ một nghi phạm người Hàn Quốc vì đăng tải trái phép khoảng 30 anime và phim truyền hình Nhật Bản, ước tính thiệt hại hơn 1 tỷ JP¥.[77]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lesley Aeschliman. “What Is Anime?” [Anime là gì?]. Bella Online (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2016.
  2. ^ “Anime”. Merriam-Webster (bằng tiếng Anh). 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2012.
  3. ^ ANN. “Anime News Network Lexicon - Anime” [Anime News Network: Từ vựng "anime"]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2016.
  4. ^ a b Green, Scott (8 tháng 5 năm 2014). “Suicide of Anime Worker Recognized as Job-Related” [Vụ tự sát của nhân viên anime được thừa nhận liên quan đến công việc]. Crunchyroll (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2014.
  5. ^ a b “The sad and inconvenient truth about the anime industry” [Sự thật buồn và bất tiện về công nghiệp anime]. Special Broadcasting Service (bằng tiếng Anh). 18 tháng 4 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2017.
  6. ^ Hanashiro, Emma (7 tháng 5 năm 2014). “Government Office Cites Overwork in Suicide of A-1 Pictures Staff Member” [Văn phòng chính phủ trích dẫn làm việc quá sức trong vụ tự sát của nhân viên A-1 Pictures]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2014.
  7. ^ Loveridge, Lynzee (14 tháng 8 năm 2018). “In New Book, Ghibli's Suzuki Reveals Isao Takahata as Notoriously Difficult Director” [Trong tựa sách mới, Suzuki của Ghibli tiết lộ Takahata Isao là đạo diễn khó tính khét tiếng]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2018.
  8. ^ a b McLean, Tom (23 tháng 6 năm 2019). “A Yen for Quality: Japanese Animation Spotlight” [Một yên Nhật cho chất lượng: Điểm nổi bật hoạt hình Nhật Bản]. Animation Magazine (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2019. [...] "While the decline of the number of animators is seen everywhere, schedules are getting tighter and everybody is overworked," he says. "This phenomenon is getting worse every year and something needs to be done" [...] "Such a shortage of workforce, from animation directors to production assistants, is not only because of the record-high number of productions in recent years but also because we are seeing less and less young and new talent in the industry," says Kishimoto [...]
  9. ^ Alt, Matt (23 tháng 12 năm 2009). “Anime decade: From 'Japan Cool' to 'cooling off' [Thập kỷ anime: Từ 'Cool Japan' đến 'nguội lạnh']. CNN (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2009.
  10. ^ Hodgkins, Crystalyn (18 tháng 5 năm 2012). “Anime Subcontractor Studio Easter Sued for Unpaid Overtime” [Nhà thầu phụ anime Studio Easter bị kiện vì không trả tiền làm thêm giờ]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2012.
  11. ^ a b Loveridge, Lynzee (6 tháng 1 năm 2016). “Xebec Animator Posts Monthly Paystub of 131,330 Yen/US$1,103” [Họa sĩ diễn hoạt tại Xebec đăng tải bảng lương tháng 131.300 yên/ 1.193 US$]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2016.
  12. ^ Loveridge, Lynzee (23 tháng 4 năm 2019). “JoJo's Bizarre Adventure Character Designer Expresses Disappointment in Anime Industry” [Nhà thiết kế nhân vật JoJo's Bizarre Adventure nói rõ sự thất vọng trong công nghiệp anime]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2019.
  13. ^ Morrissy, Kim (11 tháng 4 năm 2019). “Madhouse Production Assistant Hospitalized for Overwork, Demands Compensation for Unpaid Overtime” [Trợ lý sản xuất tại Madhouse nằm bệnh viện vì làm quá sức, yêu cầu bồi thường thiệt hại làm thêm không lương]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2019.
  14. ^ Morrissy, Kim (21 tháng 6 năm 2019). “Madhouse's Abusive Practices Haven't Changed, Says Animator” [Thói quen lạm dụng của Madhouse không thay đồi, theo lời họa sĩ diễn hoạt]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019.
  15. ^ Ashcraft, Brian (26 tháng 4 năm 2019). “Don't Come To Japan To Make Anime, Says Japanese Animator” [Đừng đến Nhật Bản để làm anime, theo lời của họa sĩ diễn hoạt người Nhật]. Kotaku (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2019. Tóm lược dễ hiểu. [...] Japanese animation is surprisingly low budget. But the quality is high. That is because they have low wages and work long hours. Even if it is impossible, the budget will not go up [...] (trên twitter @Nishiiterumi1 ngày 22 tháng 4 năm 2019)
  16. ^ Morrissy, Kim (3 tháng 5 năm 2019). “Sakuga Blog: 25 Anime Production Assistants Share Their Troubles in Anonymous Survey” [Blog Sakuga: 25 trợ lý sản xuất anime chia sẻ những rắc rối của họ trong khảo sát ẩn danh]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2019.
  17. ^ Schley, Matt (8 tháng 5 năm 2019). “Younger animators still struggling amid anime boom” [Các họa sĩ diễn hoạt trẻ vẫn đang vật lộn trong khi anime bùng nổ]. The Japan Times (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2019.
  18. ^ Morrissy, Kim (30 tháng 5 năm 2019). “Japanese Government Solicits Public Opinions on Proposed Guidelines to Improve Anime Subcontracting Terms” [Chính phủ Nhật Bản xin ý kiến công chúng về các hướng dẫn được đề xuất để cải thiện các điều khoản hợp đồng thầu phụ anime]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2019.
  19. ^ Ghilardi 2003, tr. 20.
  20. ^ Benecchi 2005, tr. 101.
  21. ^ Pellitteri 2008, tr. 275.
  22. ^ Benecchi 2005, tr. 102.
  23. ^ Pellitteri 2002, tr. 270.
  24. ^ Pellitteri 2008, tr. 428.
  25. ^ Benecchi 2005, tr. 203.
  26. ^ Raffaelli 2005, tr. 265.
  27. ^ a b Aeschliman, Lesley (12 tháng 11 năm 2018). “Censorship in anime” [Kiểm duyệt trong anime]. Bella Online (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2018.
  28. ^ a b c Gibbs, Christy Rebecca Sally (2012). “Breaking Binaries: Transgressing Sexualities in Japanese Animation” [Phá vỡ tính hai mặt: Tình dục vượt biên trong hoạt hình Nhật Bản]. Đại học Waikato (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2019. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
  29. ^ Macdonald, Christopher (3 tháng 8 năm 2004). “Yu-Gi-Oh! and Shaman King Unedited Details” [Thông tin phiên bản không biên tập của Yu-Gi-Oh! và Shaman King]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2008.
  30. ^ Manry, Gia (18 tháng 3 năm 2011). “Funimation to Release Unedited Vampire Bund in June” [Funimation phát hành phiên bản không biên tập của Vampire Bund vào tháng sáu]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2011.
  31. ^ Loo, Egan (11 tháng 3 năm 2010). “Funimation Comments Further on Vampire Bund Edits” [Funimation bình luận thêm về các chỉnh sửa của Vampire Bund]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2010.
  32. ^ RTC (2 tháng 3 năm 2006). “New PTC Study Finds More Violence on Children's TV than on Adult-Oriented TV” [Nghiên cứu mới của PTC tìm thấy nhiều bạo lực trên truyền hình dành cho trẻ em hơn truyền hình người lớn]. Parents Television Council (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2008.
  33. ^ Sevakis, Justin (22 tháng 7 năm 2010). “Kirk Up Your Ears” [Hãy cùng lắng nghe]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). ANNCast. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2010.
  34. ^ Bertschy, Zac (13 tháng 4 năm 2007). “Funimation Acquires One Piece” [Funimation có bản quyền One Piece]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2007.
  35. ^ Gosling, John (1996). “Anime in Europe” [Anime tại châu Âu]. Animation World Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2008.
  36. ^ García, Asier (1999). “El anime en España: la mediocridad al poder” [Anime tại Tây Ban Nha: tầm thường đến quyền lực]. OoCities (bằng tiếng Tây Ban Nha). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2001. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2008.
  37. ^ Hinton, Perry R (2014). “The Cultural Context and the Interpretation of Japanese 'Lolita Complex' Style Anime” [Bối cảnh văn hóa và diễn giải phong cách anime 'Lolita Complex' Nhật Bản] (PDF). Đại học Rhode Island. 2014, vol. 23, no.2 (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2014. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
  38. ^ “Russian Artist Speaks Out on Anime Orthodox Icon Scandal” [Họa sĩ Nga lên tiếng về bê bối biểu tượng Chính Thống giáo Nga]. Sputnik (bằng tiếng Anh). 26 tháng 2 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2019.
  39. ^ Webb, Charles (30 tháng 12 năm 2013). “ATTACK ON TITAN Will Probably Be the Cause of World War III” [Đại chiến Titan có lẽ sẽ là nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ ba]. Screen Anarchy (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2013.
  40. ^ Tomos, Ywain (2 tháng 5 năm 2014). “The significance of anime as a novel animation form, referencing selected works by Hayao Miyazaki, Satoshi Kon and Mamoru Oshii” [Tầm quan trọng của anime như một hình thức hoạt hình tiểu thuyết, tham khảo các tác phẩm được lựa chọn của Hayao Miyazaki, Satoshi Kon và Mamoru Oshii]. Đại học Aberystwyth (bằng tiếng Anh). Chapter 4: The Development of Japanese Anime [Chương 4: Sự phát triển của anime Nhật Bản]. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2014. Tóm lược dễ hiểu (PDF). [...] It was during the 1980s that anime also achieved peak growth with an increasing ability to distribute content across films, videos, television and gaming [...] An echo of the influence of 'nihonjinron' may be heard in Hayao Miyazaki's statement that he makes films for Japanese people and other people's views do not concern him [...]Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  41. ^ Ressler, Karen (9 tháng 6 năm 2015). “China Blacklists Attack on Titan, Death Note, 36 More Anime/Manga” [Trung Quốc lập danh sách cấm Attack on Titan, Death Note và hơn 36 anime/manga]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2015.
  42. ^ Antonio Pineda, Rafael (2 tháng 4 năm 2015). “China Punishes Video Sites for Hosting Offensive Anime” [Trung Quốc trừng phạt các dịch vụ Stream anime vi phạm]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2015.
  43. ^ Carsten, Paul (31 tháng 3 năm 2015). “China to punish Tencent, Youku Tudou, other video sites for pornography” [Trung Quốc trừng phạt Tencent, Youku Tudou và các trang video khác vì nội dung khiêu dâm]. Reuters (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2015.
  44. ^ “文化部整治暴恐动漫 多家动漫网站被查” [Bộ Văn hóa cải chính anime bạo lực, nhiều website hoạt hình được kiểm tra]. Qianzhan (bằng tiếng Trung). 31 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2015.
  45. ^ Yifan, Li (24 tháng 9 năm 2014). “国人不能盲目追寻"哆啦A梦" [Người Trung Quốc không thể mù quáng theo đuổi "Doraemon"]. Nhật báo Kinh tế Thành Đô (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2014.
  46. ^ Wanping, Cheng (24 tháng 9 năm 2014). “别让哆啦A梦稀释我们的痛点” [Đừng để Doraemon làm phai nhạt nỗi đau của chúng tôi]. Chengdu Evening News - Tin tức buổi tối Thành Đô (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2014.
  47. ^ An, Yu (1 tháng 5 năm 2015). “哆啦A梦重登中国 日本动漫有多少政治目的” [Doraemon tái nhập Trung Quốc, có bao nhiêu mục đích chính trị của anime Nhật Bản]. Tin tức Đa Chiều (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2015.
  48. ^ Dehua, Wang (26 tháng 9 năm 2014). “国人决不能让"哆啦A梦"轻易收服” [Người Trung Quốc không được để "Doraemon" dễ dàng chinh phục]. Thời báo Hoàn Cầu (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2014.
  49. ^ “成都日报:警惕"哆啦A梦"蒙蔽我们的双眼” [Nhật báo Thành Đô: Coi chừng 'Doraemon' làm mờ mắt chúng ta]. Sina (bằng tiếng Trung). 26 tháng 9 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2014.
  50. ^ Piao, Vanessa (29 tháng 9 năm 2014). “A Warning in China: Beware the 'Blue Fatty' Cat” [Một cảnh báo ở Trung Quốc: Hãy coi chừng mèo 'béo xanh']. The New York Times (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2014.
  51. ^ Boehler, Patrick (26 tháng 9 năm 2014). “Beware the 'chubby blue guy': Chinese dailies warn public against Japan's 'Doraemon' [Coi chừng anh chàng màu xanh mũm mĩm: Nhật báo tiếng Trung cảnh báo công chúng chống lại 'Doraemon’' Nhật Bản]. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2014.
  52. ^ Ghosh, Avijit (18 tháng 1 năm 2007). “Shin Chan has parents worried” [Shin Chan làm cha mẹ lo lắng]. The Times of India (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2007.
  53. ^ “Adorable Shin Chan shown the door” [Shin Chan đáng yêu mở cửa]. Hindustan Times (bằng tiếng Anh). 4 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2008.
  54. ^ McCurry, Justin (7 tháng 10 năm 2016). “Japanese robot cat Doraemon raises hackles in India and Pakistan” [Chú mèo robot Nhật Bản gây khó chịu tại Ấn Độ và Pakistan]. The Guardian (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2016.
  55. ^ McLelland, Mark (2017). “Governmentality and fan resistance in the Japan pop culture sphere” [Chính phủ và sự chống cự từ người hâm mộ trong lĩnh vực văn hóa đại chúng Nhật Bản]. Đại học Wollongong (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2017. Tóm lược dễ hiểu.
  56. ^ Brady, Simon (30 tháng 11 năm 2010). “Puni Puni Poemy: Banned in New Zealand” [Puni Puni Poemy bị cấm tại New Zealand]. Hikari (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2010.
  57. ^ “What's With the Prejudice Against Anime?” [Điều gì tạo định kiến chống lại anime?]. The Third Eye (bằng tiếng Anh). 7 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2019.
  58. ^ a b “Japan introduces piracy penalties for illegal downloads” [Nhật Bản giới thiệu hình phạt vi phạm bản quyền cho tải xuống bất hợp pháp]. BBC (bằng tiếng Anh). 1 tháng 10 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  59. ^ a b Loo, Egan (17 tháng 6 năm 2009). “Japan Strengthens Copyright Laws for Downloading (Updated)” [Nhật Bản tăng cường đạo luật bản quyền đối với tải xuống (Cập nhật)]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2009.
  60. ^ Loo, Egan (11 tháng 6 năm 2010). “2nd Man Arrested for Uploading Anime via Perfect Dark (Updated)” [Người đàn ông thứ hai bị bắt vì đăng tải anime qua phần mềm Perfect Dark (Cập nhật)]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2010.
  61. ^ Komatsu, Mikikazu (27 tháng 4 năm 2011). “ONE PIECE Film Uploader Arrested” [Người đăng tải phim One Piece bị bắt giữ]. Crunchyroll (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2011.
  62. ^ Komatsu, Mikikazu (21 tháng 4 năm 2011). “Another Illegal Anime Uploader Referred” [Một người đăng tải anime trái phép được giới thiệu]. Crunchyroll (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2011.
  63. ^ Komatsu, Mikikazu (4 tháng 6 năm 2011). “Police Raid Illegal Anime Uploader's House” [Cảnh sát khám xét nhà của người đăng tải anime trái phép]. Crunchyroll (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2011.
  64. ^ Komatsu, Mikikazu (2 tháng 6 năm 2011). “Bakuman Anime Uploader Arrested” [Người đăng tải Bakuman trái phép bị bắt giữ]. Crunchyroll (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2011.
  65. ^ “METI to Start the First Cross-Industry Anti-Piracy Measures for Manga and Anime” [METI bắt đầu các biện pháp đầu tiên chống vi phạm bản quyền trong công nghiệp giao thoa anime và manga]. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (bằng tiếng Anh). 28 tháng 7 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2014. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
  66. ^ “METI to Start the Second Project for Promoting Cross-Industry Anti-Piracy Measures for Manga and Anime” [METI bắt đầu Dự án thứ hai để thúc đẩy các biện pháp chống vi phạm bản quyền trong công nghiệp giao thoa Manga và Anime]. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (bằng tiếng Anh). 16 tháng 10 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2014. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
  67. ^ Yuwei, Hu (22 tháng 5 năm 2018). “Japan cracks down on Chinese fansub groups that provide unauthorized subtitled anime” [Nhật Bản đàn áp các nhóm fansub Trung Quốc cung cấp anime có phụ đề trái phép]. Thời báo Hoàn Cầu (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2018. [...] Media reports say that the Japanese police have initiated a campaign against Chinese "pirates" once a year since 2015 [...]
  68. ^ Loveridge, Lynzee (22 tháng 6 năm 2016). “Japanese Government Enlists Pirate Hunter to Track Down Illegal Streams, Downloads” [Chính phủ Nhật Bản thuê Thợ săn Hải tặc để theo dõi các tải xuống và stream vi phạm bản quyền]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2016.
  69. ^ MURAI, SHUSUKE (13 tháng 4 năm 2018). “Japan calls for 'emergency measure' blocking access to websites that pirate manga and anime” [Nhật Bản kêu gọi "biện pháp khẩn cấp" ngăn chặn truy cập các website vi phạm bản quyền anime và manga]. The Japan Times (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2018.
  70. ^ Hodgkins, Crystalyn (13 tháng 4 năm 2018). “Japanese Government Officially Asks Internet Providers to Block Manga Piracy Sites” [Chính phủ Nhật Bản chính thức yêu cầu các nhà cung cấp Internet chặn các trang web vi phạm bản quyền manga]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2018.
  71. ^ a b Izawa, Takuya (ngày 15 tháng 10 năm 2018). “Japan gov't to crack down on 'leech sites' linking to pirated manga, movies” [Chính phủ Nhật Bản muốn phá dỡ các website chứa liên kết tới phim và manga vi phạm bản quyền]. Mainichi Shimbun (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2018.
  72. ^ Ressler, Karen (16 tháng 10 năm 2018). 15 tháng 10 năm 2018/japanese-government-aims-to-ban-leech-sites-that-link-to-pirated-works/.138221 “Japanese Government Aims to Ban 'Leech Sites' That Link to Pirated Works” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) [Chính phủ Nhật Bản hướng đến cấm các website tổng hợp siêu liên kết đến các tác phẩm lậu]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2018.
  73. ^ Ressler, Karen (19 tháng 2 năm 2019). “Japanese Government Expands Scope of Proposed Copyright Law Reforms” [Chính phủ Nhật Bản mở rộng phạm vi của cải cách luật bản quyền được đề xuất]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2019.
  74. ^ Morrissy, Kim (3 tháng 3 năm 2019). “Japan Cartoonists Association Formally Responds to Efforts to Expand Japanese Copyright Law” [Hiệp hội truyện tranh Nhật Bản chính thức phản hồi những nỗ lực mở rộng đạo luật bản quyền của Nhật Bản]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2019.
  75. ^ Loveridge, Lynzee (9 tháng 3 năm 2019). “Japanese Lawmakers Put Expanded Copyright Bill on Hold Amid Concerns of 'Internet Atrophy' [Các nhà lập pháp Nhật Bản đưa dự luật bản quyền mở rộng giữa những lo ngại về 'Internet teo nhỏ']. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2019.
  76. ^ “Japan Forgoes Making Illegal Downloads of Pirated Content in General” [Nhật Bản loại bỏ đề xuất về tải lậu các nội dung vi phạm bản quyền chung]. Nippon.com (bằng tiếng Anh). 13 tháng 3 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2019.
  77. ^ “アニメ動画を違法に公開 男を逮捕 被害額は10億円以上” [Video anime được phát hành bất hợp pháp, bắt giữ một người đàn ông với tổng thiệt hại hơn 1 tỷ yên]. NHK (bằng tiếng Nhật). 15 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2019.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Baricordi, Andrea; de Giovanni, Massimiliano; Pietroni, Andrea; Rossi, Barbara; Tunesi, Sabrina (tháng 12 năm 2000). Anime: A Guide to Japanese Animation (1958–1988) [Anime: Một chỉ dẫn về hoạt hình Nhật Bản (1958-1988)] (bằng tiếng Anh). Montreal, Quebec, Canada: Protoculture Inc. ISBN 2-9805759-0-9.
  • Bendazzi, Giannalberto (ngày 23 tháng 10 năm 2015). Animation: A World History: Volume II: The Birth of a Style - The Three Markets [Hoạt hình: Một lịch sử thế giới: Tập II: Sự ra đời một phong cách - Thị trường thứ ba] (bằng tiếng Anh). CRC Press. ISBN 978-1-3175-1991-1.
  • Brenner, Robin (2007). Understanding Manga and Anime [Hiểu thấu manga và anime] (bằng tiếng Anh). Libraries Unlimited. ISBN 978-1-59158-332-5.
  • Cavallaro, Dani (2006). The Anime Art of Hayao Miyazaki [Nghệ thuật anime của Miyazaki Hayao] (bằng tiếng Anh). McFarland. ISBN 978-0-7864-2369-9.
  • Clements, Jonathan; McCarthy, Helen (2006). The Anime Encyclopedia: A Guide to Japanese Animation Since 1917 ["Từ điển bách khoa Anime" Một chỉ dẫn về hoạt hình Nhật Bản từ năm 1917] (bằng tiếng Anh). Berkeley, Calif: Stone Bridge Press. ISBN 978-1-933330-10-5.
  • Craig, Timothy J. (2000). Japan pop!: inside the world of Japanese popular culture [Đại chúng Nhật Bản!: bên cạnh thế giới của văn hóa đại chúng Nhật Bản] (bằng tiếng Anh). Armonk, New York: Sharpe. ISBN 978-0765605610.
  • MacWilliams, Mark W. (2008). Japanese Visual Culture: Explorations in the World of Manga and Anime [Văn hóa thị giác Nhật Bản: Thám hiểm bên trong thế giới của Manga và Anime] (bằng tiếng Anh). Armonk: M.E. Sharpe. ISBN 978-0-7656-1602-9.
  • Patten, Fred (2004). Watching Anime, Reading Manga: 25 Years of Essays and Reviews [Xem anime, đọc manga: 25 năm của tiểu luận và đánh giá] (bằng tiếng Anh). Stone Bridge Press. ISBN 1-880656-92-2.
  • Poitras, Gilles (1998). Anime Companion [Đồng hành cùng anime] (bằng tiếng Anh). Berkeley, California: Stone Bridge Press. ISBN 1-880656-32-9.
  • Poitras, Gilles (2000). Anime Essentials: Every Thing a Fan Needs to Know [Bản chất anime: Tất cả mọi thứ mà một người hâm mộ cần biết] (bằng tiếng Anh). Stone Bridge Press. ISBN 978-1-880656-53-2.
  • Ruh, Brian (2014). Stray Dog of Anime [Chú chó đi lạc của anime] (bằng tiếng Anh). New York, NY: Palgrave Macmillan. ISBN 978-1-137-35567-6.
  • Schodt, Frederik L. (ngày 18 tháng 8 năm 1997). Manga! Manga!: The World of Japanese Comics [Manga! Manga!: Thế giới của truyện tranh Nhật Bản] (bằng tiếng Anh) . Tokyo, Japan: Kodansha International. ISBN 0-87011-752-1.
  • Tobin, Joseph Jay (2004). Pikachu's Global Adventure: The Rise and Fall of Pokémon [Hành trình toàn cầu của Pikachu: Sự trỗi dậy và sụp đổ của Pókemon] (bằng tiếng Anh). Duke University Press. ISBN 0-8223-3287-6.
  • Napier, Susan J. (2005). Anime. From Akira to Howl's Moving Castle [Anime. Từ Akira đến Lâu đài bay của pháp sư Howl] (bằng tiếng Anh). New York: Palgrave Macmillan. ISBN 1-4039-7052-1.
  • Marcovitz, Hal (2008). Anime (bằng tiếng Anh). Lucent Books. ISBN 978-1-59018-995-5.
  • Cavallaro, Dani (2007). Anime Intersections. Tradition and Innovation in Theme and Technique [Giao lộ Anime. Truyền thống và đổi mới trong chủ đề và kỹ thuật] (bằng tiếng Anh). McFarland & Company. ISBN 978-0-7864-3234-9.
  • Levi, Antonia (1996). Samurai from Outer Space: Understanding Japanese Animation [Samurai từ Không gian bên ngoài: Hiểu hoạt hình Nhật Bản] (bằng tiếng Anh). Chicago: Open Court. ISBN 0-8126-9332-9.
  • Camacho Quiroz, Nadiezhda Palestina (2013). El friki yucateco ante el friki de la cultura mainstream [Geek Yucatecan trước Geek của văn hóa thị hiếu đại chúng] (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Đại học Tự trị Quốc gia México. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2013.
  • Иванов, Б. А. (2001). Введение в японскую анимацию [Giới thiệu hoạt hình Nhật Bản] (bằng tiếng Nga). М.: РОФ «Эйзенштейновский центр исследований кинокультуры» [ROF "Trung tâm nghiên cứu điện ảnh Eisenstein"] (tái bản lần 2). ISBN 5-901631-01-3.
  • Castellazzi, Davide (1999). Animeland. Viaggio tra i cartoni made in Japan [Xứ sở Anime. Du hành qua các bộ phim hoạt hình sản xuất tại Nhật Bản] (bằng tiếng Ý). Firenze: Tarab. ISBN 88-86675-50-X.
  • Murakami, Saburo (1998). Anime in TV. Storia dei cartoni animati giapponesi prodotti per la televisione [Anime trên truyền hình. Lịch sử các tác phẩm hoạt hình Nhật Bản trên truyền hình] (bằng tiếng Ý). Milano: Yamato Video.
  • Pellitteri, Marco (2002). Mazinga Nostalgia. Storia, valori e linguaggi della Goldrake-generation [Mazinga Nostalgia. Lịch sử, giá trị và ngôn ngữ của thế hệ Goldrake] (bằng tiếng Ý) . Roma: King. ISBN 88-88678-01-8.
  • Pellitteri, Marco (2008). Il drago e la saetta: modelli, strategie e identità dell'immaginario giapponese [Con rồng và mũi tên: mô hình, chiến lược và bản sắc của sáng tạo Nhật Bản] (bằng tiếng Ý). Latina: Tunué. ISBN 978-88-89613-35-1.
  • Ghilardi, Marcello (2003). Cuore e acciaio. Estetica dell'animazione giapponese [Trái tim và khối thép. Mỹ thuật học của hoạt hình Nhật Bản] (bằng tiếng Ý). Padova: Nhà xuất bản Esedra. ISBN 88-86413-65-3.
  • Benecchi, Eleonora (2005). Anime. Cartoni con l'anima [Anime. Hoạt hình cùng với linh hồn] (bằng tiếng Ý). Bologna: Hybris. ISBN 88-8372-261-2.
  • Raffaelli, Luca (2005). Le anime disegnate. Il pensiero nei cartoon da Disney ai giapponesi e oltre [Chế tác anime. Suy nghĩ về hoạt hình từ Disney tới người Nhật và hơn thế nữa] (bằng tiếng Ý) . Roma: Minimum Fax. ISBN 88-7521-067-5.
  • Tavassi, Guido (2012). Storia dell'animazione giapponese. Autori, arte, industria, successo dal 1917 a oggi [Lịch sử hoạt hình Nhật Bản. Tác giả, nghệ thuật, công nghiệp, thành công từ năm 1917 đến hôm nay] (bằng tiếng Ý) . Latina, Lazio: Tunué. ISBN 978-88-97165-51-4.
  • Ponticiello, Roberta; Scrivo, Susanna (2005). Con gli occhi a mandorla. Sguardi sul Giappone dei cartoon e dei fumetti [Với đôi mắt hạnh đào. Nhìn vào Nhật Bản của hoạt hình và truyện tranh] (bằng tiếng Ý). Latina: Tunué. ISBN 88-89613-08-4.
  • Gomarasca, Alessandro (2001). La bambola e il robottone. Culture pop nel Giappone contemporaneo [Búp bê và tông màu robot. Văn hóa đại chúng trong Nhật Bản đương đại] (bằng tiếng Ý). Torino: Einaudi. ISBN 9788806159597.
  • Mognato, Arianna (1999). Super Robot Anime. Eroi e robot da Mazinga Z a Evangelion [Anime Siêu Robot. Các anh hùng và robot từ Mazinger Z đến Evangelion] (bằng tiếng Ý). Milano: Yamato Video.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Thất Tinh Liyue] Tính cách của các Thất Tinh còn lại
[Thất Tinh Liyue] Tính cách của các Thất Tinh còn lại
Khi nói đến Liyue, thì không thể không nói đến Thất Tinh.
Tìm hiểu về Puskas Arena - Sân vận động lớn nhất ở thủ đô Budapest của Hungary
Tìm hiểu về Puskas Arena - Sân vận động lớn nhất ở thủ đô Budapest của Hungary
Đây là một sân vận động tương đối mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2016 và hoàn thành vào cuối năm 2019
Nhân vật Sakata Gintoki trong Gintama
Nhân vật Sakata Gintoki trong Gintama
Sakata Gintoki (坂田 銀時) là nhân vật chính trong bộ truyện tranh nổi tiếng Gintama ( 銀 魂 Ngân hồn )
Giới thiệu nhân vật Yuta Okkotsu trong Jujutsu Kaisen
Giới thiệu nhân vật Yuta Okkotsu trong Jujutsu Kaisen
Yuta Okkotsu (乙おっ骨こつ憂ゆう太た Okkotsu Yūta?) là một nhân vật phụ chính trong sê-ri Jujutsu Kaisen và là nhân vật chính của sê-ri tiền truyện.