Vận mệnh hiển nhiên

Bức tranh này (khoảng năm 1872) do John Gast vẽ có tên American Progress là một sự miêu tả mang tính biểu tượng về khái niệm Vận mệnh hiển nhiên. Trong hình là nàng Columbia, một hình tượng được nhân cách hóa như là Hoa Kỳ, dẫn dắt nền văn minh đi về phía tây cùng với những người định cư Mỹ, tay căng đường dây điện báo khi nàng du hành; nàng cũng có ôm một quyển sách học trò. Các hoạt động kinh tế khác nhau của những người đi tiên phong được tô rõ nét và, đặc biệt là những hình thức giao thông đang biến đổi. Người bản thổ Mỹ cùng thú hoang bỏ chạy.

Vận mệnh hiển nhiên (tiếng Anh: Manifest Destiny) là một niềm tin rằng Hoa Kỳ có vận mệnh mở rộng lãnh thổ từ duyên hải Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương. Khái niệm này cũng được sử dụng để hô hào và biện hộ cho việc thu phục các lãnh thổ khác. Những người cổ vũ cho khái niệm "Vận mệnh hiển nhiên" tin rằng mở rộng lãnh thổ không chỉ tốt đẹp mà còn là "hiển nhiên" và là "vận mệnh". Ban đầu, "Manifest Destiny" là một câu có tính cách thời thế chính trị trong thế kỷ 19 nhưng dần dần nó trở thành thuật ngữ chuẩn lịch sử, thường được dùng như đồng nghĩa với việc mở rộng lãnh thổ của Hoa Kỳ khắp lục địa Bắc Mỹ.

Thuật ngữ này đầu tiên được các đảng viên Đảng Dân chủ Jackson sử dụng lần đầu vào thập niên 1840 để cổ vũ việc sáp nhập nhiều vùng đất mà ngày nay là miền Tây Hoa Kỳ (Lãnh thổ Oregon, Cộng hòa Texas, và Nhượng địa Mexico). Nó được làm sống lại vào thập niên 1890, lần này là do những người ủng hộ Đảng Cộng hòa dùng như lời bào chữa cho việc mở rộng lãnh thổ Hoa Kỳ bên ngoài Bắc Mỹ. Thuật ngữ này không được những nhà làm chính sách của Hoa Kỳ sử dụng trong đầu thế kỷ 20 nhưng một số nhà bình luận tin rằng một số khía cạnh của Vận mệnh hiển nhiên, đặc biệt là niềm tin về một sứ mệnh của người Mỹ là làm thăng tiến và bảo vệ nền dân chủ khắp thế giới, tiếp tục có một ảnh hưởng đến ý thức hệ chính trị của người Mỹ.[1]

Văn cảnh và cách diễn giải

[sửa | sửa mã nguồn]
A New Map of Texas, Oregon, and California, Samuel Augustus Mitchell, 1846

Vận mệnh hiển nhiên luôn là một khái niệm tổng quát hơn là một chính sách đặc biệt. Thuật ngữ này kết hợp niềm tin của Chủ nghĩa bành trướng với những ý tưởng thông thường khác của thời đại đó, bao gồm Chủ nghĩa cá biệt Mỹ, Chủ nghĩa quốc gia hão huyền, và một niềm tin về tính siêu việt tự nhiên của cái gọi là chủng tộc "Anglo-Saxon"... Tuy nhiều nhà văn tập trung chủ yếu vào chủ nghĩa bành trướng Mỹ khi thảo luận về vận mệnh hiển nhiên, song những người khác thấy thuật ngữ này có một sự diễn đạt rộng hơn về một niềm tin trong "sứ mệnh" của Mỹ trên thế giới mà có ý nghĩa khác nhau đối với các dân tộc khác nhau theo năm tháng. Nhiều ý nghĩa khả dĩ đã được Ernest Lee Tuveson đúc kết như sau:

Một sự phức tạp rộng lớn gồm các ý tưởng, chính sách, và hành động được ẩn ý trong thuật ngữ 'Vận mệnh hiển nhiên' này. Chúng không phải như chúng ta trông mong là đồng nghĩa với nhau và cũng không có cùng một nguồn gốc.[2]

Khái niệm về Vận mệnh hiển nhiên đã đạt được một tầm mức phức tạp về ý nghĩa theo năm tháng, và sự mơ hồ cố hữu của nó đã là một phần sức mạnh của nó. Tuy nhiên trong ý nghĩa chính trị chung thì nó thường được dùng để ám chỉ đến ý tưởng rằng chính phủ Mỹ có "vận mệnh" thiết lập quyền lực chính trị không ngưng nghĩ trên toàn lục địa Bắc Mỹ từ đại dương này sang đại dương bên kia.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ này được nhà báo John L. O'Sullivan tạo ra vào năm 1845. Ông lúc đó là một người ủng hộ Đảng Dân chủ rất có ảnh hưởng. Trong một bài tiểu luận nhan đề "Annexation" Lưu trữ 2005-11-25 tại Wayback Machine (sáp nhập) được đăng trong Democratic Review, O'Sullivan hối thúc Hoa Kỳ sáp nhập Cộng hòa Texas không chỉ vì Texas muốn vậy mà vì đó là "vận mệnh hiển nhiên của chúng ta phủ người của mình khắp lục địa mà Thượng đế đã dành sẵn cho sự phát triển tự nhiên dân số hàng triệu người mỗi năm của chúng ta".[3] Trong lúc có nhiều tranh cãi, Texas bị sáp nhập ngay sau đó, nhưng việc sử dụng lần đầu tiên thuật ngữ "Vận mệnh hiển nhiên" của O'Sullivan đã không gây được nhiều sự chú ý của mọi người.[4]

Việc O'Sullivan sử dụng thuật ngữ này lần thứ hai đã gây ra sức ảnh hưởng lớn lao. Ngày 27 tháng 12 năm 1845 qua bài báo của ông đăng trong New York Morning News, O'Sullivan thuyết trình về cuộc tranh chấp biên giới với Vương quốc Anh tại Xứ Oregon. O'Sullivan cho rằng Hoa Kỳ có quyền tuyên bố chủ quyền "toàn bộ Xứ Oregon":

John L. O'Sullivan, được họa vào năm 1874, là một nhà bình luận có ảnh hưởng khi còn là thanh niên, nhưng giờ đây chỉ được nhớ đến vì việc ông sử dụng thuật ngữ "Vận mệnh hiển nhiên" để hô hào sáp nhập Texas và Oregon.

Có nghĩa là, O'Sullivan tin tưởng rằng Thượng đế đã trao trọng trách cho Hoa Kỳ sứ mệnh truyền bá nền dân chủ cộng hòa ("kinh nghiệm vĩ đại về sự tự do") khắp Bắc Mỹ. Vì Anh Quốc sẽ không dùng Oregon cho mục đích truyền bá nền dân chủ, O'Sullivan nghĩ rằng, việc tuyên bố chủ quyền của Anh đối với lãnh thổ nên bị bác bỏ. O'Sullivan tin rằng Vận mệnh hiển nhiên là một lý tưởng đạo đức (một "luật tối thượng") mà có thể thay thế những lý do khác.[5]

Khái niệm ban đầu của O'Sullivan về Vận mệnh hiển nhiên không phải là một lời kêu gọi mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực. Ông tin rằng việc mở rộng lãnh thổ Hoa Kỳ sẽ xảy ra mà không cần đến sự hướng dẫn của chính phủ Hoa Kỳ hoặc sự can thiệp quân sự. Sau khi người "Anglo-Saxon" di cư đến những vùng đất mới, họ sẽ thành lập các chính quyền dân chủ mới và rồi sau đó sẽ xin gia nhập vào Hoa Kỳ như Texas đã từng làm vậy. Năm 1845, O'Sullivan tiên đoán rằng California tiếp theo sau sẽ theo mô hình mẫu này và rồi Canada dần dần cũng sẽ xin được sáp nhập. Ông tỏ vẻ không đồng ý về việc bùng nổ Chiến tranh Mexico-Mỹ năm 1846 mặc dù ông tin rằng kết quả sẽ có lợi cho cả hai quốc gia.[6]

O'Sullivan không phải là người phát minh ra cái ý tưởng của Vận mệnh hiển nhiên: trong lúc thuật từ của ông tạo ra một nhãn hiệu hữu dụng về những cảm xúc mà đã trở thành khá phổ biến trong thập niên 1840 nhưng những ý tưởng của chính nó không là mới lạ.

Mĩa mai thay, thuật từ của O'Sullivan đã trở nên phổ biến chỉ sau khi nó bị chỉ trích bởi các thành viên Đảng Whig đối lập với chính phủ của Tổng thống James K. Polk. Ngày 3 tháng 1 năm 1846, Dân biểu Robert Charles Winthrop chế giểu khái niệm này tại Quốc hội Hoa Kỳ khi nói rằng "Tôi cho rằng quyền truyền bá của một vận mệnh hiển nhiên sẽ không được phép tồn tại ở bất cứ quốc gia nào trừ quốc gia Mỹ hoàn vũ". Winthrop là người đầu tiên trong hàng ngũ những người chỉ trích cho rằng việc cổ vũ Vận mệnh hiển nhiên đang lợi dụng "Thượng đế" để bào chữa cho các hành động bắt nguồn từ chủ nghĩa sô vanh và tư lợi. Mặc dù bị chỉ trích như vậy, những người theo chủ nghĩa bành trướng đã ôm ấp lẹ làng thuật ngữ này đến nổi chẳng bao lâu sau đó thì quên mất xuất xứ của nó. O'Sullivan qua đời lặng lẻ năm 1895 ngay khi thuật từ của ông được sống dậy. Năm 1927, một sử gia đã xác định rằng thuật từ đó có xuất xứ từ ông.[7]

Mặc dù thuật ngữ "vận mệnh hiển nhiên" không xuất hiện cho đến năm 1845 nhưng Benjamin Franklin đã viết về sự mở rộng lãnh thổ của Hoa Kỳ năm 1767:

Chủ tố và ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sử gia Beshoy Shaker ghi nhận rằng ba chủ tố chính thường được những người chủ trương Vận mệnh hiển nhiên đề cập đến là:

  1. Đức tính của nhân dân Mỹ và thể chế chính trị của họ;
  2. Sứ mệnh truyền bá thể chế chính trị này, qua đó cứu giúp và tái tạo thế giới này theo hình ảnh của Hoa Kỳ; và
  3. Vận mệnh được Thượng đế giao phó để hoàn thành công việc này.[9]

Xuất xứ của chủ tố đầu tiên, sau đó được biết như là Chủ nghĩa cá biệt Mỹ, thường được truy tìm về nguồn cội liên quan đến di sản Thanh giáo Mỹ, đặc biệt là buổi thuyết giảng nổi tiếng "Thành phố trên một ngọn đồi" của John Winthrop năm 1630. Trong buổi thuyết giảng này, ông đã kêu gọi thành lập một cộng đồng đức hạnh mà sẽ là mô phạm sáng chói cho Cựu Thế giới. Trong cuốn sách nhỏ có tầm ảnh hưởng mang tựa đề Nghĩa thông thường của ông năm 1776, Thomas Paine có lặp lại khái niệm này khi cho rằng Cách mạng Mỹ đã mang đến một dịp để tạo dựng một xã hội mới và tốt đẹp hơn:

Nhiều người Mỹ đồng ý với Paine, và bất chợt tin rằng Hoa Kỳ đã dấn thân vào một kinh nghiệm đặc biệt về sự tự do và dân chủ — và về sự khước từ nền quân chủ Cựu Thế giới để đón nhận chủ nghĩa cộng hòa — một sự khai phá mới có tầm quan trọng lịch sử của thế giới. Trong thông điệp gởi Quốc hội Hoa Kỳ ngày 1 tháng 12 năm 1862, Tổng thống Abraham Lincoln đã mô tả Hoa Kỳ như "niềm hy vọng cuối cùng và tốt nhất của Địa Cầu". Đó là một lời phát biểu nổi tiếng về ý tưởng này. Trong bài Diễn văn Gettysburg, Lincoln đã diễn giải Nội chiến Hoa Kỳ như một cuộc đấu tranh để định đoạt xem có bất cứ quốc gia nào với những ý tưởng Mỹ có thể tồn tại được. Sử gia Robert Johannsen đã gọi bài diễn văn này là "lời nói bền bỉ nhất về sứ mệnh và thuyết vận mệnh hiển nhiên của người Mỹ".[10]

Không phải tất cả người Mỹ nào tin tưởng Hoa Kỳ là một quốc gia thiên mệnh đều tin rằng nó phải mở rộng. Các đảng viên Whig đặc biệt cho rằng "sứ mệnh" của Hoa Kỳ chỉ là phục vụ như một mô hình đạo đức cho phần còn lại của thế giới. Nếu Hoa Kỳ thành công như một "thành phố sáng chói trên một ngọn đồi" thì các dân tộc ở các quốc gia khác sẽ tìm cách thiết lập các nền cộng hòa dân chủ cho chính họ. Thomas Jefferson ban đầu không tin sự cần thiết là Hoa Kỳ phải mở rộng diện tích vì ông tiên đoán rằng các nước cộng hòa khác và tương tự sẽ được thành lập tại Bắc Mỹ hình thành nên cái ông gọi là một "đế quốc dành cho tự do". Tuy nhiên với việc mua vùng đất Louisiana năm 1803 làm gia tăng gấp đôi diện tích của Hoa Kỳ, Jefferson khởi sự xếp đặt cho việc mở rộng Hoa Kỳ khắp lục địa Bắc Mỹ. Nhiều người bắt đầu thấy nó như sự mở đầu của một "sứ mệnh" mới mà vào năm 1843 Andrew Jackson đã mô tả nổi tiếng như là "mở rộng vùng tự do". Khi có thêm lãnh thổ được sáp nhập vào Hoa Kỳ trong những thập niên kế tiếp, "mở rộng vùng tự do" cũng có hay không có nghĩa là mở rộng chế độ nô lệ. Nó đã trở thành vấn đề trung tâm trong sự chia rẻ ngày càng phát triển về việc diễn giải ý nghĩa "sứ mệnh" của Mỹ.

Tác động đối với sự mở rộng lục địa

[sửa | sửa mã nguồn]
John Quincy Adams, họa phẩm năm 1816 của Charles Robert Leslie, là một người ủng hộ chủ nghĩa lục địa từ những ngày đầu. Cuối đời, ông bất chợt hối hận vì vai trò của ông trong việc giúp chế độ nô lệ tràn lan, và sau đó trở thành người dẫn đầu phản đối việc sáp nhập Texas.

Thuật ngữ "Vận mệnh hiển nhiên" thường có liên hệ nhất với sự mở rộng lãnh thổ của Hoa Kỳ từ năm 1815 đến năm 1860. Thời đại đó, từ cuối Chiến tranh 1812 đến lúc bắt đầu Nội chiến Hoa Kỳ, được gọi là "Thời đại Vận mệnh hiển nhiên" Trong suốt thời gian đó, Hoa Kỳ mở rộng lãnh thổ đến Thái Bình Dương — "từ biển đến biển chói sáng" — nói chung đã định đoạt biên giới của Hoa Kỳ Lục địa như nó ngày nay.[11]

Chủ nghĩa lục địa

[sửa | sửa mã nguồn]

Niềm tin trong thế kỷ 19 rằng Hoa Kỳ dần dần sẽ bao trùm hết tất cả Bắc Mỹ được biết như là "chủ nghĩa lục địa". Người ủng hộ từ đầu ý tưởng này là John Quincy Adams, một khuôn mặt lãnh đạo trong việc mở rộng Hoa Kỳ giữa thời gian mua vùng đất Louisiana năm 1803 và thời chính phủ Polk trong thập niên 1840. Năm 1811, Adams viết thư cho cha của ông rằng:

Adams còn đi xa hơn nữa với ý tưởng này. Ông giàn xếp Hiệp ước 1818 mà thiết lập biên giới giữa Hoa KỳCanada xa về phía tây đến Dãy núi Rocky và định đoạt việc cùng chia sẻ chủ quyền Xứ Oregon với người Anh. Ông thương lượng Hiệp ước Adams-Onís năm 1819 để mua Florida từ Tây Ban Nha và mở rộng biên giới giữa Hoa Kỳ và Mexico thuộc Tây Ban Nha thẳng đến Thái Bình Dương. Ông hình thành ra Học thuyết Monroe năm 1823 cảnh cáo châu Âu rằng Tây Bán cầu không còn là nơi mở cửa cho người châu Âu thuộc địa hóa.

Học thuyết Monroe và Vận mệnh hiển nhiên là những ý tưởng có liên hệ gần gũi: sử gia Walter McDougall gọi Vận mệnh hiển nhiên là một "hệ luận" của Học thuyết Monroe vì trong lúc Học thuyết Monroe đã không nêu chi tiết về sự bành trướng nhưng sự bành trướng thì rất cần thiết để làm vững mạnh học thuyết. Những mối quan tâm tại Hoa Kỳ rằng các cường quốc châu Âu (đặc biệt là Vương quốc Anh) đang tìm cách thu phục các thuộc địa và gây ảnh hưởng lớn tại Bắc Mỹ đã đưa đến lời kêu gọi người Mỹ dùng bành trướng để ngăn chặn việc này. Trong cuộc nghiên cứu có sức ảnh hưởng của ông vào năm 1935 về Vận mệnh hiển nhiên, Albert Weinberg đã viết rằng "chủ nghĩa bành trướng của thập niên 1840 đã trỗi dậy như một nỗ lực tự vệ nhằm đón đầu sự xâm lấn của châu Âu tại Bắc Mỹ."[13]

Bắc Mỹ thuộc Anh

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù lúc ban đầu Vận mệnh hiển nhiên có ý trực tiếp đến những lãnh thổ mà người Méxicongười bản thổ Mỹ đang sinh sống, khái niệm này đã đóng một vai trò trong các mối quan hệ của Hoa Kỳ đối với Bắc Mỹ thuộc Anh (sau đó trở thành Canada) ở phía bắc. Từ lúc Cách mạng Mỹ, Hoa Kỳ đã từng nói rõ mong muốn của mình là đánh đuổi Đế quốc Anh ra khỏi Bắc Mỹ. Sự thất bại trong việc đánh đuổi người Anh ra khỏi Bắc Mỹ trong cả Chiến tranh Cách mạng MỹChiến tranh 1812 khiến người Mỹ lại chấp nhận sự hiện diện của người Anh trên biên giới phía bắc của mình. Tuy nhiên những nỗi lo sợ về sự bành trướng khả dĩ của người Anh ở nơi khác tại Bắc Mỹ là một chủ tố định kỳ của thuyết Vận mệnh hiểu nhiên.

Trước năm 1815

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt Cách mạng Mỹ và những năm đầu độc lập, có nhiều nỗ lực hòa bình cũng như bạo động để đưa Canada nhập vào Hoa Kỳ. Những người cách mạng Mỹ hy vọng rằng người Canada gốc Pháp sẽ gia nhập Mười ba Thuộc địa trong nỗ lực xóa bỏ quyền cai trị của Đế quốc Anh. Canada được mời gởi đại diện đến dự Quốc hội Lục địa và được chấp thuận trước để gia nhập Hoa Kỳ theo Các điều khoản Liên bang. Trong các cuộc thương lượng hòa bình tại Paris, Benjamin Franklin đã cố thuyết phục Anh nhường Canada cho Hoa Kỳ. Canada bị xâm phạm trong Chiến tranh giành độc lập và lần nữa trong Chiến tranh 1812. Cả hai cuộc xâm phạm đã chứng tỏ không thành công trong việc mang Canada về bên cạnh Mười ba Thuộc địa.

Những nỗ lực đánh đuổi Đế quốc Anh ra khỏi Bắc Mỹ đôi khi được nói đến như là những thí dụ sớm nhất về Vận mệnh hiển nhiên đang chuyển mình. Tuy nhiên một số học giả trong đó có sử gia Reginald Stuart cho rằng những sự kiện này thì khác về tính chất với những sự kiện xảy ra trong "Thời đại Vận mệnh hiển nhiên". Trước năm 1815, Stuart viết, "những gì, trông có vẽ như chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ, thật ra trỗi dậy vì trạng thái tâm lý tự vệ chứ không phải vì những tham vọng chinh phục và thôn tính."[14] Từ quan điển này, Vận mệnh hiển nhiên không phải là nhân tố gây bùng nổ Chiến tranh 1812 nhưng rõ ràng hơn là xuất hiện như một niềm tin chung trong những năm sau chiến tranh.[14]

Gây loạn tại Canada

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Mỹ càng ngày càng bắt đầu chấp nhận sự hiện hiện của các thuộc địa Anh ở phía bắc sau Chiến tranh 1812 mặc dù người nói tiếng Anh tiếp tục trải rộng khắp Hoa Kỳ. Nhiều người Mỹ, đặc biệt là những người sống dọc biên giới, hy vọng rằng Những cuộc nổi loạn 1837 sẽ kết liễu Đế quốc Anh tại Bắc Mỹ và mang đến sự thiết lập chính phủ cộng hòa tại Canada. Nói về các sự kiện đó, John O'Sullivan viết: "Nếu tự do là một điều tốt lành nhất trong những điều tốt lành của quốc gia, nếu chính quyền tự trị là quyền lợi đầu tiên của quốc gia,... thì chúng ta nghiêng về phía đồng tình với chính nghĩa nổi dậy của người Canada."[15] Những người Mỹ như O'Sullivan xem các cuộc nổi dậy của người Canada như là sự tái diễn cuộc Cách mạng Mỹ, và cho rằng người Canada đang sống dưới sự áp bức thống trị của ngoại bang mặc dù đa số người Canada vào thời đó không nghĩ như thế.

Mặc dù đồng tình với chính nghĩa của những người nỗi loạn, niềm tin vào Vận mệnh hiển nhiên đã không tạo ra sự phản ứng rộng khắp của người Mỹ đối với các cuộc nỗi loạn, một phần vì các cuộc nỗi loạn kết thúc quá nhanh chóng. Về phần ông, O'Sullivan khuyến cáo chống lại sự can thiệp của Hoa Kỳ. Một số người Mỹ gây rối — là những binh sĩ tình nguyện bất hợp pháp, bị lôi cuốn bởi một niềm tin vào Vận mệnh hiển nhiên - đã đến Canada để tiếp tay những người nỗi loạn nhưng Tổng thống Martin Van Buren đã phái Tướng Winfield Scott bắt những người gây rối và giữ hòa bình tại biên giới. Một số những người gây rối ngoan cố thành lập các toán bí mật được biết như là Frères chasseurs và cố khơi động chiến tranh để "giải phóng" Canada. Cái gọi là "Chiến tranh yêu nước" là một sự kiện như vậy nhưng cảm nghĩ của người Mỹ và chính sách chính thức của chính phủ Hoa Kỳ là chống lại những hành động này. Các cuộc đột kích Fenian sau Nội chiến Hoa Kỳ có chung một số điểm giống các hành động của những người gây rối nhưng nếu như không thì không có liên quan gì đến ý tưởng của Vận mệnh hiển nhiên hay bất cứ chính sách nào của chủ nghĩa bành trướng Mỹ.[16]

"Cả Oregon"

[sửa | sửa mã nguồn]
Việc mở rộng lãnh thổ về phía tây của người Mỹ được lý tưởng hóa trong bức tranh họa nổi tiếng của Emanuel Leutze Westward the Course of Empire Takes its Way (1861). Tên của bức họa có nguồn gốc từ một bài thơ năm 1726 của Bishop Berkeley là thuật ngữ thường được trích dẫn trong thời đại Vận mệnh hiển nhiên nhằm nói lên một niềm tin rằng nền văn minh dần dần di chuyển về hướng tây suốt lịch sử. (đọc thêm bằng tiếng Anh) Lưu trữ 2006-01-05 tại Wayback Machine

Vận mệnh hiển nhiên đóng vai trò quan trọng nhất trong cuộc tranh chấp biên giới Oregon với Vương quốc Anh. Hiệp định Anh-Mỹ 1818 kết thúc với thỏa thuận cùng chia sẻ quyền sở hữu Xứ Oregon. Hàng ngàn người Mỹ đã di cư đến đây trong thập niên 1840 qua Đường mòn Oregon. Người Anh bác bỏ lời đề nghị của Tổng thống John Tyler phân chia vùng này theo vĩ tuyến 49 độ bắc và thay vì thế đã đề nghị một đường biên giới xa về phía nam dọc Sông Columbia mà đã có thể biến vùng đất bây giờ là tiểu bang Washington thành một phần của Bắc Mỹ thuộc Anh. Những người ủng hộ Vận mệnh hiển nhiên đã phản đối và kêu gọi sáp nhập toàn bộ Xứ Oregon lên đến phân giới Alaska (54°40ʹ bắc). Ứng cử viên tổng thống James K. Polk dùng lời kêu gọi phổ biến này để lấy lợi thế về mình, và những đảng viên Dân chủ cũng kêu gọi sáp nhập "Cả Oregon" trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1844.

Tuy nhiên, với tư cách là tổng thống, Polk đã tái tục đề nghị như trước là phân chia lãnh thổ Oregon dọc vĩ tuyến 49 chống lại ước nguyện của những người cổ võ hăng hái nhất về Vận mệnh hiển nhiên. Khi người Anh bác bỏ lời đề nghị, những người theo chủ nghĩa bành trướng Mỹ đáp lời với khẩu hiệu như "Toàn bộ Oregon hoặc là không!" và "Năm mươi bốn Bốn mươi (54°40ʹ) hay là Đánh!", có ý ám chỉ biên giới phía bắc của Xứ Oregon khi đó lên đến tận đường phân giới Alaska. Khi Polk hành động chấm dứt thỏa thuận cùng chia sẻ quyền sở hữu, người Anh cuối cùng đồng ý phân chia vùng lãnh thổ này dọc theo vĩ tuyến 49, và cuộc tranh chấp được giải quyết qua đường lối ngoại giao bằng Hiệp ước Oregon năm 1846.

Mặc dù lời hô hào trước đây đòi "Cả Oregon," hiệp ước được mọi người tại Hoa Kỳ ủng hộ và dễ dàng được thông qua tại Thượng viện Hoa Kỳ, đặc biệt vì Hoa Kỳ vào thời điểm đó đang có chiến tranh với México. Nhiều người Mỹ tin rằng thế nào thì các tỉnh của Canada dần dần rồi cũng sẽ gia nhập vào Hoa Kỳ, và rằng chiến tranh thì không cần thiết và phản tác dụng trong việc làm tròn vận mệnh. Những người theo tư tưởng Vận mệnh hiển nhiên cuồng nhiệt nhất đã không có mặt nhiều dọc biên giới phía bắc vì theo lời của Reginald Stuart: "la bàn của Vận mệnh hiển nhiên chỉ về hướng tây và hướng tây nam, chớ không phải là hướng bắc mặc dù sử dụng thuật từ chủ nghĩa lục địa."[17]

Mexico và Texas

[sửa | sửa mã nguồn]

Vận mệnh hiển nhiên đã chứng tỏ có kết quả hơn trong mối quan hệ của Hoa Kỳ đối với México. Năm 1836, Cộng hòa Texas tuyên bố độc lập khỏi Mexico và sau cuộc Cách mạng Texas, đã tìm cách gia nhập Hoa Kỳ như một tiểu bang mới. Đây là một tiến trình lý tưởng của việc mở rộng lãnh thổ mà đã được cổ vũ từ những người như Jefferson đến O'Sullivan: các tiểu bang độc lập và mới sẽ xin gia nhập Hoa Kỳ hơn là Hoa Kỳ chủ động mở rộng và áp đặt chính phủ của mình lên người dân mà không ưa nó. Tuy nhiên việc sáp nhập Texas là một vấn đề gây tranh cãi vì điều đó có nghĩa là thêm một tiểu bang có chế độ nô lệ vào liên bang. Hai vị tổng thống Andrew Jackson và Martin Van Buren không nhận lời cho Texas gia nhập Hoa Kỳ một phần vì vấn đề nô lệ đe dọa chia rẻ Đảng Dân chủ.

Trước cuộc bầu cử năm 1844, ứng cử viên Whig Henry Clay và ứng cử viên được tiên đoán trước của Đảng Dân chủ là cựu Tổng thống Van Buren đều tuyền tố rằng họ chống đối việc sáp nhập Texas. Hai người đều hy vọng đặt đề tài rắc rối này ra ngoài, không để nó trở thành một vấn đề tranh cử. Tuy nhiên không như trông đợi, việc này đã khiến cho Van Buren bị Đảng Dân chủ gạt ra ngoài và chọn Polk người chủ trương sáp nhập làm ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ. Polk ràng buộc vấn đề sáp nhập Texas với việc tranh chấp Oregon, như thế tạo ra một loại thỏa hiệp giữa các vùng trong vấn đề mở rộng lãnh thổ. Những người chủ trương mở rộng lãnh thổ ở miền Bắc có chiều hướng cổ vũ việc chiếm đóng Oregon trong khi những người chủ trương mở rộng lãnh thổ tại miền Nam chính chủ tập trung vào việc sáp nhập Texas. Mặc dù được bầu lên với số tỉ lệ rất khích khao, Polk tiến hành việc sáp nhập như thể việc đắc cử tổng thống của ông đã là một sự ủy nhiệm mở rộng lãnh thổ.

"Cả Mexico"

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau sự đắc cử của Polk, nhưng trước khi ông nhậm chức, Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận sáp nhập Texas. Polk ra tay chiếm đóng một phần Texas mà cũng là phần Mexico tuyên bố chủ quyền làm bùng nổ Chiến tranh Mexico-Mỹ vào ngày 24 tháng 4 năm 1846. Với những thành công của người Mỹ tại chiến trường vào mùa hè năm 1847, có các lời kêu gọi sáp nhập "cả Mexico", đặc biệt là trong số các đảng viên Dân chủ miền Đông. Họ cho rằng mang Mexico vào liên bang là giải pháp tốt nhất để bảo đảm nền hòa bình tương lai trong vùng.[18]

Đây là một lời đề nghị gây nhiều tranh cãi vì hai lý do. Thứ nhất, những nhà tư tưởng của Vận mệnh hiển nhiên như John L. O'Sullivan luôn luôn cho rằng luật pháp Hoa Kỳ không nên áp đặt vào người khác ngược lại ý nguyện của họ. Sự sáp nhập "toàn bộ Mexico" sẽ là một sự vi phạm nguyên tắc này. Và thứ hai, việc sáp nhập Mexico có nhiều tranh cãi vì có nghĩa là mở rộng quyền công dân Hoa Kỳ cho hàng triệu người Mexico. Thượng nghị sĩ John C. Calhoun của Nam Carolina là người chấp thuận việc sáp nhập Texas nhưng lại chống đối việc sáp nhập Mexico cũng như khía cạnh "sứ mệnh" của Vận mệnh hiển nhiên vì lý do chủng tộc. Ông đã nói rõ điều này trong một bài diễn văn đọc trước Quốc hội Hoa Kỳ ngày 4 tháng 1 năm 1848:

Cuộc tranh luận này đã làm lộ rõ một trong các mâu thuẫn của Vận mệnh hiển nhiên: một mặt, trong khi các ý tưởng kỳ thị chủng tộc vốn cố hữu trong Vận mệnh hiển nhiên cho rằng người Mexico, không phải người da trắng, là một chủng tộc hạ đẳng hơn và vì thế không đủ tư cách trở thành người Mỹ nhưng chủ tố "sứ mệnh" của Vận mệnh hiển nhiên đề nghị rằng người Mexico sẽ được cải biến bằng cách đưa họ vào nền dân chủ Mỹ. Chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc được dùng để đề cao Vận mệnh hiển nhiên nhưng trong trường hợp của Thượng nghị sĩ Calhoun và phong trào chống đối sáp nhập "Cả Mexico", chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc được dùng để chống đối Vận mệnh hiển nhiên.[20]

Vấn đề gây tranh cãi này dần dần kết thúc bởi việc Mexico nhượng lại các lãnh thổ Alta CaliforniaNuevo México cho Hoa Kỳ. Cả hai vùng đất này có rất ít dân cư hơn những phần đất còn lại của Mexico. Giống như phong trào "Cả Oregon", phong trào "Cả Mexico" nhanh chóng dịu đi. Sử gia Frederick Merk trong tác phẩm Manifest Destiny and Mission in American History: A Reinterpretation (1963) cho rằng sự thất bại của các phong trào "Cả Oregon" và "Cả Mexico" chứng tỏ Vận mệnh hiển nhiên đã không được ưa chuộng như là các sử gia từ trước tới nay đã diễn tả nó.

Gây loạn ở phía nam

[sửa | sửa mã nguồn]
Người gây loạn tên William Walker đã tiến hành một số cuộc viễn chinh vào châu Mỹ Latinh. Khoảng một thời gian, ông cai trị Nicaragua mặc dù sau cùng ông bị Hải quân Hoa Kỳ bắt được và gởi trả ông về Hoa Kỳ. Năm 1860, ông bị bắt và bị hành quyết tại Honduras.

Sau khi Chiến tranh Mexico-Mỹ kết thúc năm 1848, sự bất đồng về việc mở rộng chế độ nô lệ đã làm cho việc sáp nhập lãnh thổ càng thêm chia rẽ đến nổi việc sáp nhập lãnh thổ không trở thành là chính sách chính thức của chính phủ. Người miền bắc càng ngày càng chống đối cái mà họ tin là những nỗ lực của những người chủ nô lệ ở miền nam và bạn bè của họ tại miền bắc muốn mở rộng chế độ nô lệ bằng mọi giá.

Không có sự ủng hộ chính thức của chính phủ, những người cổ vũ cấp tiến nhất của Vận mệnh hiển nhiên càng ngày càng quay sang động thái gây loạn bằng quân sự. Trong khi có một số các cuộc phiêu lưu gây rối tại Canada vào cuối thập niên 1830, mục tiêu chính yếu của những người gây loạn theo thuyết Vận mệnh hiển nhiên là châu Mỹ Latinh, đặc biệt là Mexico và Cuba. Mặc dù bất hợp pháp nhưng các hành động gây rối vào cuối thập niên 1840 và đầu thập niên 1850 được tiểu thuyết hóa trên truyền thông Hoa Kỳ. Những người Mỹ giàu có theo chủ nghĩa bành trướng đã tài trợ hàng tá các cuộc viễn chinh, thường thường có căn cứ xuất phát từ New Orleans.

Hoa Kỳ từ lâu rất có hứng thú trong việc mua Cuba từ Đế quốc Tây Ban Nha đang thời suy tàn. Như đối với Texas, Oregon, và California, những nhà làm chính sách của Mỹ rất quan ngại rằng Cuba sẽ rơi vào tay của người Anh, mà theo tư tưởng của Học thuyết Monroe sẽ tạo ra một mối đe dọa đến quyền lợi của Hoa Kỳ. Vào năm 1848, vì sự thúc giục của John L. O'Sullivan, Tổng thống Polk đề nghị mua Cuba từ Tây Ban Nha với giá 100 triệu đô la Mỹ. Polk sợ rằng những người gây bạo loạn có thể làm hỏng nỗ lực của ông trong việc mua quốc đảo này, vì vậy ông đã thông báo cho người Tây Ban Nha biết về một âm mưu của một người Cuba tên Narcisco Lopez có ý dùng vũ lực để đoạt chiếm Cuba và sáp nhập nó vào Hoa Kỳ. Kết quả là âm mưu đó bị phá vở. Dẫu thế Tây Ban Nha vẫn từ chối bán hòn đảo và nỗ lực mua Cuba của Polk kết thúc trong thất bại. O'Sullivan mặc khác tiếp tục gây quỹ cho các cuộc viễn chinh gây loạn và cuối cùng thì cũng khiến ông rơi vào vấn đề pháp lý.[21]

Các vụ gây loạn tiếp tục là một mối quan tâm chính đối với các tổng thống kế nhiệm Polk. Các tổng thống thuộc Đảng WhigZachary TaylorMillard Fillmore đã tìm cách trấn áp các cuộc viễn chinh. Khi Đảng Dân chủ chiếm lại được tòa bạch ốc vào năm 1852 bằng sự việc đắc cử của Franklin Pierce, một nỗ lực gây loạn của John A. Quitman nhằm chiếm Cuba nhận được sự ủng hộ lớn lao của tổng thống. Tuy nhiên, Pierce rút lui sự ủng hộ và thay vào đó lại tái đề nghị mua hòn đảo với giá 130 triệu. Năm 1854, khi công chúng biết về Tuyên ngôn Ostend cho rằng Hoa Kỳ có thể chiếm hữu Cuba bằng vũ lực nếu như Tây Ban Nha từ chối bán nó, sự việc này thực sự kết thúc nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm thu phục Cuba. Công chúng lúc này coi việc mở rộng lãnh thổ có liên quan đến chế độ nô lệ. Nếu Vận mệnh hiển nhiên đã có một thời được sự hậu thuẫn rộng rãi của công chúng thì chuyện này giờ đây không còn là sự thật.[22]

Những người gây loạn như William Walker tiếp tục được đăng tải trên tít lớn của báo chí vào cuối thập niên 1850, nhưng với sự bùng phát của Nội chiến Hoa Kỳ năm 1860, "Thời đại Vận mệnh hiển nhiên" đến thời kết thúc. Chủ nghĩa bành trướng là một trong số các vấn đề đã đóng một vai trò trong cuộc chiến tranh sắp diễn ra. Với vấn đề mở rộng chế độ nô lệ có tính chất gây chia rẻ, miền Bắc và miền Nam thật sự đang bắt đầu định nghĩa Vận mệnh hiển nhiên theo những cách khác nhau, khiến làm hao mòn dần chủ nghĩa quốc gia như một lực lượng thống nhất. Theo Frederick Merk, "Học thuyết Vận mệnh hiển nhiên mà trong thập niên 1840 được xem như là thiên mệnh, đã chứng tỏ là một quả bom gói ghém trong chủ nghĩa lý tưởng."[23]

Người bản địa Mỹ

[sửa | sửa mã nguồn]

Vận mệnh hiển nhiên có những hậu quả nghiêm trọng đối với người bản thổ Mỹ vì sự mở rộng lục địa thường có nghĩa là chiếm đất của người bản thổ Mỹ. Hoa Kỳ tiếp tục chính sách của người châu Âu công nhận rất giới hạn quyền sở hữu đất đai của các dân tộc bản xứ. Trong một chính sách được đề xướng phần nhiều bởi Henry Knox, Bộ trưởng Chiến tranh trong chính phủ tại Washington, D.C., chính phủ Hoa Kỳ tìm cách mở rộng lãnh thổ về phía tây bằng việc mua chính thức đất đai của người bản thổ qua các hiệp ước. Người bản thổ Mỹ được khuyến khích bán đất đai rộng lớn của bộ lạc mình và trở nên "văn minh hoá". Điều này có nghĩa là người bản thổ Mỹ từ bỏ săn bắn và trở thành nông gia. Về mặt xã hội, họ được tổ chức theo các đơn vị gia đình hơn là các nhóm bộ lạc. Thế là Hoa Kỳ thu phục đất đai bằng hiệp ước với các dân tộc bản thổ, thường dưới các tình huống hoàn cảnh thiếu sự tự nguyện và ưng thuận của những người bản thổ đặt bút ký vào các hiệp ước. Những người cổ vũ cho các chương trình văn minh hóa tin rằng tiến trình định cư các bộ lạc bản thổ sẽ giảm thiểu lớn lao số lượng đất đai mà người bản thổ Mỹ cần, tạo thêm đất đai sẵn có cho người Mỹ da trắng lập nghiệp. Thomas Jefferson tin rằng trong khi người bản thổ Mỹ về trí tuệ cũng ngang hàng với người da trắng, họ phải sống như người da trắng hoặc bằng không thì sẽ bị người da trắng đẩy sang một bên. Niềm tin của Jefferson có căn nguyên từ thuyết khai sáng rằng người da trắng và người bản thổ Mỹ sẽ hợp lại để tạo lập một quốc gia đơn độc, đã không tồn tại lâu dài trong cuộc đời của ông. Ông bắt đầu tin rằng người bản thổ nên di cư về bên kia Sông Mississippi và duy trì một xã hội riêng biệt, một ý tưởng đã được thực hiện bằng vụ mua vùng đất Louisiana năm 1803.

Trong thời đại Vận mệnh hiển nhiên, ý tưởng này được biết đến như là "Sự di dời người bản thổ Mỹ" đã thắng thế. Mặc dù một số người ủng hộ việc di dời vì lý do nhân đạo đã tin rằng người bản thổ Mỹ tốt hơn là nên sống xa người da trắng nhưng có con số ngày thêm gia tăng những người Mỹ xem người bản thổ không hơn "dân man rợ" đang đứng cản đường bành trướng của người Mỹ. Trong bài viết nghiên cứu có uy tín "Race and Manifest Destiny", Sử gia Reginald Horsman cho rằng thuật hùng biện mang tính phân biệt chủng tộc gia tăng trong thời đại Vận mệnh hiển nhiên. Người Mỹ càng ngày càng tin rằng người bản thổ Mỹ sẽ biến mất dần khi Hoa Kỳ mở rộng lãnh thổ. Chẳng hạn, ý tưởng này đã được phản ánh trong tác phẩm của một trong các sử gia vĩ đại đầu tiên của Mỹ Francis Parkman, là tác giả của quyển sách mang dấu ấn The Conspiracy of Pontiac được xuất bản năm 1851. Parkman viết rằng người bản thổ Mỹ đã được "định mệnh sắp sẵn là tan rã và biến mất trước làn sóng đang tràn tới đầy sức mạnh của người Anh-Mỹ mà hiện giờ đang tràn về hướng tây không có gì ngăn cản nổi".

Bên ngoài Bắc Mỹ

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi Nội chiến Hoa Kỳ nhạt dần trong lịch sử, thuật ngữ Vận mệnh hiển nhiên trải qua một cuộc hồi sinh ngắn ngũi. Trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1892, liên danh của Đảng Cộng hoà tuyên bố: "Chúng tôi tái xác nhận ủng hộ Học thuyết Monroe và tin vào thành tựu vận mệnh hiển nhiên của nền cộng hòa theo ý nghĩa rộng của nó." Cái nghĩa được ám chỉ bằng thuật ngữ "vận mệnh hiển nhiên" trong văn mạch này thì không được định nghĩa rõ ràng, đặc biệt kể từ khi liên danh Đảng Cộng hòa bị thất cử. Tuy nhiên trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1896, liên danh Đảng Cộng hòa đã tái chiếm lại được Tòa Bạch Ốc và giữ vững nó trong 16 năm tiếp theo. Trong thời gian đó, Vận mệnh hiển nhiên được nói đến để hô hào việc mở rộng lãnh thổ hải ngoại. Không biết phiên bản Vận mệnh hiển nhiên trong giai đoạn này có hay không có điểm tương đồng với chủ nghĩa bành trướng lục địa của thập niên 1840. Việc này đã bị tranh cãi vào lúc đó và một khoảng thời gian dài về sau.[24]

Chẳng hạn, khi Tổng thống William McKinley hô hào sáp nhập Lãnh thổ Hawaii năm 1898, ông nói rằng "Chúng ta rất cần Hawaii và đây là một món bở hơn là chúng ta có được California. Đó là vận mệnh hiển nhiên". Mặc khác, cựu Tổng thống Grover Cleveland, một đảng viên Dân chủ từng ngăn cản việc sáp nhập Hawaii trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, đã viết rằng việc sáp nhập lãnh thổ của McKinley là một "sự sai lầm về vận mệnh quốc gia của chúng ta". Các sử gia tiếp tục cuộc tranh luận này. Một số diễn giải việc bành trướng ở hải ngoại trong thập niên 1890 như là một sự mở rộng Vận mệnh hiển nhiên ngang qua Thái Bình Dương. Những sử gia khác thì nhận định nó như sự tương phản của Vận mệnh hiển nhiên.[25]

Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ và Philippines

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1898, sau sự kiện chiến hạm USS Maine chìm trong bến cảng tại La Habana của Cuba, Hoa Kỳ can thiệp bên cạnh quân nổi dậy người Cuba nổi lên chống Đế quốc Tây Ban Nha làm khởi sự Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ. Mặc dù, những người cổ vũ Vận mệnh hiển nhiên trong thập niên 1840 đã kêu gọi sáp nhập Cuba nhưng Tu chính Teller, được Thượng viện Hoa Kỳ nhất trí thông qua trước chiến tranh, tuyên bố Cuba "độc lập và tự do" và từ chối bất cứ sự can thiệp nào của Hoa Kỳ nhằm sáp nhập Cuba. Sau chiến tranh, Tu chính Platt (1902) thành lập Cuba giống như một đất bảo hộ thực sự của Hoa Kỳ. Nếu Vận mệnh hiển nhiên đồng nghĩa với sự sáp nhập lãnh thổ triệt để thì nó không còn được áp dụng đối với Cuba vì Cuba chưa bao giờ bị sáp nhập.

Không như Cuba, Hoa Kỳ sáp nhập Guam, Puerto Rico, và Philippines sau chiến tranh với Tây Ban Nha. Sự thu phục các đảo này đánh dấu một chương mới trong lịch sử Hoa Kỳ. Theo truyền thống thì các lãnh thổ bị Hoa Kỳ thu phục nhằm mục đích trở thành các tiểu bang mới ngang hàng với các tiểu bang đã tồn tại. Tuy nhiên các đảo này được thu phục như là các thuộc địa hơn là các tiểu bang tương lai. Một quá trình được nghiên cứu trong nhiều vụ xem xét mà trong đó Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã phán quyết rằng quyền hiến pháp đầy đủ không tự động được áp dụng cho tất cả các vùng nằm dưới quyền kiểm soát của Hoa Kỳ. Theo ý nghĩa này thì việc sáp nhập là một sự làm trái ngược Vận mệnh hiển nhiên truyền thống. Theo Frederick Merk, "Vận mệnh hiển nhiên đã chứa đựng trong đó một nguyên tắc rất cơ bản đến nỗi mà một người theo chủ nghĩa Calhoun và một người theo chủ nghĩa O'Sullivan có thể đồng thuận với nhau. Điều đó có nghĩa là một dân tộc không có khả năng đứng dậy để trở thành một tiểu bang thì không nên bị sáp nhập vào Hoa Kỳ. Đó là nguyên tắc được chủ nghĩa đế quốc năm 1899 mang theo bên mình."[26] (Philippines sau đó được trao trả độc lập năm 1946; Guam và Puerto Rico được tư cách đặc biệt cho đến ngày hôm nay nhưng người dân của họ có quyền công dân Hoa Kỳ đầy đủ.)

Mặt khác, Vận mệnh hiển nhiên cũng có chứa đựng trong nó cái ý tưởng rằng các dân tộc "kém văn minh" có thể được biến cải qua sự tiếp xúc với các giá trị dân chủ và Cơ đốc giáo của Hoa Kỳ. Khi quyết định sáp nhập Philippines, Tổng thống McKinley có nhắc lại chủ tố này: "Không còn gì cho chúng ta làm ngoài việc bắt họ hết, và giáo dục người Philippines, nâng đỡ, văn minh hóa và cải đạo Cơ đốc cho họ...." Bài thơ của Rudyard Kipling "The White Man's Burden" trong đó có tiểu tựa đề "Hoa Kỳ và Quần đảo Philippine" là một lời diễn đạt nổi tiếng về những ẩn ý này, rất phổ biến vào thời đó. Tuy nhiên, nhiều người Philippines chống đối nỗ lực nhằm "nâng đỡ và văn minh hóa" họ khiến xảy ra cuộc Chiến tranh Phillipines-Mỹ năm 1899. Sau khi chiến tranh bùng nổ, William Jennings Bryan, một người phản đối sự bành trướng ở hải ngoại, viết rằng "Vận mệnh không phải hiển nhiên như một vài tuần trước đây."[27]

Sử dụng sau đó

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi bước sang thế kỷ 20, thuật ngữ Vận mệnh hiển nhiên càng ít được dùng đến khi sự mở rộng lãnh thổ không còn được cổ vũ như là một phần "Vận mệnh" của Hoa Kỳ. Dưới thời Tổng thống Theodore Roosevelt, vai trò của Hoa Kỳ tại Tân Thế giới đã được định nghĩa trong Hệ luận Roosevelt 1904 dựa theo Học thuyết Monroe như là một "lực lượng cảnh sát quốc tế" nhằm bảo đảm quyền lợi của Hoa Kỳ tại Tây Bán cầu. Hệ luận Roosevelt chứa đựng một sự bác bỏ dứt khoát việc bành trướng lãnh thổ. Trong quá khứ, Vận mệnh hiển nhiên được xem là cần thiết để làm vững mạnh Học thuyết Monroe tại Tây Bán cầu nhưng hiện thời thì chủ nghĩa bành trướng đã được thay thế bởi chủ nghĩa can thiệp như là một phương tiện chống đỡ học thuyết.

Tổng thống Woodrow Wilson tiếp tục chính sách can thiệp tại châu Mỹ và tìm cách tái định nghĩa cả Vận mệnh hiển nhiên và "sứ mệnh" Mỹ trong một phạm vi toàn thế giới rộng lớn hơn. Wilson lãnh đạo Hoa Kỳ vào Chiến tranh thế giới thứ nhất với lý do rằng "Thế giới phải được biến đổi an toàn vì dân chủ". Trong thông điệp gởi đến Quốc hội năm 1920 sau chiến tranh, Wilson phát biểu:

Đây là lần đầu tiên và duy nhất một vị tổng thống đã sử dụng thuật ngữ "Vận mệnh hiển nhiên" trong bài diễn văn hàng năm. Phiên bản Vận mệnh hiển nhiên của Wilson là một lời bác bỏ chủ nghĩa bành trướng và là một sự tán thành (theo nguyên tắc) quyền tự quyết mà nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ có một sứ mệnh lãnh đạo thế giới vì chính nghĩa dân chủ. Viễn tưởng này của Hoa Kỳ với vai trò lãnh đạo "thế giới tự do" đã phát triển mạnh hơn trong thế kỷ 20 sau Chiến tranh thế giới thứ hai mặc dù nó ít khi được mô tả như "Vận mệnh hiển nhiên" như Wilson đã từng mô tả.[28]

Ngày nay, theo cách sử dụng chuẩn của các học giả, Vận mệnh hiển nhiên mô tả một thời đại quá khứ trong lịch sử Mỹ, đặc biệt là trong thập niên 1840. Tuy nhiên, thuật ngữ này đôi khi được phe tả khuynh chính trị và những người chỉ trích chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ sử dụng để mô tả đặc điểm các cuộc can thiệp tại Trung Đông và các nơi khác. Trong cách sử dụng này, Vận mệnh hiển nhiên được diễn giải như căn nguyên cơ bản (hoặc sự mở đầu) của cái được xem là "Chủ nghĩa đế quốc Mỹ".

  1. ^ Stephanson's Manifest Destiny: American Expansionism and the Empire of Right examines the influence of Manifest Destiny in the 20th century, particularly as articulated by Woodrow WilsonRonald Reagan.
  2. ^ Tuveson quote, p. 91.
  3. ^ Howard Zinn, A people's history of the United States. 1492 - present, HarperCollins Publishers, New York,2005, p. 151.
  4. ^ Robert W. Johannsen, "The Meaning of Manifest Destiny", in Haynes.
  5. ^ Weinberg, p. 145; Johannsen, p. 9.
  6. ^ Johannsen, p. 10.
  7. ^ Winthrop quote: Weinberg, p. 143; O'Sullivan's death, later discovery of phrase's origin: Stephanson, p. xii.
  8. ^ Cook, Don (1995). The The Long Fuse: How England Lost the American Colonies, 1760-1785. Atlantic Monthly Press. tr. 123. ISBN 0871136619.
  9. ^ Weeks, p. 61.
  10. ^ Haynes, pp. 18–19.
  11. ^ Stuart and Weeks call this period the "Era of Manifest Destiny" and the "Age of Manifest Destiny," respectively.
  12. ^ Adams quoted in McDougall, p. 78.
  13. ^ McDougall, p. 74; Weinberg, p. 109.
  14. ^ a b Stuart, p. 76.
  15. ^ O'Sullivan and the U.S. view of the uprisings: Stuart, pp. 128-46.
  16. ^ O'Sullivan against intervention: Stuart p. 86; Filibusters: Stuart, ch. 6; Fenians unrelated: Stuart 249.
  17. ^ Treaty popular: Stuart, p. 104; compass quote p. 84.
  18. ^ Merk, pp. 144–47.
  19. ^ Calhoun, John C. (1848). “Conquest of Mexico”. TeachingAmericanHistory.org. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2007.
  20. ^ McDougall, pp. 87–95.
  21. ^ Crocker III, H. W. (2006). Don't Tread on Me. New York: Crown Forum. tr. 150. ISBN 9781400053636.
  22. ^ Weeks, pp. 144–52.
  23. ^ Merk, p. 214.
  24. ^ Republican Party platform Lưu trữ 2007-10-18 tại Wayback Machine; context not clearly defined, Merk p. 241.
  25. ^ McKinley quoted in McDougall, pp. 112–13; "anithesis" of Manifest Destiny: Merk, p. 257.
  26. ^ Merk quote, p. 257
  27. ^ McKinley quoted in McDougall, p. 112; Bryan quoted in Weinberg, p. 283.
  28. ^ "Safe for democracy"; 1920 message; Wilson's version of Manifest Destiny: Weinberg, p. 471.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dunning, Mike. "Manifest Destiny and the Trans-Mississippi South: Natural Laws and the Extension of Slavery into Mexico." Journal of Popular Culture 2001 35(2): 111-127. ISSN 0022-3840 Fulltext: Ebsco
  • Fresonke, Kris. West of Emerson: The Design of Manifest Destiny. U. of California Press, 2003. 201 pp.
  • Greenberg, Amy S. Manifest Manhood and the Antebellum American Empire. Cambridge U. Press, 2005. 323 pp.
  • Haynes, Sam W. and Christopher Morris, eds. Manifest Destiny and Empire: American Antebellum Expansionism. College Station, Texas: Texas A&M University Press, 1997. ISBN 0-89096-756-3.
  • Hofstadter, Richard. "Cuba, the Philippines, and Manifest Destiny" in The Paranoid Style in American Politics and Other Essays. New York: Knopf, 1965.
  • Horsman, Reginald. Race and Manifest Destiny: The Origins of American Racial Anglo-Saxonism. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press, 1981.
  • McDougall, Walter A. Promised Land, Crusader State: The American Encounter with the World Since 1776. New York: Houghton Mifflin, 1997.
  • May, Robert E. Manifest Destiny's Underworld: Filibustering in Antebellum America. U. of North Carolina Press, 2002. 426 pp.
  • Merk, Frederick. Manifest Destiny and Mission in American History: A Reinterpretation. New York, Knopf, 1963.
  • Pinheiro, John C. "'Religion Without Restriction': Anti-catholicism, All Mexico, and the Treaty of Guadalupe Hidalgo." Journal of the Early Republic 2003 23(1): 69-96. ISSN 0275-1275
  • Sampson, Robert D. "The Pacifist-reform Roots of John L. O'Sullivan's Manifest Destiny" Mid-America 2002 84(1-3): 129-144. ISSN 0026-2927
  • Smith, Gene A. Thomas ap Catesby Jones: Commodore of Manifest Destiny (Library of Naval Biography Series.) Annapolis: Naval Inst. Press, 2000. 223 pp.
  • Stephanson, Anders. Manifest Destiny: American Expansionism and the Empire of Right. New York: Hill and Wang, 1995. ISBN 0-8090-1584-6; ISBN 0-89096-756-3. (review)
  • Stuart, Reginald C. United States Expansionism and British North America, 1775–1871. Chapel Hill, N.C.: University of North Carolina Press, 1988. ISBN 0-8078-1767-8
  • Tuveson, Ernest Lee. Redeemer Nation: The Idea of America's Millennial Role. Chicago: University of Chicago Press, 1968.
  • Weeks, William Earl. Building the Continental Empire: American Expansion from the Revolution to the Civil War. Chicago: Ivan R. Dee, 1996. ISBN 1-56663-135-1.
  • Weinberg, Albert K. Manifest Destiny: A Study of Nationalist Expansionism in American History. Baltimore: Johns Hopkins, 1935. Cited by many scholars.

Đọc thêm bằng tiếng Anh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Brown, Charles H. Agents of Manifest Destiny: The Lives and Times of the Filibusters. University of North Carolina Press, 1980. ISBN 0-8078-1361-3.
  • Burns, Edward McNall. The American Idea of Mission: Concepts of National Purpose and Destiny. New Brunswick, N.J.: Rutgers University Press, 1957.
  • Graebner, Norman A., ed. Manifest Destiny. Indianapolis: Bobbs-Merrill, 1968.
  • Heidler, David S. and Jeanne T. Heidler. Manifest Destiny. Westport, Conn.: Greenwood Press, 2003.
  • Hietala, Thomas. Manifest Design: American Exceptionalism and Empire, 2003. Previously published as Manifest Design: Anxious Aggrandizement in Late Jacksonian America, 1985.
  • May, Robert E. Manifest Destiny's Underworld: Filibustering in Antebellum America. University of North Carolina Press, 2002. ISBN 0-8078-2703-7.
  • Morrison, Michael A. Slavery and the American West: The Eclipse of Manifest Destiny and the Coming of the Civil War University of North Carolina Press. 1997.
  • Sampson, Robert D. John L. O'Sullivan and His Times Ohio: Kent State University Press, 2003.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu các Tộc và Hệ trong Yugioh
Giới thiệu các Tộc và Hệ trong Yugioh
Trong thế giới bài Yu - Gi- Oh! đã bao giờ bạn tự hỏi xem có bao nhiêu dòng tộc của quái thú, hay như quái thú được phân chia làm mấy thuộc tính
Tổng hợp các shop quần áo TAOBAO đã cập bến trên Shopee
Tổng hợp các shop quần áo TAOBAO đã cập bến trên Shopee
Không cần đặt hàng qua trung gian cầu kỳ lại hay trôi nổi lạc hàng, lưu ngay 6 tọa độ đồ nam Taobao cực xịn trên shopee
Tôi thích bản thân nỗ lực như thế
Tôi thích bản thân nỗ lực như thế
[RADIO NHUỴ HY] Tôi thích bản thân nỗ lực như thế
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Tất cả những thông tin mà ta đã biết về The Primordial One - Vị Đầu Tiên và The Second Who Came - Vị Thứ 2