Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (Trung Quốc)

Viện kiểm sát nhân dân tối cao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
中华人民共和国最高人民检察院
Biểu trưng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Cổng trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Tổng quan Cơ quan
Thành lập27 tháng 9 năm 1954; 70 năm trước (1954-09-27)
LoạiCơ quan công tố cao nhất của Trung Quốc
Quyền hạnTrung Quốc
Trụ sởBắc Kinh
Các Lãnh đạo Cơ quan
  • Ứng Dũng,
    Viện trưởng
  • Đồng Kiến Minh,
    Phó Viện trưởng thường trực
  • Cát Hiểu Yến,
    Phó Viện trưởng
  • Trương Tuyết Tiều,
    Phó Viện trưởng
  • Lưu Chiếu,
    Tổ trưởng Tổ Giám sát và Kiểm tra kỷ luật
  • Đằng Kế Quốc,
    Chủ nhiệm Ban Chính trị
  • Cung Minh,
    Phó Viện trưởng
  • Miêu Sinh Minh,
    Phó Viện trưởng
Trực thuộc cơ quanĐại hội đại biểu nhân dân toàn quốc
Websitewww.spp.gov.cn Sửa dữ liệu tại Wikidata

Viện kiểm sát nhân dân tối cao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là cơ quan công tố cao nhất của Trung Quốc, báo cáo công tác trước Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố trong vụ án hình sự, bao gồm việc điều tra và truy tố. Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng xem xét các quyết định pháp lý của các viện kiểm sát nhân dân địa phương và chuyên trách, các tòa án nhân dân cấp dưới và ban hành giải thích tư pháp.

Từ tháng 3 năm 2018, chức năng khởi tố, điều tra vụ án tham nhũng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được giao cho Ủy ban giám sát nhà nước.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 năm 1949, Luật tổ chức Chính phủ nhân dân trung ương được ban hành,[1] thành lập Sở kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan kiểm sát đầu tiên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[1]

Sở kiểm sát nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:[1]

  • Giám sát việc tuân thủ pháp luật của cá nhân, đơn vị công lập và cơ quan nhà nước;
  • Điều tra cá nhân vi phạm pháp luật hoặc lợi ích của nhà nước;
  • Bác bỏ quyết định của các cơ quan tư pháp cấp dưới;
  • Giám sát việc tuân thủ pháp luật trong hệ thống nhà tù trên toàn quốc;
  • Phục hồi vụ án đã bị viện kiểm sát nhân dân cấp dưới hủy bỏ khi có đơn thỉnh cầu;
  • Thay mặt Đảng Cộng sản Trung Quốc trong các vụ kiện dân sự và hành chính.[1]

Bên cạnh những chức năng này, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền điều tra người nào đáng ngờ và có thể yêu cầu các cơ quan nhà nước khác cung cấp thông tin để hỗ trợ cuộc điều tra.[1] Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng có quyền thành lập một văn phòng tại mỗi đơn vị hành chính để giám sát, lãnh đạo hệ thống tư pháp địa phương.[1] Tuy nhiên, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hầu như không hoạt động[1] cho đến khi các vụ điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao được thành lập vào năm 1953.[1]

Thời kỳ đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1954, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa I đổi tên Sở Kiểm sát nhân dân tối cao thành Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại kỳ họp đầu tiên.[2] Hiến pháp năm 1954 hiến định Viện kiểm sát nhân dân tối cao.[2] Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền đối với tất cả các cơ quan chính phủ, công chức và công dân Trung Quốc, ngoại trừ Chính phủ nhân dân trung ương, cơ quan giám sát hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.[1]

Đại Cách mạng Văn hóa vô sản

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa vô sản, các viện kiểm sát nhân dân mất đi sự ủng hộ vì bị coi là cản trở Đảng Cộng sản Trung Quốc.[3] Hiến pháp năm 1975 bãi bỏ Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng với tất cả các viện kiểm sát nhân dân khác[3] và chuyển giao quyền kiểm sát và cho Bộ Công an.[4][5][6] Viện Kiểm sát nhân dân tối cao sau đó được tái lập theo Hiến pháp năm 1978 nhằm kiểm soát và phòng ngừa tham nhũng trong bộ máy hành chính.[4]

Năm 1980, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thành lập Vụ Kiểm sát đặc biệt để điều tra, truy tố Lâm BưuGiang Thanh.[7] Trong phiên tòa do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Hoàng Hỏa Thanh thực hành quyền công tố, hai bị cáo bị kết tội âm mưu đảo chính lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa vô sản.[7]

Phát triển và cải cách

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thập niên 1990, chính phủ Trung Quốc tiến hành cải cách hệ thống tư pháp, bao gồm tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân,[8] nhằm đáp ứng cải cách kinh tế của Trung Quốc.[8] Năm 1995, Luật Kiểm sát viên được ban hành nhằm “chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ tư pháp” bằng cách siết chặt các tiêu chuẩn, yêu cầu của kiểm sát viên và những cán bộ kiểm sát khác,[8] chú trọng năng lực, hiệu suất và kinh nghiệm trong thực hành pháp lý.[8]

Tháng 1 năm 2000, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành "Ý kiến thực hiện cải cách Viện kiểm sát ba năm",[8] xác định nguyên tắc viện kiểm sát nhân dân cấp trên giám sát, chỉ đạo viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.[8] Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành một chương trình đào tạo mới cho các kiểm sát viên từ năm 2001–2005 để nâng cao chất lượng cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao.[8]

Tháng 12 năm 2018, các phòng ban của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được tái cấu trúc và mười vụ kiểm sát mới được thành lập.[9] Bốn vụ kiểm sát mới phụ trách các loại tội phạm khác nhau.[9] Sáu vụ kiểm sát còn lại phụ trách các vụ án dân sự, hành chính, tố tụng công ích, người chưa thành niên, tố cáo khiếu nại và tội phạm của nhân viên tư pháp.[9]

Tháng 11 năm 2020, Vụ Kiểm sát sở hữu trí tuệ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được thành lập, có nhiệm vụ điều tra, truy tố vụ án liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.[10]

Phòng, chống tham nhũng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1979, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thành lập một vụ kiểm sát tội phạm kinh tế để bắt đầu điều tra, truy tố tham nhũng.[11] Dưới sức ép từ các nhà hoạt động sinh viên và các đảng viên vào đầu thập niên 1990, các viện kiểm sát nhân dân xây dựng các quy trình nghiêm ngặt để kiểm soát tham nhũng.[11] Năm 1995, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thành lập ba cục mới để kiểm soát tham nhũng.[12] Năm 2014, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc hợp nhất ba cơ quan phòng, chống tham nhũng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thành một cơ quan phòng, chống tham nhũng.[11][12]

Công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc có sự chuyển đổi sâu rộng vào năm 2018.[12] Tại kỳ họp tháng 3, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa XIII thành lập Ủy ban giám sát nhà nước trên cơ sở hợp nhất các cơ quan phòng, chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.[12][13] Tất cả các trách nhiệm, cán bộ phòng, chống tham nhũng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được điều chuyển cho Ủy ban giám sát nhà nước.[12][13]

Nhiệm vụ và quyền hạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan công tố cao nhất của Trung Quốc, giám sát các viện kiểm sát cấp dưới.[5][11] Chức năng chính của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp và bảo vệ lợi ích của Đảng Cộng sản Trung Quốc.[5]

Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách tất cả các vụ án hình sự, công an và an ninh quốc gia, tòa án nhân dân, nhà tù, trại giam và các cơ sở lao động ở Trung Quốc.[14] Viện kiểm sát nhân dân tối cao không truy tố vụ án từ các đặc khu hành chính Hồng KôngMa Cao, ngoại trừ những vụ án do Văn phòng Bảo vệ an ninh quốc gia tại Hồng Kông điều tra.[15]

Hiến pháp Trung Quốc quy định Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện quyền kiểm sát độc lập và cấm "cơ quan hành chính, tổ chức xã hội hoặc cá nhân" can thiệp vào hoạt động kiểm sát.[16] Tuy nhiên, giống như Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo công tác trước Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc.[17]

Công tố

[sửa | sửa mã nguồn]

Viện kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố, điều tra và truy tố vụ án hình sự[5][18][8] theo hệ thống tố tụng thẩm vấn dân luật,[19] tương tự như ở Nhật Bản và các hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.[19] Vụ án hình sự được phân công cho bốn vụ dựa trên tính chất tội phạm, bao gồm "tội phạm thông thường, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm công vụ và tội phạm loại mới".[9] Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định điều tra, truy tố vụ án hình sự[10] và cũng có thể tiến hành tố tụng công ích.[20]

Giám sát pháp lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Mặt tiền trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm tra việc điều tra, truy tố của các viện kiểm sát địa phương và chuyên trách.[21] Đối với tất cả vụ án, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể kháng nghị quyết định của tòa án nhân dân cấp dưới mà Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho là không phù hợp hoặc có sai sót lên Tòa án nhân dân tối cao.[14][21] Đối với vụ án dân sự và hành chính, bao gồm vụ án sở hữu trí tuệ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ yếu kháng nghị sau khi tòa án đã ra quyết định.[10] Viện kiểm sát nhân dân tối cáo có thể tự kháng nghị hoặc theo yêu cầu của một bên đương sự của một vụ án.[10]

Giải thích tư pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền ban hành giải thích tư pháp, văn bản giải thích pháp luật chính thức và có tính ràng buộc.[21] Giải thích tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được áp dụng cho từng vụ việc cụ thể hoặc áp dụng rộng rãi.[22] Mặc dù về mặt lý thuyết có giá trị pháp lý dưới luật, giải thích tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được cho là có giá trị gần như ngang luật tại tòa án.[22]

Giám sát nhà nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ thập niên 1980 đến đầu thập niên 2010, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tự điều tra, truy tố vụ án tham nhũng và hối lộ[13] và cũng giúp Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương điều tra đảng viên theo một quy trình được gọi là song quy.[21] Song quy nhằm mục đích lấy bằng chứng và lời thú tội từ các đảng viên đang bị điều tra.[23] Tài liệu thu được bằng song quy được chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao và được dùng để truy tố đảng viên.[23]

Từ tháng 3 năm 2018, chức năng điều tra, truy tố vụ án tham nhũng, hối lộ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao[13][12] được chuyển cho Ủy ban giám sát nhà nước. Ủy ban giám sát nhà nước phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương trong chiến dịch đả hổ diệt ruồi của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình.[13][12] Một số học giả cho rằng những thay đổi này đã làm giảm quyền lực của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.[13]

Cơ cấu tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
Sảnh của trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan giám sát hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tối cao dưới sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.[2] Viện kiểm sát nhân dân tối cao được tổ chức thành mười vụ kiểm sát, mỗi vụ phụ trách một loại tội phạm hoặc tố tụng cụ thể.[9][24] Ngoài ra, còn có nhiều phòng ban khác, ví dụ như Ban Chính trị.[25] Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng có một số cơ quan, đơn vị trực thuộc.[25]

Tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:[9][24][25][26][10]

Cơ quan lãnh đạo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ủy ban kiểm sát
    • Văn phòng Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Cơ quan nội bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Văn phòng Tổng hợp (Văn phòng Thông tin)
  • Vụ Kiểm sát tội phạm phổ thông (Vụ Kiểm sát 1)
  • Vụ Kiểm sát tội phạm nghiêm trọng (Vụ Kiểm sát 2)
  • Vụ Kiểm sát tội phạm chức vụ (Vụ Kiểm sát 3)
  • Vụ Kiểm sát tội phạm kinh tế (Vụ Kiểm sát 4)
  • Vụ Kiểm sát chấp hành hình sự (Vụ Kiểm sát 5)
  • Vụ Kiểm sát dân sự (Vụ Kiểm sát 6)
  • Vụ Kiểm sát hành chính (Vụ Kiểm sát 7)
  • Vụ Kiểm sát tố tụng công ích (Vụ Kiểm sát 8)
  • Vụ Kiểm sát người chưa thành niên (Vụ Kiểm sát 9)
  • Vụ Kiểm sát tố cáo và khiếu nại (Vụ Kiểm sát 10)
  • Vụ Kiểm sát sở hữu trí tuệ
  • Phòng nghiên cứu chính sách pháp luật
  • Cục Hợp tác quốc tế
  • Ban Chính trị
  • Cục Kế hoạch, Tài chính và Thiết bị
  • Cục Đốc sát kiểm sát
  • Văn phòng Quản lý vụ án
  • Cục Cán bộ hưu trí

Đơn vị sự nghiệp trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trung tâm phục vụ cơ quan
  • Kiểm sát nhật báo xã (cơ quan ngôn luận)
  • Nhà xuất bản Kiểm sát Trung Quốc
  • Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật thông tin kiểm sát
  • Trung tâm nghiên cứu lý luận kiểm sát
  • Học viện Kiểm sát viên nhà nước

Thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Phòng họp Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Viện trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao.[16] Nhiệm kỳ của viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc.[16] Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không được giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ.[5]

Căn cứ Luật Kiểm sát viên, viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu, miễn nhiệm.[27][17] Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đương nhiệm là Trương Quân,[28] được bầu giữ chức vụ vào tháng 3 năm 2018 tại kỳ họp thứ nhất của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa XIII.[28]

Phó viện trưởng, kiểm sát viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các phó viện trưởng, các ủy viên Ủy ban kiểm sát và các kiểm sát viên.[5][29] Tất cả các thành viên khác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều do Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu[29] theo đề nghị của viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.[5] Các thành viên cũng có thể bị Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc miễn nhiệm theo đề nghị của viện trưởng.[29] Các phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đương nhiệm là Đồng Kiến Minh, Cát Hiểu Yến, Lưu Chiếu, Miêu Sinh Minh, Trương Tuyết Tiều, Cung Minh và Đằng Kế Quốc.[30]

Danh sách viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

[sửa | sửa mã nguồn]

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Chính phủ nhân dân trung ương

[sửa | sửa mã nguồn]

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trương Đỉnh Thừa (张鼎丞), 25 tháng 9 năm 1954 – 21 tháng 1 năm 1976[32]
  • Hoàng Hỏa Thanh (黄火青), 21 tháng 3 năm 1978 – 23 tháng 3 năm 1983[7]
  • Dương Dịch Thần (杨易辰), 23 tháng 3 năm 1983 – 31 tháng 3 năm 1988[33]
  • Lưu Phục Chi (刘复之), 2 tháng 4 năm 1988 – 14 tháng 3 năm 1993[33]
  • Trương Tư Khanh (张思卿), 14 tháng 3 năm 1993 – 15 tháng 3 năm 1998[34]
  • Hàn Trữ Tân (韩杼滨), 15 tháng 3 năm 1998 – 19 tháng 9 năm 2004[35]
  • Giả Xuân Vượng (贾春旺), 19 tháng 9 năm 2004 – 16 tháng 3 năm 2008[36]
  • Tào Kiến Minh (曹建明), 16 tháng 3 năm 2008 – 17 tháng 3 năm 2018[37]
  • Trương Quân (张军), 17 tháng 3 năm 2018 – 11 tháng 3 năm 2023[28]
  • Ứng Dũng (应勇), kể từ ngày 11 tháng 3 năm 2023

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thompson-Brusstar, Michael (28 tháng 7 năm 2022). “Supreme Supervisors? Building the People's Procuracy, 1949–1961”. China Law and Society Review (bằng tiếng Anh). 6 (1): 1–35. doi:10.1163/25427466-07010001. ISSN 2542-7458.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i Ginsburgs, George; Stahnke, Arthur (tháng 12 năm 1964). “The Genesis of the People's Procuratorate in Communist China 1949–1951”. The China Quarterly (bằng tiếng Anh). 20: 1–37. doi:10.1017/S0305741000048323. ISSN 0305-7410.
  2. ^ a b c Ginsburgs, George; Stahnke, Arthur (tháng 6 năm 1968). “The People's Procuratorate in Communist China: The Institution Ascendant, 1954–1957”. The China Quarterly (bằng tiếng Anh). 34: 82–132. doi:10.1017/S0305741000014442. ISSN 0305-7410.
  3. ^ a b Kim, Chin (1 tháng 1 năm 1977). “The 1975 Constitution of the People's Republic of China”. Hastings International and Comparative Law Review. 1 (2): 1. ISSN 0149-9246. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2021.
  4. ^ a b Kim, Chin; Kearley, Timothy (1 tháng 1 năm 1979). “The 1978 Constitution of the People's Republic of China”. Hastings International and Comparative Law Review. 2 (2): 251. ISSN 0149-9246. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2021.
  5. ^ a b c d e f g Wang, Chang; Madson, Nathan H (2013). Inside China's legal system. Oxford, Cambridge, England; New Delhi, India: Elsevier Science & Technology. ISBN 978-0-85709-461-2. OCLC 878805962.
  6. ^ Wedeman, Andrew (2013). “Corruption”. Trong Ogden, Chris (biên tập). Handbook of China's governance and domestic politics. London and New York: Routledge. tr. 182.
  7. ^ a b c “Trial of Lin-Jiang Cliques Begins” (PDF). Beijing Review. 48: 3. 1 tháng 12 năm 1980. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2021.
  8. ^ a b c d e f g h Keyuan, Zou (2002). “Judicial Reform in China: Recent Developments and Future Prospects”. The International Lawyer. 36 (3): 1039–1062. ISSN 0020-7810. JSTOR 40707698.
  9. ^ a b c d e f “China's top procuratorate restructures”. Xinhua. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  10. ^ a b c d e Mok, Susan (9 tháng 4 năm 2021). “The Role of the Procuratorate in Intellectual Property Cases”. China Law & Practice. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2021.
  11. ^ a b c d Chen, Lyric (5 tháng 10 năm 2017). “Who Enforces China's Anti-corruption Laws? Recent Reforms of China's Criminal Prosecution Agencies and the Chinese Communist Party's Quest for Control”. Loyola of Los Angeles International and Comparative Law Review. 40 (2): 139. ISSN 0277-5417. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2021.
  12. ^ a b c d e f g Li, Li; Wang, Peng (27 tháng 5 năm 2019). “From Institutional Interaction to Institutional Integration: The National Supervisory Commission and China's New Anti-corruption Model”. The China Quarterly (bằng tiếng Anh). 240: 967–989. doi:10.1017/S0305741019000596. ISSN 0305-7410.
  13. ^ a b c d e f Smith, Tobias (11 tháng 4 năm 2019). “Power Surge: China's New National Supervisory Commission”. Trong Golley, Jane; Jaivin, Linda; Farrelly, Paul J.; Strange, Sharon (biên tập). China Story Yearbook: Power (ấn bản thứ 1). ANU Press. doi:10.22459/csy.2019. ISBN 978-1-76046-280-2. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2021.
  14. ^ a b Woo, Margaret (2013). “Justice”. Trong Ogden, Chris (biên tập). Handbook of China's governance and domestic politics. London and New York: Routledge. tr. 56.
  15. ^ “56”. Act Error: the date or year parameters are either empty or in an invalid format, please use a valid year for year, and use DMY, MDY, MY, or Y date formats for date. 1 tháng 7 năm 2020. |tên= thiếu |tên= (trợ giúp) Lưu trữ 2020-07-03 tại Wayback Machine
  16. ^ a b c “Constitution of the People's Republic of China”. english.www.gov.cn. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2021.
  17. ^ a b Bo, Zhiyue (2013). “State power and governance structures”. Trong Ogden, Chris (biên tập). Handbook of China's governance and domestic politics. London and New York: Routledge. tr. 18.
  18. ^ Wedeman, Andrew (2004). “The Intensification of Corruption in China”. The China Quarterly. 180 (180): 895–921. doi:10.1017/S0305741004000670. ISSN 0305-7410. JSTOR 20192410.
  19. ^ a b Weidong, Ji (2013). “The Judicial Reform in China: The Status Quo and Future Directions”. Indiana Journal of Global Legal Studies. 20 (1): 185. doi:10.2979/indjglolegstu.20.1.185. ISSN 1080-0727.
  20. ^ “中华人民共和国人民检察院组织法 (2018年)”. China Law Translate (bằng tiếng Anh). 28 tháng 10 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2021.
  21. ^ a b c d Qi, Ding (9 tháng 8 năm 2019). The Power of the Supreme People's Court: Reconceptualizing Judicial Power in Contemporary China (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 1). Routledge. doi:10.4324/9780429199479. ISBN 978-0-429-19947-9.
  22. ^ a b van Rhee, Cornelis Hendrik; Fu, Yulin biên tập (2017). Supreme Courts in Transition in China and the West. Ius Gentium: Comparative Perspectives on Law and Justice. 59. Cham: Springer International Publishing. doi:10.1007/978-3-319-52344-6. ISBN 978-3-319-52343-9. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2021.
  23. ^ a b "Special Measures" (bằng tiếng Anh). Human Rights Watch. 6 tháng 12 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2021. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  24. ^ a b “最高检组建十个业务机构 突出系统性整体性重构性_中华人民共和国最高人民检察院”. www.spp.gov.cn. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2021.
  25. ^ a b c “Supreme People's Procuratorate_china.org.cn”. www.china.org.cn. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2021.
  26. ^ “Audit Commission – What's new”. www.aud.gov.hk. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2021.
  27. ^ “Procurators Law of the People's Republic of China”. www.npc.gov.cn. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2021.
  28. ^ a b c “Zhang Jun elected procurator-general of China's Supreme People's Procuratorate”. Xinhua. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2021.
  29. ^ a b c “Public Procurators Law of the People's Republic of China”. www.npc.gov.cn. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2021.
  30. ^ “机构设置_中华人民共和国最高人民检察院”. www.spp.gov.cn. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2025.
  31. ^ “Wilson Center Digital Archive”. digitalarchive.wilsoncenter.org. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2021.
  32. ^ “Wilson Center Digital Archive”. digitalarchive.wilsoncenter.org. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2021.
  33. ^ a b Manion, Melanie (30 tháng 6 năm 2009). Corruption by Design (bằng tiếng Anh). Harvard University Press. ISBN 978-0-674-04051-9. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2021.
  34. ^ “China Vitae : Biography of Zhang Siqing”. www.chinavitae.com. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2021.
  35. ^ “China Vitae : Biography of Han Zhubin”. www.chinavitae.com. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2021.
  36. ^ “China Vitae : Biography of Jia Chunwang”. www.chinavitae.com. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2021.
  37. ^ “China Vitae : Biography of Cao Jianming”. www.chinavitae.com. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Xếp hạng trang bị trong Tensura
Xếp hạng trang bị trong Tensura
Cùng tìm hiểu về bảng xếp hạng trang bị trong thế giới slime
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
BPD là một loại rối loạn nhân cách về cảm xúc và hành vi mà ở đó, chủ thể có sự cực đoan về cảm xúc, thường xuyên sợ hãi với những nỗi sợ của sự cô đơn, phản bội
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng
Bản vị vàng hay Gold Standard là một hệ thống tiền tệ trong đó giá trị của đơn vị tiền tệ tại các quốc gia khác nhau được đảm bảo bằng vàng (hay nói cách khác là được gắn trực tiếp với vàng.
Nhân vật Erga Kenesis Di Raskreia trong Noblesse
Nhân vật Erga Kenesis Di Raskreia trong Noblesse
Erga Kenesis Di Raskreia (Kor. 에르가 케네시스 디 라스크레아) là Lãnh chúa hiện tại của Quý tộc. Cô ấy được biết đến nhiều hơn với danh hiệu Lord hơn là tên của cô ấy.